Bắc Ninh đang hiện thực mục tiêu thành thành phố trực thuộc Trung ương
Theo lộ trình phấn đấu, năm 2022 Bắc Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam sau Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
TP Bắc Ninh đã đạt gần hết các chuẩn đô thị loại I…
Ngày 4/4/2019, Đoàn công tác Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đã đi khảo sát thực tế tình hình phát triển đô thị thành phố Bắc Ninh.
Tại buổi làm việc này, đoàn công tác cho biết việc thành lập 3 phường Hòa Long, Nam Sơn, Kim Chân của TP Bắc Ninh là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm đẩy tốc độ đô thị hóa của toàn tỉnh đạt trên 40% trong năm 2019; góp phần đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Theo thông báo mới nhất của UBND tỉnh Bắc Ninh, tính đến tháng 6/2019, cả 3 xã Nam Sơn, Kim Chân, Hòa Long đều đạt được 12 tiêu chuẩn đối với phường thuộc thành phố đô thị loại I. Trước đó, TP Bắc Ninh cũng đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh tại Quyết định số 2088 ngày 25/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tại thời điểm đó, Bắc Ninh có 16 phường, 3 xã, thì nay con số đã là 19/19 phường.
Về thu nhập, năm 2018, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt hơn 2.600 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 156,4 triệu đồng/người/năm. Về dân số, tính đến tháng 12/2018, dân số quy đổi toàn đô thị thành phố của TP Bắc Ninh là hơn 520.000 người; mật độ dân số đạt 6.302 người/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 90,93%.
Còn nếu đánh giá 5 tiêu chí đô thị loại I về hiện trạng phát triển đô thị TP Bắc Ninh sau khi mở rộng khu vực nội thành theo Nghị quyết 1210 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, TP Bắc Ninh đã đạt 90,88/100 điểm.
Video đang HOT
Ngã sáu TP Bắc Ninh…
Nhưng vẫn còn nhiều khó khăn…
Theo quy định về tiêu chuẩn TP trực thuộc Trung ương tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, để tỉnh Bắc Ninh trở thành TP trực thuộc Trung ương, toàn tỉnh Bắc Ninh phải được phân loại đạt tiêu chí đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I.
Trong khi đó, toàn tỉnh Bắc Ninh đang có tổng số 8 đô thị gồm: 1 đô thị loại I (TP Bắc Ninh), 1 đô thị loại III ( thị xã Từ Sơn được nâng cấp từ tháng 10/2018), 6 đô thị loại V. Theo phương án đề xuất tại đề án, dự kiến TP Bắc Ninh trực thuộc Trung ương sẽ có 5 quận, 3 huyện. Khu vực nội thị gồm 5 quận dự kiến gồm: TP Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, huyện Yên Phong và huyện Quế Võ.
Hiện TP Bắc Ninh hiện đã được công nhận đô thị loại I; Thị xã Từ Sơn đã trở thành đô thị loại III; trong khi các huyện: Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ mới đang có 1 thị trấn huyện lỵ là đô thị loại V (sẽ nâng lên loại IV trong tương lai).
Tuy nhiên, các khu vực dự kiến trở thành nội thị còn lại ngoài TP Bắc Ninh, tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu.
Mục tiêu là vậy, xong cơ sở hạ tầng đô thị của các đô thị trong tỉnh Bắc Ninh còn yếu, ví dụ mật độ đường giao thông thấp (mới đạt 8,3km/km2 tại TP Bắc Ninh, trong khi tiêu chuẩn quy định đối với đô thị loại I là> 10km/km2). Đối với các khu vực dự kiến trở thành nội thị còn lại, tiêu chuẩn này còn thấp hơn rất nhiều…
Tuy nhiên, tại buổi làm việc của Chính phủ với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh hồi tháng 1/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã xem xét, phê duyệt đề án xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022. Và trong 5 tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, Bắc Ninh đã đạt 2 tiêu chuẩn đó là: Diện tích tự nhiên và cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
Cụ thể, kết thúc năm 2018, Bắc Ninh có tới 16 chỉ tiêu kinh tế – xã hội nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Trong đó nổi bật là giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1 triệu 136 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,2% cả nước. Giá trị xuất khẩu đứng thứ 2 (đạt 34,85 tỷ USD), chiếm 14,7% cả nước. Quy mô kinh tế đứng thứ 7 và chiếm 3,4% cả nước. Thu ngân sách đạt 28.104 tỷ đồng, đứng thứ 9 cả nước.
