Bác làm đậu phụ 7 năm chia sẻ cách nhận biết đậu phụ có thạch cao, nhiễm nấm
Đậu phụ là món ăn bình dân, thanh mát, dễ thưởng thức trong mùa hè nhưng nếu mua nhầm đậu phụ chứa thạch cao sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ông Hoàng Văn Công (52 tuổi, phường Mai Dịch, Cầu Giầy, Hà Nội) có hơn 7 năm kinh nghiệm làm đậu phụ chia sẻ: “Hoàn toàn không cần đến thạch cao để làm đậu phụ mà có thể dùng những phương pháp truyền thống như dùng giấm hoặc chính nước chua của lần làm đậu phụ trước để làm. Thế nhưng, vì lợi nhuận ít nên rất nhiều người làm đậu đã sử dụng thạch cao trong quá trình làm.
Một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại. Đậu phụ an toàn sẽ có mùi thơm, vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng”
Một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại
Ông Công cũng nói thêm, khi mua đậu phụ, mọi người cần quan sát kĩ về màu sắc, mùi vị, cũng như độ nặng, độ dẻo.
Về màu sắc phải chú ý đến các mặt của miếng đậu, nếu bìa miếng đậu cứng khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu vàng. Nhìn miếng đậu phụ càng vàng nhiều thì đậu phụ đó chứa thạch cao càng nhiều (loại trừ trường hợp ngâm nghệ).
Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay. Tránh chọn những loại có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia quá nhiều.
Đậu phụ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậu phụ sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Càng sử dụng nhiều thạch cao thì đậu càng cứng và nặng tay.
Video đang HOT
Không nên mua đậu rán sẵn ngoài chợ vì khó phân biệt được đậu chứa thạch cao hay không. Hơn nữa, đậu rán sẵn thường dùng dầu rán không đảm bảo, thường là dùng dầu đã qua chế biến lại rất nhiều lần.
Đậu phụ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậu phụ sản xuất bằng phương pháp truyền thống
Chị Nguyễn Thị Ngọc (34 Tuổi, phường Quan Hoa, Hà Nội) làm đậu được hơn 5 năm. Khi được hỏi về phương pháp làm, gia đình chị cũng hoàn toàn làm bằng phương pháp truyền thống giống nhà ông Công. Chị Ngọc chia sẻ một vài cách nhận biết chọn đậu ngon, không thạch cao, nhiễm nấm.
“Đậu phụ ngon, không được trắng quá, nhìn hai đầu của miếng đậu phụ sẽ cảm giác không kết chết, khá mềm, cầm nhẹ, không cẩn thận có thể vỡ. Khi ăn rất ngon và béo, vị thơm đặc trưng.
Đậu phụ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó, tuyệt đối không mua miếng đậu phụ có mùi lạ, vị chua, nếu ăn phải miếng đậu như vậy cần bỏ ngay.
Đậu nhìn ngăm vàng như nghệ, hãy cẩn trọng vì màu đậu làm truyền thống rất ít có màu như vậy.
Đậu nhìn ngăm vàng như nghệ, hãy cẩn trọng.
TS. Đống Thị Anh Đào, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa cho biết: Thạch cao xây dựng là một chất cơ thể không hấp thu, không tan trong nước, có chứa nhiều tạp chất, nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì…
Nếu dùng sản phẩm có chứa thạch cao lâu dài, những kim loại nặng sẽ bám trên bề mặt thành ruột non làm hạn chế khả năng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây cản trở và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Lâu dần, gan sẽ yếu đi, cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn tấn công.
Theo_VietNamNet
Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng tới sản xuất và sức khỏe người dân
Nắng nóng gay gắt kéo dài đã làm gia tăng các bệnh ở người già và trẻ nhỏ.
Những ngày qua, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ban ngày lên đến 40 - 41 độ C ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ. Nắng nóng gay gắt kéo dài đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất và sinh hoạt của người dân, gia tăng các bệnh ở người già và trẻ nhỏ.
