Bắc Ninh: Cho những làng quê xanh
Không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng văn minh hiện đại, tiếp tục đồng hành với Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Bắc Ninh đang hướng đến một miền quê tươi đẹp, đáng sống, thân thiện với môi trường.
Với nhiều mô hình và cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực đã kiến tạo nên những làng quê xanh đan cài, kết nối trong hình hài của đô thị loại I- thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Những vùng nông thôn xanh hiện hữu
Áp lực về tiêu chí môi trường
Kinh tế phát triển tạo sức ép lớn lên môi trường, để đạt được mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao thì môi trường là một trong những tiêu chí khó đạt, gây áp lực đối với nhiều vùng nông thôn. Ông Nguyễn Đình Phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Kết quả đánh giá chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên cho thấy, môi trường nước mặt tại các ao, hồ, sông ở khu vực nông thôn cơ bản bị ô nhiễm một số chỉ tiêu đặc trưng như: DO, BOD5, COD, TSS, Fe, nitrite, photphat, amoni… môi trường nước dưới đất cũng bị ô nhiễm Fe, mangan, độ cứng, clorrua. Riêng môi trường đất, không khí vẫn được kiểm soát.
Chất thải chăn nuôi, chất thải đồng ruộng, chất thải từ các khu vực làng nghề truyền thống đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn. Tổng khối lượng chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 2.175 tấn/ngày, tỷ lệ được xử lý còn rất hạn chế, khoảng 1000 tấn/ngày. Nguồn thải từ bao bì, chai lọ hóa chất BVTV thuộc danh mục độc hại cần thu gom, xử lý khoảng 17.000 kg mỗi năm, song nhiều nơi người dân thiếu ý thức, thường vứt bừa bãi trên khắp các cánh đồng, nguy hại đến sức khỏe người dân và ảnh hưởng không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp… Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, hướng tới đô thị hóa nông thôn, các địa phương đã triển khai nhiều hành động thiết thực. Tỉnh chỉ đạo ngành chức năng, các đơn vị liên quan, tổ chức đoàn thể đồng loạt vào cuộc, đưa ra các giải pháp, chiến lược hành động cụ thể trong xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn.
Video đang HOT
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, hoạt động của MTTQ và đoàn thể đối với công tác bảo vệ môi trường. Tuyên truyền liên tục, kiên trì, chính xác, bảo đảm đúng định hướng của tỉnh đến cộng đồng dân cư để trở thành quyết tâm chính trị, tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận trong hành động và tự nguyện, tự giác thực hiện bảo vệ môi trường trong toàn xã hội. Kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, dư luận xã hội của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tại các địa phương có dự án về môi trường, nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, tránh để xảy ra điểm nóng, những địa bàn tiềm ẩn phức tạp về môi trường.
Từ mô hình phân loại rác tại hộ dân
Mô hình phân loại rác thải tại mỗi hộ dân đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân và tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội bởi tác dụng thiết thực của nó trong làm sạch môi trường nông thôn. Với sự vào cuộc của ngành chức năng, vai trò nòng cốt là Hội phụ nữ các cấp, công tác xã hội hóa của cộng đồng doanh nghiệp… trong việc vận động, tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn người dân thực hiện, nên dần hình thành nền nếp, thói quen tốt cho mỗi hộ dân. Toàn tỉnh lựa chọn thôn Hoài Thượng, thôn Chè (Liên Bão, Tiên Du); thôn Kim Thao, thôn Ngọc Quan (Lâm Thao, Lương Tài) thực hiện thí điểm.
Công ty TNHH Đại diện Thiện Tâm được lựa chọn là đơn vị mua thiết bị, vật tư, chế phẩm và tổ chức tập huấn kỹ thuật, phục vụ cho việc phân loại rác tại hộ gia đình. Mỗi hộ được trang bị miễn phí 3 thùng đựng rác (hữu cơ; vô cơ; rác tái chế) và 1 ang to, hoặc đào hố ủ phân đúng quy chuẩn. Lượng chất thải phát sinh hàng ngày được người dân lựa chọn, cho vào những thùng nhỏ, cuối ngày, rác hữu cơ sẽ đổ vào ang lớn hoặc hố ủ phân, rác vô cơ được tổ thu gom vận chuyển về nơi tập kết, còn lượng rác tái chế có thể tích trữ để bán. Qua phân loại cho thấy, lượng rác hữu cơ chiếm tới 60% tổng số rác thải phát sinh, do vậy việc phân loại đã giúp giảm đáng kể lượng rác phải thu gom, xử lý, tiết kiệm chi phí vận chuyển và là nguồn phân bón hữu ích cho cây trồng.
