Bắc Ninh: Hai cử nhân giả mạo nhà báo đi lừa đảo
Với thủ đoạn 1 đối tượng vào gạ gẫm, 1 đối tượng bên ngoài giả mạo lãnh đạo gọi điện thúc ép doanh nghiệp, 2 nhà báo “rởm” Phạm Quang Huy (SN 1984) và Đỗ Hoài Nam (SN 1981) suýt ẵm trót lọt hơn 300 triệu đồng.
Ngày 13/8, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên toà phúc thẩm xét xử 2 bị cáo Phạm Quang Huy (SN 1984) và Đỗ Hoài Nam (SN 1981) mạo danh nhà báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. HĐXX quyết định giữ nguyên mức án 7 năm tù với bị cáo Phạm Quang Huy và sửa một phần bản án sơ thẩm phạt 4 năm tù với bị cáo Đỗ Hoài Nam.
Theo thông tin từ cơ quan công an, Phạm Quang Huy (SN 1984), trú tại số 19 – Phan Chu Trinh – Yết Kiêu – Hà Đông – Hà Nội, tốt nghiệp Học viện báo chí tuyên truyền, là nhân viên Công ty cổ phần văn hoá thông tin Phú An và làm cộng tác viên cho công ty cổ phần INCO Việt Nam cùng toà nhà Licogi ở đường Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.
Quá trình làm việc, Huy sưu tầm và biết tên nhiều lãnh đạo của tỉnh Bắc Ninh, đồng thời biết ông Nguyễn Thành H (SN 1953) ở Thôn Thượng – Phù Khê -Từ Sơn là người hào phóng hay tài trợ, ủng hộ các chương trình quảng bá làm từ thiện. Từ đó Huy nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của ông H.
Để thực hiện ý đồ của mình, ngày 24/10/2011, Huy gặp Đỗ Hoài Nam (SN 1981) tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, trú tại tổ 15 Phường Trung Thành -TP Thái Nguyên và rủ Nam đi lừa cùng sẽ cho 2 triệu đồng. Nam đồng ý.
Video đang HOT
Bị cáo Đỗ Hoài Nam tại phiên tòa.
Chiều 25/10/2011 Huy và Nam bắt taxi về Phù Khê – Từ Sơn (Bắc Ninh). Huy dặn Nam vào gặp ông H. chào, giới thiệu là cộng tác viên của Báo Pháp luật, giới thiệu là ở chỗ lãnh đạo công an tỉnh cử xuống xin tài trợ cho chương trình xoá nhà tạm, ủng hộ người nghèo của tỉnh nhà và khen ông H. hay làm từ thiện, có công lao làm đường xá, xây đình chùa.
Khi đến nhà ông H., Huy và tài xế taxi quay ra cách xưởng gỗ ông H. 50m đợi ,còn Nam một mình đi vào nhà ông H. Nam vào gặp ông H, nói như lời Huy dặn và đề nghị ông H tài trợ 330 triệu đồng. Ngay lúc đó Huy ở bên ngoài gọi điện giả danh lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh nói với ông H tạo điều kiện. Nghe xong, ông Hưng đồng ý tài trợ 330 triệu đồng.
Nhưng thấy Nam nhận tiền mà không có giấy tờ gì ghi nhận nên ông H. yêu cầu Nam viết giấy nhận tiền. Khi Nam nhận tiền và chào ông H. ra về ông H nghi ngờ nên đã tri hô. Sau đó ông H. cùng mọi người giữ Nam và Huy lại. Ngay sau đó ông H. Điện báo cho Công an TX Từ Sơn.
Tại cơ quan công an TX Từ Sơn, qua kiểm tra người Huy và Nam, công an thu giữ 1giấy chứng nhận số 75/GT-NCPL của tạp chí NCLP mang tên Phạm Quang Huy có con dấu và chữ ký của Tổng biên tập xác nhận Huy là phóng viên, 1giấy chứng nhận của báo PLVN số 044/PLVN mang tên Phạm Quang Huy có con dấu và chữ ký của quyền tổng biên tập xác nhận Huy là cán bộ của báo PLVN cùng nhiều điện thoại và các giấy tờ khác liên quan.
Qua điều tra xác minh, Huy không phải là phóng viên hay cán bộ cũng như cộng tác viên của hai tờ báo nói trên.Tại bản kết luận giám định số 31/GĐ ngày 01/11/2011 của Phòng PC54 Công an tỉnh Bắc Ninh kết luận dấu và chữ ký của hai tổng biên tập được sao chép bằng phương pháp chụp ảnh và được chép, in lại bằng phương pháp in phun mầu. Huy khai 2 giấy chứng nhận trên được Huy nhờ Bùi Văn Tuấn ở Thạch Thất làm hộ với giá 20 triệu đồng.