Bệnh viện Nhi quá tải vì số trẻ nhập viên gia tăng.
Tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa, trong những ngày nắng nóng vừa qua, số trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện không tăng đột biến so với ngày thường. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhi bị bệnh nặng lại tăng cao.
Trong tuần đầu của tháng 6, bình quân mỗi ngày Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng hơn 600 bệnh nhi, với các bệnh lý chủ yếu là: viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy, sốt vi rút... So với đầu mùa nắng, lượng bệnh nhi giảm đáng kể. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bệnh đã nặng, mà nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chủ quan và ngại đưa con đi viện trong thời tiết nắng nóng của các phụ huynh. Còn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, số lượng người tới khám và điều trị trong nửa đầu tháng 6 cũng tăng khoảng 15% so với thời điểm trước đó.
Ông Lê Đăng Khoa, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Những đợt nắng nóng, phải tăng thêm quạt để giảm nóng cho bệnh nhân, tăng cường một số khoa trọng điểm luân chuyển cán bộ một số khoa khác đến trực tăng cường để phục vụ bệnh nhân được tốt hơn. Điều động các kịp trực, nhân lực trực cho một số khoa trọng điểm, những khoa mà các bệnh mùa hè hay gặp như khoa hô hấp, khoa truyền nhiễm, khoa tim mạch, khoa thần kinh, khoa nội tiêu hóa - là những khoa mà số lượng bệnh nhân thường tăng đột biến trong dịp hè".
Tại Hà Tĩnh, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt nắng nóng, số lượng bệnh nhân lớn tuổi và trẻ em phải nhập viện tăng cao đột biến tại Bệnh viện Đa Khoa Hương Khê. Nhiệt độ tại Hương Khê những ngày qua đều ở mức 39-40 độ C, buổi trưa có thể lên đến 44 - 45 độ C, khiến người già và trẻ em mắc các bệnh liên quan về hô hấp và đường ruột tăng cao.
Còn tại Bắc Giang, nắng nóng gay gắt cũng khiến trẻ nhỏ và người già nhập viện gia tăng đột biến, chủ yếu mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, viêm phổi, tim mạch, huyết áp, đột quỵ...
Trong những ngày đầu tháng 6, mỗi ngày Khoa Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Bắc Giang tiếp nhận hơn 200 bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú, tăng gấp đôi so với ngày thường. Tại Khoa Lão học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, số người già nhập viện tăng khoảng 20%. Trong đó, có nhiều người vào cấp cứu do đột quỵ, tăng huyết áp, suy tim, viêm phế quản, viêm phổi, suy nhược cơ thể... Các giường đều chật kín vì bệnh nhân điều trị nội trú đông.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân mắc bệnh tai, mũi, họng rất phổ biến trong thời tiết này. Phần lớn, các trường hợp bị viêm họng, viêm thanh quản. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân trước khi vào khám, điều trị tại bệnh viện đã tự ý mua thuốc uống tại gia đình nhưng không khỏi; khi nhập viện đã ở thể nặng, gây khó khăn cho công tác chữa trị.
Nắng nóng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi.
Theo thông tin của cộng tác viên Đài TNVN tại Phú Thọ, nắng nóng kéo dài là một trong những yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc tập trung với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Vĩnh Lại hiện là xã có số lượng trâu bò lớn nhất huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với khoảng 1.500 con.
Để giảm thấp nhất thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi, chính quyền địa phương và người dân trong xã đã chú trọng chống nóng cho đại gia súc bằng các hình thức như: chủ động thu gom, tích trữ rơm, rạ làm thức ăn; những ngày nhiệt độ cao, không chăn thả trâu bò, đồng thời tiêm phòng vác xin đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y.../.
Cẩm Tú
Theo_VOV
Những nhận biết sai lầm về rau sạch Theo ông Trần Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam (MR Sạch), những loại rau bị sâu ăn hại khiến lá bị xấu, cằn cỗi... chưa thể gọi là rau sạch. Bởi, rau sạch phải đảm bảo các yếu tố như nguồn nước sạch, đất sạch, giống...