Bạc Liêu tạo điều kiện cho thương lái đến thu mua lúa gạo
Người dân trên địa bàn các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long… ( Bạc Liêu) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch và tiêu thụ.
Vì vậy, chính quyền các địa phương cũng đang tích cực đưa ra nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để giúp việc thu hoạch và tiêu thụ của người dân được thuận lợi, vừa đảm bảo được đời sống kinh tế của người dân, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, vụ lúa Hè Thu 2021, xuống giống được gần 59.000 ha, sản lượng ước đạt trên 331.000 tấn.
Qua nắm tình hình thực tế sản xuất cho thấy sản lượng lúa để lại tiêu thụ trong dân và được các đơn vị liên kết bao tiêu sản lượng thu mua (lúa tiêu thụ được) chỉ chiếm khoảng 40%, còn lại 60% sản lượng do các thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua.
Nông dân thu hoạch lúa ở Bạc Liêu.
Để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản và thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, trong thời gian tới, Giám đốc Sở NN&PTNT Lưu Hoàng Ly, cho biết: sẽ phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện nhiều giải pháp, nhằm góp phần duy trì sản xuất và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng; Tạo điều kiện thuận lợi nhất để lưu thông hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhanh chóng phục vụ cho sản xuất. Đồng thời, xây dựng những trạm trung chuyển hàng hóa vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa.
Để hỗ trợ nông dân trong việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ lúa vụ Hè Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tấn Cận chỉ đạo, trước mắt các địa phương cần hỗ trợ lẫn nhau trong việc thu hoạch, vừa đảm bảo an toàn, vừa tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Các địa phương cần thống kê chính xác diện tích và thời gian thu hoạch lúa, kết nối với các mối lái truyền thống trong và ngoài tỉnh để thu hoạch, tiêu thụ lúa thông thương cho nông dân. Đặc biệt hỗ trợ tốt nhất cho nông dân trong khâu thu hoạch và tiêu thụ…
“Sở Giao thông vận tải đề xuất và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân trong việc vận chuyển hàng hóa lưu thông (cả đường bộ và đường thủy); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát, nắm tình hình về nông sản cần tiêu thụ và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Video đang HOT
Qua đó, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương lái đến thu mua lúa, vừa đảm bảo thông thương vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, các địa phương khẩn trương xây dựng những “vùng xanh” để vừa phục vụ thu hoạch, vừa tiêu thụ nông sản cho địa phương được an toàn, hiệu quả” – ông Lê Tấn Cận chỉ đạo.
Nỗ lực giãn cách xã hội của TP.HCM có thể bị bỏ phí
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại khi một số ứng dụng tại TP.HCM chưa vận hành thông suốt, gây tập trung đông người cũng như việc hàng nghìn người muốn rời TP về quê.
Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 16/8. Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (Trưởng ban Chỉ đạo).
Ưu tiên đưa phụ nữ mang thai, có con nhỏ về quê
Các thành viên Ban chỉ đạo và chuyên gia đánh giá tình hình dịch bệnh tại nhiều địa phương vẫn đang diễn biến phức tạp. Ban chỉ đạo yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 tiếp tục căn cứ vào tình hình thực tế để chủ động biện pháp giãn cách trên địa bàn.
Thủ tướng, Ban chỉ đạo giao cho Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát chặt chẽ khu vực 8 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, không để dịch bệnh xâm nhập từ nước ngoài và các địa phương khác.
Đồng thời, tổ chức kiểm soát thật chặt chẽ khu vực các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận không để dịch từ các tỉnh phía nam đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 lây lan ra các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo phải chú ý ưu tiên để đưa, đón phụ nữ mang thai sắp đến kỳ sinh và những phụ nữ đang nuôi con nhỏ về quê. Ảnh: VGP.
Ban chỉ đạo yêu cầu những địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 phải thực hiện thật nghiêm túc, không để người dân tự ý đi ra khỏi địa bàn, nơi cư trú. Trường hợp nếu có một số người dân đã đi sang các tỉnh khác thì Bộ Quốc phòng chỉ đạo thu dung vào khu cách ly tập trung của quân đội.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 phải có sự thống nhất với địa phương khác về việc đưa đón người dân từ khu vực có dịch trở về quê, tổ chức chặt chẽ, an toàn, chu đáo. Đặc biệt, phải chú ý ưu tiên để đưa, đón phụ nữ mang thai sắp đến kỳ sinh và những phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
Thường trực Ban chỉ đạo lưu ý, do một số địa phương phải thực hiện Chỉ thị 16 nhiều ngày nên đời sống bà con nhân dân, kể cả những người trước đây chưa thuộc diện nghèo, khó khăn bây giờ có thể đã và đang rất khó khăn.