3 tiêu chuẩn Bắc Ninh hiện tại chưa đạt nhưng dự kiến đến năm 2022 tỉnh sẽ đạt được gồm: Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 11 đơn vị trở lên và tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện đạt 60% trở lên đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt…
Như vậy, dường như trong 4 năm (2019-2022) 3 tiêu chí còn lại đang được Bắc Ninh tăng tốc cho mục tiêu của mình.
Nam Phương
Theo Infonet
FECON dự kiến lợi nhuận quý 2 tăng gần 30%
Dự kiến lợi nhuận quý 2 của FECON sẽ tăng gần 30% với doanh thu 715,5 tỷ đồng.Lãnh đạo Công ty cổ phần FECON (FCN) cho biết, dự kiến lợi nhuận quý 2 của FECON sẽ tăng gần 30% với doanh thu 715,5 tỷ đồng.
Đại diện FECON và các bên cùng ký vào văn bản Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược trong lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Ảnh FECON
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần FECON, hoạt động sản xuất của công ty 3 năm gần đây có xu hướng dịch chuyển từ năng lực lõi thi công cọc - nền sang hạ tầng, xây dựng đô thị - công nghiệp.
Mảng hoạt động truyền thống của FECON là thi công cọc và xử lý nền móng hiện đang đóng góp chủ yếu trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của FECON (chiếm trên 70% doanh thu). Còn lại là lĩnh vực công trình ngầm, hạ tầng và xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Năm 2019, FECON đặt mục tiêu 4.000 tỷ đồng doanh thu và 356 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của quý I/2019 chưa đạt kỳ vọng với 490,64 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 15,3% so với quý I/2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 28,05 tỷ đồng, tăng trưởng 17,4% so với quý I/2018.
Theo lý giải của Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thanh, do đặc thù của ngành xây dựng nên quý I thường rơi vào ngày nghỉ Tết dài ngày.
Trong quý II/2019, FECON ước ghi nhận 715,5 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 29,9% so với quý II/2018. Doanh thu lũy kế hai quý hoàn thành 28,7% kế hoạch năm 2019 là 4.200 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý II ước đạt 121 tỷ đồng, tăng trưởng 176,2% so với quý II/2018 là 43,8 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế 2 quý dự kiến đạt 42,2% kế hoạch năm là 356 tỷ đồng.
"Khoản lợi nhuận tăng trưởng đột biến này là do công ty chuyển nhượng 60% của dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 cho đối tác, thu được khoảng 45 tỷ. Dự án có quy mô hơn 200 ha, giai đoạn 1 FECON cùng với đối tác phát triển 60ha đang trong giai đoạn phát điện thử nghiệm và dự kiến bắt đầu thu tiền từ khoảng 12-15/6 tới", ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ.
Sau khi bán 60% dự án, FECON vẫn còn đang nắm giữ 40% dự án này. Đối với giai đoạn 2 quy mô 156 ha, FECON dự tính sẽ đầu tư điện mặt trời hoặc điện gió.
Các dự án mà FECON đang thi công như đường nối từ Từ Sơn đến Tp. Bắc Ninh, dự án Metro số 3 (Hà Nội), dự án Long Sơn, dự án căn hộ Senturia An Phú, dự án thi công cọc Lotte Mall...
Ngoài ra, cũng theo chia sẻ của Tổng Giám đốc FECON thì còn nhiều dự án lớn khác từ nay đến 2021 dự kiến có thể ký kết được với tổng giá trị hợp đồng vào khoảng trên 16.000 tỷ đồng. Năm 2019 vào khoảng trên 4.600 tỷ, phần còn lại rơi vào 2 năm tiếp theo.
Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FECON chia sẻ, định hướng trong những năm tới công ty sẽ đầu tư vào khoảng từ 5-6 dự án năng lượng. Mục tiêu trong dài hạn là mảng đầu tư có thể chiếm 50% lợi nhuận toàn hệ thống; trong đó riêng mảng năng lượng chiếm khoảng 60% còn lại là lĩnh vực khác./.
Theo bnews.vn
Apec Golden Palace Điểm nhấn nghìn tỷ tại Lạng Sơn Tọa lạc tại số 85 Lê Đại Hành, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn dự án căn hộ cao cấp Apec Golden Palace hứa hẹn sẽ trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản Lạng Sơn trong thời gian tới khi được ra mắt chính thức. Được mệnh danh là "vùng đất của những cửa khẩu" với đường biên giới...