Bạc Liêu có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày 7/10, UBND tỉnh Bạc Liêu, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bạc Liêu phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2020.
Các tập thể được tặng Bằng khen UBND tỉnh vì có thành tích trong xây dựng nông thôn mới.
Theo ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, trong xây dựng nông thôn mới, mặc dù nguồn lực địa phương còn hạn chế, song với quyết tâm chính trị cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều chỉnh mục tiêu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả đã vượt gấp đôi chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh thứ 2 của Đồng bằng sông Cửu Long (sau thành phố Cần Thơ) có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đạt được những kết quả trên, tỉnh đã huy động ca hê thông chinh tri va nhân dân cùng tham gia, trong đó, tâp trung xây dưng mơi va sưa chưa, nâng câp đương giao thông nông thôn, 100 ấp có đường giao thông liên ấp, 49/49 xã có đường ô tô đến trung tâm. Các địa phương vân đông nhân dân hiên hang chuc nghìn m2 đât, đong gop hang nghìn ngay công lao đông va đâu tư chinh trang nha ơ, tao canh quan, môi trương… Diện mạo nông thôn của tỉnh khởi sắc, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, trên cơ sở những thành tựu đạt được, Bạc Liêu xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, phấn đấu có 5/7 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao; huyện Phước Long, thành phố Bạc Liêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; 15/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cùng với đó, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm; chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhiều mô hình phát triển kinh tế được nhân rộng, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 3%. Theo ước tính, đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của Bạc Liêu giảm còn dưới 1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 58 triệu đồng; 99,8% hộ nông dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Hơn 71% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch an toàn theo quy chuẩn Việt Nam 02-BYT. Số hộ sử dụng điện đạt trên 99%.
Video đang HOT
Đến nay, Bạc Liêu có 49/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 100% chỉ tiêu Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra; 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 67/67 ấp đạt chuẩn ấp nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Phước Long được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2017.
Tuy nhiên, qua thực hiện, một số tiêu chí đạt thấp như: Tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở vật chất trường học. Một số xã đã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí cũ. Một số tiêu chí quan trọng chỉ đạt ở mức thấp so với bộ tiêu chí mới… Đường giao thông nông thôn, chủ yếu đường liên ấp ở một số xã được đầu tư xây dựng có chiều rộng mặt đường hẹp, chỉ đáp ứng nhu cầu thông xe 2 bánh, chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa. Một số nơi còn tập trung nhiều nguồn lực cho tiêu chí cơ sở hạ tầng mà ít quan tâm đến các tiêu chí không cần nhiều vốn…
Tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm trình Quốc hội phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, đồng thời, phê duyệt Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu các cấp…
Tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Trần Văn Môn đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh thời gian qua. Theo ông Trần Văn Môn, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, sự vào cuộc tích cực của tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, với nhiều cách làm sáng tạo, chủ động đã đưa Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp. Bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc; kết cấu hạ tầng nông thôn được phát triển đồng bộ.
Đặc biệt, kết quả đạt được của tỉnh Bạc Liêu góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến tháng 9/2020, cả nước có 12 đơn vị cấp tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 157 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gần 5.400 xã (chiếm hơn 60% số xã cả nước) đạt chuẩn nông thôn mới.
Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu tặng Bằng khen 60 cá nhân, 24 tập thể vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011- 2020.
Đưa công nghệ và chuyển đổi số thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng mạnh hơn khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số được coi là giải pháp ưu việt giúp khoảng cách, chất lượng cuộc sống giữa nông thôn và thành thị xích lại.
Áp dụng công nghệ khoa học vào trồng cam xoàn cho hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: Trần Việt/ TTXVN)
Ngày 23/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức hội thảo Chuyển đổi số và định hướng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng có ý tưởng trình Chính phủ xây dựng đề án đưa công nghệ thông tin và chuyển đổi số trở thành một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; trong đó, tập trung chủ yếu vào hạ tầng kết nối, băng thông rộng và dữ liệu nông nghiệp, nông thôn.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, nội hàm của chuyển đổi số là hướng tới một khu vực nông thôn thông minh trên cơ sở đánh giá thực trạng hiện nay và xu hướng phát triển thiết yếu. "Nếu không có được sự chủ động, thích ứng thì vùng nông thôn sẽ bị bỏ lại phía sau," ông Tiến nhấn mạnh.
Nông thôn Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức truyền thống và phi truyền thống, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong hơn 10 năm qua. Khoảng cách giữa các vùng nông thôn, giữa nông thôn và thành thị ngày càng khác biệt.
Do vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng mạnh mẽ hơn nữa khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số được coi là giải pháp ưu việt giúp khoảng cách, chất lượng cuộc sống giữa nông thôn và thành thị xích lại gần nhau hơn.
Trên thực tế, việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới cũng đã được manh nha triển khai tại một số địa phương, nhưng chủ yếu vẫn mang tính tự phát. Chẳng hạn như hệ thống tưới cảm biến tự động đã được áp dụng rất nhiều. Nhiều địa phương cũng đã thí điểm công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát điều hành nông thôn mới, hay mới đây nhất là Chương trình Mỗi xã một sản phẩm...
Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chính thức có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa nội dung về công nghệ số trong nông thôn mới thành một nội dung trọng tâm. Cụ thể, hạ tầng chuyển đổi số sẽ là hạ tầng thiết yếu, bao gồm hạ tầng kết nối băng thông rộng với cáp quang phủ sóng về tận nông thôn, tiếp theo hạ tầng kết nối 4G, tiến đến là 5G. Làm sao mà mỗi người dân đều được tiếp cận kết nối internet qua các hệ thống kết nối căn bản với các chi phí hợp lý....
Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Trần Thanh Đường, nếu áp dụng được chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những bất cập như: về đào tạo nguồn nhân lực, lộ trình thực hiện, việc ứng dụng công nghệ và đánh giá tác động cần sớm được thực hiện.
Tại hội thảo, nhiều chủ đề đã được thảo luận và được các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Bình và Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã; thực trạng và đề xuất một số định hướng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn; "Mô hình làng thông minh, xã kết nối" trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của Hợp tác xã Nông nghiệp số...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đánh giá, hội thảo này được xem là buổi công bố chương trình công nghệ số trong lĩnh vực nông thôn mới, tuy nhiên các báo cáo tham luận cần cụ thể hơn đối với mảng nông thôn.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng bày tỏ mong muốn có một phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025./.
Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ Cách đây 75 năm (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở đầu thời đại mới của dân tộc Việt Nam. Cũng vào năm thời khắc đó, Bộ Canh nông được thành lập. Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều biến động theo dòng chảy lịch sử để đáp ứng yêu...