Do đó, các tỉnh, thành phố cần triển khai thực chất các gói hỗ trợ theo quy định của Trung ương cũng như sự chi viện cần thiết từ cộng đồng, bảo đảm không có người dân nào bị thiếu đói, thiếu chỗ ở, đều nhận được sự trợ giúp y tế khi có yêu cầu.
Không quản lý chặt sẽ có nguồn lây nhiễm mới
Tại cuộc họp, các chuyên gia bày tỏ lo ngại khi một số phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin triển khai tại TP.HCM chưa vận hành thông suốt gây tập trung đông người.
Đáng chú ý, hàng nghìn lao động ngoại tỉnh đã dồn về một số cửa ngõ TP.HCM sau khi thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm 1 tháng.
Sáng 15/8, hàng trăm người chạy xe máy đổ xô về quê qua cửa ngõ phía đông TP.HCM. Đến chốt kiểm soát dịch trên quốc lộ 1 (TP Thủ Đức), họ bị lực lượng chức năng chặn lại, yêu cầu quay trở lại nơi xuất phát.Ảnh: Chí Hùng.
Ban chỉ đạo cho rằng một trong những nguyên nhân chính là TP.HCM chưa triển khai đồng bộ, thông tin kịp thời về những chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân để giúp họ có chỗ ở, được trợ cấp lương thực, nhất là người lao động ngoại tỉnh đang không có việc làm.
Đặt câu hỏi về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chốt kiểm soát trong nội thành, các chuyên gia cho rằng nếu tiếp tục tình trạng như vậy, thành quả chống dịch cũng như nỗ lực chấn chỉnh, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội từ nhiều tuần trước đây của TP.HCM sẽ bị bỏ phí.
Chưa kể những người tự phát rời TP.HCM về các địa phương nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ trở thành những nguồn lây nhiễm mới.
Thực tế, phần lớn ổ dịch xuất hiện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều có liên quan đến những người đi về từ vùng dịch ở khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Khi kiểm soát được số người về từ địa phương có dịch, tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh Tây Nam Bộ đã diễn biến theo chiều hướng tốt hơn.
Ban hành tiêu chí kiểm soát được dịch bệnh
Về tiêu chí kiểm soát được dịch bệnh ở một tỉnh, thành phố để dừng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, các chuyên gia cho rằng cần phân làm 2 nhóm. Thứ nhất là các tỉnh, thành phố chưa phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Thứ hai là các tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 trong một thời gian. Bộ Y tế cần hoàn thiện tiêu chí cụ thể để một địa phương được coi là đã kiểm soát được dịch bệnh.
Cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 16/8. Ảnh: VGP.
Thường trực Ban chỉ đạo cũng thống nhất giao Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu ý kiến của các cơ quan, địa phương, để chính thức có hướng dẫn về tiêu chí xác định một tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh và được dừng thực hiện Chỉ thị 16 trên địa bàn.
Thành viên Ban chỉ đạo đánh giá tiến độ xây dựng và hoàn thiện ứng dụng công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu phòng, chống dịch. Một số ứng dụng khi triển khai chưa được vận hành ổn định, thông suốt, chưa được liên thông tích hợp.
Ban chỉ đạo yêu cầu phát triển những công cụ chống dịch bám sát thực tiễn, thiết thực, thông suốt toàn hệ thống. Các công cụ này phải thuận lợi, dễ sử dụng với người dân, tránh tình trạng cát cứ thông tin, quá nhiều ứng dụng.
Tài xế chở 2 người từ TP.HCM về Bạc Liêu Tài xế quê Đồng Tháp lái xe tải luồng xanh nhưng lại đưa đôi vợ chồng từ vùng dịch Covid-19 về Bạc Liêu để lấy tiền công 3 triệu đồng. Chiều 16/8, Công an huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, phạt hành chính T.N.T. (38 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) với số tiền 7,5 triệu đồng vì không chấp hành các biện pháp...