Cảnh sát Pakistan bắt giữ nhân viên FBI giả mạo
Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ Hayat Khan, 48 tuổi, một kẻ lừa đảo giả danh làm nhân viên Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), lừa của những người dân ở Islamabad số tiền 21.000USD.
(Nguồn: latestnews.pk)
“Kẻ giả mạo FBI đã lừa được hàng triệu rupee. Hắn đã bị bắt,” sĩ quan cảnh sát Suhail Akram nói với AFP.
Khan, tên giả là Riaz Khan, tự nhận làm việc cho FBI và lừa gạt các nạn nhân với đề nghị bán đồng USD với giá thấp hơn trên thị trường. Hiện vẫn chưa rõ tại sao Khan lại giả làm nhân viên FBI.
Video đang HOT
Pakistan hiện đang lan tràn tâm lý chống Mỹ, nhất là sau cuộc tập kích của lực lượng biệt kích Mỹ vào lãnh thổ nước này tiêu diệt Osama bin Laden vào năm ngoái. Các cuộc không kích của Mỹ cũng đã khiến 24 binh sĩ Pakistan thiệt mạng vào tháng 11.
“Chúng tôi đã thu hồi 2 triệu rupee (21.000 USD) từ Khan và hiện đang tiến hành điều tra,” ông Akram nói.
Đổi tiền là một ngành kinh doanh hấp dẫn ở Pakistan sau khi đồng rupee mất giá 4,1% so với đồng USD trong năm nay.
Yaseen Anwar, Thống đốc ngân hàng trung ương Pakistan, tuần trước nói thâm hụt ngân sách và nguồn tài chính từ bên ngoài giảm sẽ tiếp tục là một khó khăn với kinh tế nước này./.
Theo TTXVN
American's Got Talent bị phản đối ầm ĩ vì giả mạo thí sinh
Câu chuyện cảm động về một thương binh tham dự America"s Got Talent đã bị tố cáo là hoàn toàn bịa đặt.
Khi chương trình năm nay được lên sóng, cả nước Mỹ đã đổ dồn sự chú ý vào cựu quân nhân Timothy Michael Poe, đặc biệt là câu chuyện cảm động về việc anh trúng phải lựu đạn tại Afghanistan. Thế nhưng vừa qua, khán giả đã khám phá ra rằng toàn bộ phần hình ảnh được sử dụng ở đoạn video giới thiệu về Poe và khoảng thời gian anh ở Afghanistan là giả mạo. Nhân vật thật có tên là Norman Bone, hiện đang giữ cấp hàm trung sĩ, anh này cũng chẳng hề biết gì về America's Got Talent cho đến khi Poebất ngờ gây ầm ĩ khắp cả nước.
Lý giải cho điều này Poe trình bày "Vì nhà sản xuất cứ hối thúc tôi phải gửi hình ảnh thật nhanh chóng, thế nên tôi đã quá vội vàng và gửi nhầm file từ chiếc ổ cứng cũ kỹ của mình". Hầu hết dư luận đều cho rằng đây là một lý do không thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, Poe cũng gửi lời xin lỗi đến Trung Sĩ Bonevà thừa nhận rằng người đàn ông được miêu tả trong đoạn video chính là anh này.
Phía công ty FremantleMedia, đơn vị nắm giữ bản quyền AGT thì phân trần rằng: "Chúng tôi rất tiếc vì đã không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin toàn bộ từ các thí sinh, nó thực sự là một việc rất lớn. Xin mọi người hiểu cho, đây chỉ là một sự cố, chúng tôi chân thành gửi lời xin lỗi đến Trung Sĩ Bone, người anh hùng thực sự của nước Mỹ".
Khi được phỏng vấn, Trung Sĩ Norman Bone nói: "Thực sự tôi chẳng biết gì về chương trình này, nhưng bỗng nhiên một buổi sáng, vợ tôi thốt lên: "Lạy chúa, anh làm gì trên TV vậy, còn gã Poe này là ai", và sau đó các đồng đội cũng đua nhau gọi điện đến hỏi han, thì tôi mới biết câu chuyện của mình đã được người khác dựng lên vì mục đích trục lợi trên truyền hình. Thật sự tôi thấy bị xúc phạm".
Tuy vậy anh chàng Timothy Michael Poe vẫn khăng khăng câu chuyện của mình là hoàn toàn có thật và nó chỉ vô tình trùng hợp với Norman Bone. Anh còn quả quyết rằng hiện đang tìm lại tất cả tài liệu liên quan và sẽ sớm chứng tỏ mình trong sạch trước truyền thông. Đáp lại những điều này, Trung Tá Kevin Olson thuộc lực lượng Quân Đội Quốc Gia lên tiếng: "Hình ảnh và thông tin về Norman Bone được chúng tôi đăng tải công khai tại Lãnh sự quán Mỹ, và xem anh như một trong những quân nhân tiêu biểu, vì thế bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận nguồn thông tin này. Về trường hợp của Timothy Michael Poe tôi đã kiểm tra và không thấy có một hồ sơ nào chứng thực rằng người này từng phục vụ tại Afghanistan chứ đừng nói gì đến chuyện dính phải lựu đạn. Tôi hi vọng Poe sẽ cẩn trọng hơn trong các phát ngôn sắp tới".
Sự cố trên đã khiến chương trình AGT mất điểm trầm trọng trong mắt khán giả, và càng khiến người ta tin rằng các chương trình truyền hình thực tế đang ngày càng "không còn thực tế" nữa.
Trung Kiên
Theo VNN
Cảnh báo: 1/3 thuốc sốt rét là giả Các dữ liệu đưa ra cho thấy, 1/3 loại thuốc sốt rét được sử dụng trên khắp thế giới để ngăn chặn sự lây lan của bệnh là giả mạo. Một số loài muỗi ở Thái Lan và Việt Nam đã lây lan thành một chủng sốt rét kháng thuốc Các nhà nghiên cứu đã xem xét 1.500 mẫu của 7 loại thuốc...