Theo ông Lê Đức Thọ, Phó Chi cục Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường): Phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình là việc làm cần thiết trong lộ trình hành động vì môi trường sạch của tỉnh. Mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng ở các gia đình nông thôn và tiến tới thực hiện ở 100% số hộ nông thôn trong toàn tỉnh.
Đồng hành cùng chị Nguyễn Thị Thìn, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lâm Thao, kiểm tra việc phân loại rác tại hộ ở thôn Ngọc Quan mới thấy rõ tác dụng của nó. Vừa hướng dẫn hộ bà Nguyễn Thị Thu phun chế phẩm đúng quy cách vào thùng chứa rác hữu cơ chị Thìn vừa chia sẻ: Để việc phân loại rác đi vào nền nếp, chúng tôi phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vừa chỉ tay nắn việc, vừa tuyên truyền tác dụng của việc phân loại, vừa tư vấn các biện pháp thực hiện. Ban đầu do chưa hiểu hết vai trò của phân loại rác thải nên bà con khó tiếp nhận, bởi thấy rườm rà, mất thời gian, nên ngại, chỉ có một số ít thực hiện, còn đại bộ phận vẫn đổ rác tổng hợp theo lối truyền thống. Qua thực tế triển khai thấy rõ được hiệu quả, bây giờ thì mọi nhà đã đồng thuận, chấp hành nghiêm, chúng tôi đang xây dựng phương án đề nghị tiếp tục nhân rộng ở các thôn trong xã. Thực hiện phong trào phụ nữ chung sức xây dựng NTM, dưới sự chỉ đạo của Hội liên hiệp Phụ nữ huyện và cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ xã còn phát động phong trào đường hoa phụ nữ tới từng chi hội, từng hội viên , góp phần nâng cao ý thức cho mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường và làm đẹp đường làng ngõ xóm, chung sức xây dựng NTM phát triển bền vững.
Đến phong trào làm sạch ruộng đồng
Song hành với mô hình phân loại rác tại hộ, một trong những thành công lớn về giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường nông thôn là phong trào làm sạch ruộng đồng. Cánh đồng mẫu lớn hơn 20 ha của HTX An Ninh (Yên Phụ, Yên Phong) không có một vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nào vứt bừa bãi. Từng hàng thùng chứa rác thải đồng ruộng được xếp ngay ngắn, đúng quy chuẩn mới thấy hiệu quả to lớn của phong trào làm sạch ruộng đồng nơi đây. Ông Phạm Đức Định, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong tự hào “Đến thời điểm này có thể khẳng định Đề án làm sạch ruộng đồng, vớt bèo, khơi thông dòng chảy, làm sạch đường làng ngõ xóm” tại Yên Phong đã đạt kết quả khả quan. Tất cả các cánh đồng trong huyện được làm sạch; hệ thống cống, rãnh thường xuyên được vệ sinh, khơi thông. Đây cũng là thành công chung của hầu khắp các cánh đồng trong tỉnh.
Rác thải đồng ruộng được thu gom, xử lý đúng quy định
Xác định rõ, bao bì, chai lọ chứa hóa chất BVTV là nguồn chất thải thuộc danh mục độc hại cần được thu gom, xử lý đúng quy định, nên tỉnh quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu 100% các cánh đồng phải được làm sạch. Ngành Tài nguyên và Môi trường tham mưu với tỉnh bố trí lắp đặt các thùng chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng (tối thiểu 1 thùng chứa/3 ha, theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 5/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT). Đến nay, các cánh đồng trong tỉnh được lắp đặt 14.376 thùng chứa, đã thu gom, xử lý 27,413 tấn vỏ, bao, gói thuốc BVTV sau sử dụng; 86,44 tấn rác thải đồng ruộng. Đồng thời chú trọng đầu tư xây dựng các bể thu gom, khu lưu giữ bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng (mỗi cánh đồng bố trí 1 bể thu gom, mỗi xã bố trí 1 khu lưu giữ) bảo đảm đúng kỹ thuật, sau đó tổ chức thu gom định kỳ để chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý.
