Bắc Kinh xác nhận thêm 36 bệnh nhân COVID-19 chỉ trong một ngày
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, tình hình đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại thành phố này đang diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn, khi chỉ trong một ngày, thành phố này đã xác định thêm 36 ca nhiễm mới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 28/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là con số đáng lo ngại sau một thời gian dài Bắc Kinh không có ca lây nhiệm nội địa nào mới. Trong số 36 ca nhiễm mới tại Bắc Kinh, có một ca bệnh không triệu chứng. Toàn bộ những trường hợp này đều là những người đang làm ăn và sinh sống tại Bắc Kinh, và đều lây nhiễm bệnh do liên quan đến ổ dịch mới tại khu chợ bán buôn Tân Phát Địa. Trong khi đó, số ca nghi nhiễm không tăng. Như vậy, tính đến 24h đêm 13/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Kinh từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát là 463 người, trong đó 411 người đã được điều trị khỏi và xuất viện, và 9 ca tử vong.
Trên toàn Trung Quốc, sáng 14/6, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố báo cáo cho biết có tổng cộng 57 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới ở nước này, trong đó số ca lây nhiễm nội địa là 38, gồm 36 ca tại Bắc Kinh và 2 ca tại Liêu Ninh 19 ca còn lại là các trường hợp nhập cảnh, bao gồm 37 ca tại Quảng Đông, 1 ca tại Thượng Hải và 1 ca tại Trùng Khánh. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất tại Trung Quốc kể từ tháng 4 vừa qua.
Tính đến hết ngày 13/6, Trung Quốc có tổng cộng 84.767 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.645 trường hợp tử vong và 79.903 người đã được điều trị khỏi bệnh. Đợt lây nhiễm mới tại Bắc Kinh đang làm gia tăng quan ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà chức trách Bắc Kinh đã nhanh chóng thực hiện một loạt biện pháp kiểm dịch quyết liệt, như phong tỏa một số khu dân cư, chợ bán buôn, tăng cường xét nghiệm và cách ly các ca nghi nhiễm. Tất cả những biện pháp này được thực hiện nhằm dập tắt dịch bệnh và trấn an tinh thần người dân.
Video đang HOT
Cũng trong sáng 14/6, Bộ Y tế Campuchia ra thông báo phát hiện thêm 2 ca mới mắc COVID-19 nâng số ca mắc bệnh tại Campuchia lên 128 trường hợp, trong đó 125 ca đã khỏi bệnh.
Hai ca mới được phát hiện là hai bệnh nhân nam (22 tuổi và 29 tuổi) sống tại tỉnh Kampong Cham vừa trở về Campuchia từ Indonesia trên chuyến bay ngày 12/6. Hai bệnh nhân này đang được điều trị trong bệnh viện.
Trung Quốc khai thác lượng lớn khí từ 'băng cháy' ở Biển Đông
Trung Quốc cho biết nước này thu được kỷ lục 862.400 m3 khí tự nhiên từ "băng cháy" ở Biển Đông trong hoạt động khai thác kéo dài một tháng kết thúc cuối tuần trước.
Quá trình khai thác, diễn ra từ 17/2-18/3 thiết lập 2 kỷ lục thế giới: về tổng lượng khí tự nhiên thu được từ băng cháy và về lượng khí thu được trong một ngày - 287.000 m3, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc cho biết trên website hôm 26/3.
Hoạt động khai thác được tiến hành tại một khu vực nằm ở phía bắc Biển Đông, ở độ sâu 1.225 m, theo thông báo của bộ này. Hiện chưa rõ chính xác vị trí khai thác này.
Trung Quốc lần đầu tiến hành khai thác khí tự nhiên từ "băng cháy" ở Biển Đông vào năm 2017. Ảnh: Reuters.
"Băng cháy" (còn gọi là "đá cháy") là vật chất thể rắn có tên khoa học là natural hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0C).
Thành phần chủ yếu của băng cháy là khí methane. Theo số liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ, một mét khối băng cháy khi phân giải cho ra 164 m3 khí tự nhiên thông thường.
Trung Quốc lần đầu tiến hành khai thác khí tự nhiên từ "băng cháy" ở Biển Đông vào năm 2017, thu được 300.000 m3 trong vòng 60 ngày, theo South China Morning Post.
Địa điểm khai thác nằm ở khu vực Thần Hồ ở phía bắc Biển Đông, giữa đảo Hải Nam và đảo Đài Loan, cách Thâm Quyến khoảng 300 km. Ảnh: ResearchGate.
Bắc Kinh nói Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới khai thác "băng cháy" sử dụng kỹ thuật khoan giếng thẳng đứng.
Fan Xiao, kỹ sư trưởng tại Cục Địa chất và Khoáng chất Tứ Xuyên, nói nếu so sánh với các loại nhiên liệu thông thường như dầu và khí đốt, băng cháy vẫn quá đắt đỏ để khai thác và sử dụng rộng rãi cho mục đích thương mại.
"Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, nhưng việc khai thác nó một cách bền vững, có hiệu quả kinh tế vẫn còn xa lắm", ông nói.
Cũng có những quan ngại về môi trường, như việc khí methane bị rò rỉ trong quá trình khai thác, làm gia tăng khí nhà kính, theo vị chuyên gia.
Hôm nay 27-3, ông Trump sẽ điện đàm với ông Tập về COVID -19 Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ điện đàm với người đồng cấp Tập Cận Bình trong bối cảnh Mỹ vượt Trung Quốc trở thành nước có số ca bệnh COVID-19 cao nhất thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) - Ảnh: AP Theo hãng tin AFP, cho biết tại cuộc họp...