Bạc Liêu nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội
Trong 2 tuần áp dụng Chỉ thị 15, người dân Bạc Liêu không được tụ tập quá 10 người nơi công cộng.
Tỉnh này tiếp tục dừng các hoạt động cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu.
Chiều 21/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng trong toàn tỉnh. Thời gian áp dụng 2 tuần, kể từ 0h ngày 23/8.
Trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng, người dân Bạc Liêu không được ra đường từ 21h đến 4h sáng hôm sau.
“Mọi người không được di chuyển ra, vào tỉnh Bạc Liêu, trừ trường hợp được sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc người được Chủ tịch UBND tỉnh phân công, ủy quyền. Tất cả phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa bàn tỉnh phải được kiểm soát nghiêm ngặt”, quyết định nêu.
Hoạt động thể thao và tập trung không quá 10 người được một số tỉnh vùng bán đảo Cà Mau cho phép khi áp dụng Chỉ thị 15. Ảnh: Minh Tiến.
Video đang HOT
Trao đổi với Zing, ông Phạm Văn Thiều cho biết địa phương tiếp tục cho dừng các hoạt động của cơ sở kinh doanh, dịch vụ: quán bar, karaoke, phòng game, tập gym, yoga, bida, massage, cơ sở làm đẹp và các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng tập trung trên 10 người tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Hoạt động vận tải hành khách công cộng cũng chưa được phép hoạt động.
Đối với việc tập trung nơi công cộng, UBND tỉnh Bạc Liêu cho phép 10 người tại một địa điểm. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân hạn chế mở tiệc mừng hoặc sự kiện đông người; trường hợp tổ chức chỉ 10 người trở lại. Hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, giải trí cũng cho phép nhưng không quá 10 người.
Các công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, cơ sở, hộ gia đình kinh doanh ăn uống tại Bạc Liêu được phép hoạt động nhưng hạn chế về quy mô không quá 4 người mỗi bàn, mỗi bàn cách nhau 2 m. Các quán ăn, uống phục vụ tại chỗ bán thức uống có cồn thì chưa được phép hoạt động.
Đường phố Bạc Liêu vắng người vào chiều tối 21/8. Ảnh: Tấn Vũ.
Cùng với 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, tỉnh Bạc Liêu áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ ngày 19/7. Ngày 16/8, UBND tỉnh này quyết định kéo dài giãn cách lần 3, áp dụng Chỉ thị 16 thêm 7 ngày.
Trong khi đó, tỉnh Cà Mau dừng áp dụng Chỉ thị 16 từ ngày 21/8, cho phép hàng quán hoạt động trở lại nhưng chưa mở cửa quán phục vụ thức uống có cồn.
Tỉnh Sóc Trăng không kéo dài Chỉ thị 16 từ ngày 16/8 mà chuyển sang phân chia 4 vùng xanh (bình thường mới), vàng (nguy cơ), cam (nguy cơ cao) và đỏ (nguy cơ rất cao) để vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế – xã hội. Hàng quán của trên 40 vùng xanh và gần 30 vùng vàng được phục vụ tại chỗ nhưng chỉ cho phép mỗi bàn 2-4 người và cách nhau 2-4 m.
Đến ngày 21/8, toàn tỉnh Bạc Liêu có 145 F0 (52 ca nhập cảnh). Địa phương ghi nhận 82 người mắc Covid-19 được xuất viện, 63 người đang được điều trị và chưa có trường hợp nào tử vong.
Chính phủ sẽ xuất dự trữ quốc gia hỗ trợ dân
Thủ tướng cho rằng để người dân chấp hành giãn cách "ai ở đâu thì ở đó" phải không được để thiếu ăn, thiếu mặc.
Chính phủ sẽ xuất cấp dự trữ quốc gia hỗ trợ.
Cho biết thông tin trên tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phòng chống Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội trong chiều 18/8, Thủ tướng cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét sử dụng Quỹ Công đoàn để hỗ trợ người lao động trong bối cảnh dịch bệnh.
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá kết quả chống dịch "chưa được như mong muốn", dù chính quyền, người dân, doanh nghiệp ở phía Nam đã "cố gắng, nỗ lực rất cao".
Để thực hiện thành công giãn cách xã hội, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang thực hiện theo Chỉ thị 15, 16 phải không để ai thiếu ăn, thiếu mặc. Nhu cầu y tế của người dân và an ninh, an toàn phải được đảm bảo. Bên cạnh đó, các lực lượng phải kêu gọi và hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm quy định chống dịch.
Người dân nhận lương thực, thực phẩm tại các điểm phát từ thiện ở TP HCM, tháng 6/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
Một ngày trước đó, 17/8, để hỗ trợ tiền ăn, thuê phòng và lương thực cho người dân trong thời gian thành phố giãn cách xã hội, UBND TP HCM đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gần 28.000 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo.
Chính quyền TP HCM khẳng định sự hỗ trợ nêu trên sẽ giúp hơn 4,7 triệu người khó khăn do ảnh hưởng Covid-19 yên tâm ở tại chỗ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tránh tình trạng rời thành phố sang các tỉnh khác hoặc về quê tránh dịch.
Kiến nghị trên của TP HCM được đưa ra một ngày sau khi Chính phủ đề nghị các tỉnh, thành đang giãn cách xã hội khẩn trương tổng hợp nhu cầu hỗ trợ gạo cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh.
Chính phủ ngay sau đó cấp hơn 4.100 tấn gạo cho ba tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Cũng tại cuộc họp chiều 18/8, ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dẫn khảo sát dư luận xã hội tại 21 tỉnh, thành trong 6 tháng đầu năm 2021, cho thấy 97% người được khảo sát tin tưởng Việt Nam sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh; trong đó rất tin tưởng chiếm 69%.
"Chiến lược vaccine không thể tốt hơn", ông Chiến nói. Tuy nhiên, cách đây một tuần, ngày 11/8, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn nhận định, so với các nước phát triển, tiến độ tiêm vaccine Covid-19 của Việt Nam không bằng. Tiến độ nhập và tiêm vaccine chưa đạt được như kỳ vọng.
Xuất hiện 3 ca cộng đồng, TP Vinh lại giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 Sau hơn một tháng không có ca COVID-19, TP Vinh xuất hiện 3 người nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, có lịch trình di chuyển phức tạp. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân TP Vinh - Ảnh: DOÃN HÒA Sáng 15-8, ông Dương Đình Chỉnh - giám đốc Sở Y tế Nghệ An - cho biết TP Vinh sẽ giãn cách xã...