Ông Đào Duy Hữu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Chất thải đồng ruộng là một trong những “vấn nạn môi trường” cấp bách ở nông thôn. Để giải quyết tình trạng này, Hội Nông dân tỉnh triển khai phong trào vệ sinh đồng ruộng và duy trì “cánh đồng không vỏ bao thuốc BVTV” đến các huyện, thị xã, thành phố và 121 cơ sở Hội. Tổ chức ký giao ước thi đua trong toàn hội viên nông dân tham gia xây dựng NTM gắn với tiêu chí bảo vệ môi trường. Từ đó, tạo sự lan tỏa sâu rộng phong trào “thu gom rác thải, phế thải làm sạch ruộng đồng, vớt bèo, rác, khơi thông dòng chảy các kênh mương” đến toàn thể hội viên trong tỉnh. Các ngành, địa phương còn tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân về cách sử dụng hóa chất BVTV và phân hóa học an toàn. Áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch, theo phương pháp canh tác “nông nghiệp hữu cơ”. Tuyên truyền, vận động nhân dân không đốt rơm rạ tại cánh đồng, bờ ruộng; nghiên cứu việc tái sử dụng rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ và các sản phẩm nông sản…
Cùng với 2 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn hiện hữu, các địa phương trong tỉnh còn chú trọng quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, từng bước di dời các trang trại chăn nuôi quy mô trung bình trở lên ra khỏi khu dân cư khoảng 300m, hạn chế phát tán ô nhiễm mùi và phát tán dịch bệnh. Yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải áp dụng biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn về môi trường. Đối với chăn nuôi quy mô gia đình phải phun chế phẩm sinh học để khử mùi và xây lắp các hầm biogas xử lý chất thải. Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước có nắp kín tại các thôn, làng; trạm xử lý nước thải tập trung cho các khu dân cư nông thôn. Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng. Tiếp tục xây dựng các công trình cấp nước sạch theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn, bảo đảm mục tiêu 100% dân số của tỉnh phải được sử dụng nước sạch. Duy trì và nâng cao tiêu chí môi trường đối với các địa phương trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, vì sự phát triển hài hòa, bền vững.
Hình mẫu “nông thôn xanh”
Thông qua các mô hình và nhiều cách làm sáng tạo, môi trường nông thôn có sự chuyển biến vượt bậc và là hoạt động có tính lan tỏa tiêu biểu. Cùng với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn, ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan tiếp tục được nâng cao. Các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc cơ bản được giải quyết. Các phong trào thu gom rác thải, phế thải, làm sạch ruộng đồng, vớt bèo, rác, khơi thông dòng chảy các kênh mương; duy trì phong trào làm sạch đường làng, ngõ xóm; xây dựng mô hình “gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa gắn với tiêu chí môi trường”… được thực hiện bài bản, có chiều sâu đã tạo nên những mẫu hình “nông thôn xanh” tiêu biểu, là điểm sáng ấn tượng trong bức tranh môi trường nông thôn của Bắc Ninh.
Thôn Ngọc Quan (xã Lâm Thao, huyện Lương Tài) là một minh chứng cho sự đổi thay của quê hương Bắc Ninh. Ngọc Quan hôm nay đã mang dáng hình của làng Nông thôn kiểu mẫu. Điện, đường, trường, trạm được kiến thiết đồng bộ, những ngôi nhà khang trang, ruộng vườn sản xuất sạch… hiện hữu. Một trong những tiêu chí tưởng chừng như khó khăn nhất trong xây dựng Nông thôn kiểu mẫu ở đây chính là tiêu chí môi trường đã được hóa giải. Giờ đây, mọi nhà phân loại rác thải tại hộ, đổ rác, thu gom rác đúng nơi quy định, các khu dân cư có thùng chứa rác công cộng đạt chuẩn. Ngọc Quan chính là hình mẫu “nông thôn xanh” để các vùng quê khác học tập, làm theo và khẳng định chủ trương đúng đắn của tỉnh trong giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay.
Nhiều hoạt động hỗ trợ người dân vùng thiên tai
Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống phía nam. Rãnh áp thấp ở phía nam có trục ở khoảng 3 đến 7 độ vĩ bắc.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh cho nên hôm nay (8-12), ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động; sóng biển cao từ 1 đến 2,5 m; khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh; sóng biển cao từ 3 đến 5 m.