Tại phiên toà xét xử sơ thẩm, TAND Thị Xã Từ Sơn tuyên phạt hai bị cáo Huy và Nam cùng 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên bị cáo Nam kháng cáo. Ngày 13/8, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên toà phúc thẩm, chấp nhận kháng cáo của bị cáo Đỗ Hoài Nam, tuyên phạt vị cáo Nam 4 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Dân Trí
Lộ tẩy trò giả danh nhà báo
Từng làm việc cho một công ty truyền thông, Phạm Quang Huy (SN 1984), quê quán Đông Quý, Tiền Hải, Thái Bình, biết được số điện thoại của một số đồng chí lãnh đạo địa phương. Y nghĩ ra trò mạo danh nhà báo, cùng với Đỗ Hoài Nam (SN 1981), nhà ở phường Trung Thành, TP Thái Nguyên, thực hiện màn lừa đảo khá tinh vi.
"Con mồi" mà Huy và Nam nhắm đến là ông Nguyễn Thành Cường (tên người liên quan đã thay đổi), trú ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông Cường có kinh tế tương đối khá giả. Tại nơi cư trú, ông Cường luôn chủ động giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Nắm được đặc điểm này của ông Cường, Phạm Quang Huy đã gọi điện đến, tự xưng danh là phóng viên Báo Pháp luật và đề nghị ông Cường ủng hộ cho người nghèo xóa nhà tạm, theo chủ trương của tỉnh Bắc Ninh. Qua điện thoại, Huy đặt vấn đề và được ông Cường đồng ý ủng hộ 220 triệu đồng.
Ít ngày sau đó, Huy đi cùng Nam đến nhà ông Hưng để lấy tiền. Rất tinh vi, trước khi đến nhà ông Cường, Huy bảo Nam đặt lại số điện thoại di dộng bằng tên một đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Khi đến nơi, Huy ngồi ngoài đợi, còn Nam vào, giới thiệu là phóng viên Báo Pháp luật đến nhận tiền ủng hộ như đã trao đổi trước. Sở dĩ Huy không vào bởi trước đó, y đã từng đến nhà ông Cường vận động tham gia một quỹ từ thiện.
Trong lúc trò chuyện, Huy gọi điện vào máy Nam. Vì đã đặt tên giả từ trước nên máy của Nam hiện lên tên của... vị lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Làm như vô tình, Nam giơ cho ông Cường xem cuộc điện thoại gọi đến, sau đó đưa điện thoại ông Cường nghe. Đầu dây bên kia, Huy mạo nhận là lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, vận động ông Cường tham gia chương trình xóa nhà tạm của tỉnh. "Bẫy" lừa quá tinh vi nên ông Cường không chút nghi ngờ, đưa số tiền 220 triệu đồng đã chuẩn bị sẵn cho Nam. Tuy nhiên, tay "phóng viên" này lại đưa ra bản hợp đồng đã ghi sẵn, thể hiện số tiền ông Cường sẽ ủng hộ là 330 triệu đồng. Trước tình huống này, ông Cường đề nghị Nam nán lại để... đi vay mượn của anh em, bạn bè, sau đó bí mật xác minh thông tin về nhà báo Nam.
Đến lúc này, màn kịch lừa lộ tẩy. Nam, rồi ngay sau đó là Huy bị Công an thị xã Từ Sơn tạm giữ để điều tra, xác minh. Đáng chú ý, quá trình làm việc tại cơ quan chức năng, Huy đưa ra 2 thẻ chứng nhận là phóng viên Tạp chí Nghiên cứu pháp luật - Văn phòng Quốc hội, và cộng tác viên Báo Pháp luật. Công an thị xã Từ Sơn đã làm việc với các cơ quan liên quan, từ đó xác định được những giấy tờ trên là giả mạo. Qua đấu tranh khai thác, Công an thị xã Từ Sơn làm rõ Phạm Quang Huy là đối tượng đóng vai trò chủ mưu. Từng làm tại một công ty truyền thông nên Huy biết khá nhiều thông tin và số điện thoại của lãnh đạo một số địa phương. Chính vì vậy, Huy đã nghĩ ra "chiêu" mạo danh để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Ngày 4-11, Công an thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Đỗ Hoài Nam và Phạm Quang Huy về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo ANTD
Midu bức xúc vì bị mạo danh trên facebook Sáng nay (8/8), trên facebook của Midu xuất hiện một loạt cảnh báo từ Midu đến mọi người về một facebook giả mạo chị ấy. Kẻ giả mạo rất chăm chỉ cập nhật hình ảnh, status, bài viết từ facebook thật của Midu để đăng trên facebook giả. Status "kêu cứu" trên facebook thật của Midu. Điều đáng nói là trang facebook giả...