Người dân xã Quế Tân, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) trồng khoai tây vụ đông. Ảnh: TRUNG NGUYÊN
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, lũ trên sông Sêrêpốk (Đắk Lắk) tiếp tục xuống. Lúc 7 giờ ngày 7-12, mực nước trên sông Sêrêpốk ở mức 172,18 m, dưới báo động 2 là 0,82 m. Nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở vùng núi tỉnh Đắk Lắk. Tình trạng ngập lụt ở vùng trũng thấp, ven sông tại địa phương này tiếp tục giảm.
Sáng 7-12, UBND huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết vừa tiêu hủy hơn 100 con lợn giống nghi ngờ nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Theo thông tin ban đầu, tám hộ dân ở xã Triệu Hải mua hơn 100 con lợn giống vận chuyển từ Đồng Nai về địa phương, số lợn này có dấu hiệu nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Ngay sau đó, cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn lợn nêu trên. Đồng thời lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, triển khai các biện pháp tiêu độc, khử trùng khu vực chung quanh, lập chốt kiểm tra xe chở gia súc ra, vào địa bàn huyện để kịp thời phát hiện các trường hợp khả nghi.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay sâu keo mùa thu phát sinh và gây hại với diện tích nhiễm 505,7 ha. Trong đó, nhiễm nặng là 17 ha; diện tích phòng trừ là 733 ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh hiện đang trồng ngô trong cả nước. Dự báo thời gian tới sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh, gây hại trên cây ngô, các địa phương cần chủ động phòng, trừ.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, mưa, lũ từ ngày 1 đến 6-12 gây thiệt hại nặng nề cho địa phương. Cụ thể, mưa, lũ khiến 107 nhà bị ngập, 60 hộ phải di dời tránh lũ, đến nay các hộ di dời đã trở về nhà. Về nông nghiệp, khoảng 85 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 188 lồng cá, 3 ha ao nuôi cá bị ảnh hưởng. Giá trị thiệt hại ước tính khoảng 61 tỷ đồng.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quế Võ (Bắc Ninh) cho biết, đến nay toàn huyện gieo trồng được hơn 2.000 ha cây vụ đông, đạt 88,7% kế hoạch. Hiện, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung gieo trồng cây màu, mở rộng diện tích cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Đồng thời, đề nghị các xã, hợp tác xã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thủy nông bảo đảm nước tưới dưỡng cho cây, có phương án chống úng khi mưa lớn xảy ra.
Tại xã Phương Độ, TP Hà Giang (tỉnh Hà Giang), năm nay toàn xã trồng 107,4 ha cây vụ đông. Để cây trồng vụ đông đạt kết quả cao, người dân đang tập trung làm đất, cày ải, diệt mầm sâu bệnh, nạo vét kênh mương, công trình thủy lợi, bảo đảm nước phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rau an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch của thị trường...
Đến nay các địa phương ở Thanh Hóa đã gieo trồng được 47.508 ha cây trồng vụ đông. Những ngày này trên các cánh đồng, người dân đang tích cực chăm sóc, phấn đấu đạt năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng đang tích cực sản xuất cây trồng vụ đông trên các diện tích nhà lưới, nhà màng.
Tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), Hội Nông dân huyện đứng ra tín chấp để các hộ nông dân có thể vay phân bón trả chậm, phục vụ sản xuất vụ đông. Tính đến nay đã có khoảng 500 tấn phân bón được giao đến các chi hội. Được biết, ngay từ đầu vụ, Hội Nông dân huyện thông báo bảng giá cụ thể từng loại phân bón đến các xã, thị trấn. Trên cơ sở đó, người dân đăng ký theo nhu cầu sản xuất, hội cơ sở có trách nhiệm giao hàng cho hội viên và thu hồi nợ khi đến hạn theo quy định.
Bắc Ninh phát triển nông nghiệp: Đột phá nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất Là một trong các tỉnh đang có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, nhưng Bắc Ninh vẫn ưu tiên phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao (CNC). Hiện Bắc Ninh đã có 35 vùng sản xuất trồng trọt, mở rộng 9 vùng chăn nuôi lợn, gia cầm, hình thành 23 vùng nuôi cá thâm canh ứng dụng...