Bắc Kinh thành công ở Ngân hàng AIIB, Mỹ thất bại
Như dự kiên, Ngân Hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ đi vào vận hành trước cuối năm nay.
Mỹ đã cố gắng ngăn cản dự án AIIB, nhưng bị thất bại. Ông Dmitry Kosyrev, bình luận viên chính trị Hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya (Nước Nga ngày nay), viết như sau:
(Ảnh: boggy)
Dự án này không phải là một cơ chế chính trị, mà là một tổ chức tài chính thực hiện những công việc cụ thể. Những người sáng lập Ngân hàng góp tiền, sau đó Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, đây là nhiệm vụ của nó.
Ông Dmitry Kosyrev dẫn ra ý kiến của chuyên gia Việt Nam Trần Việt Thái. Theo ông, ban đầu, Bắc Kinh sẽ sử dụng đồng USD, nhưng khi đi vào vận hành ổn định sẽ dùng đến cả các khoản vay đồng Nhân dân tệ. Chuyên gia Việt Nam nói rằng, một trong những lý do Trung Quốc quyết định thành lập AIIB, đó là bởi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện đang rất cao và có sẵn để phục vụ cho dự án phát triển AIIB. Tính đến cuối năm 2014, tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt đến 4.000 tỷ đồng. Trong khi nguồn lãi suất của trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay đang bị giảm nên lãi suất sinh lời từ khoản dự trữ mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ không còn hấp dẫn như trước.
Còn ở châu Á có nhu cầu lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng mới (lên đến 1.000 tỷ USD). Tuy nhiên, các cơ chế tài chính quốc tế nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á không thể và không muốn đầu tư vào các dự án như vậy. Bây giờ sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác nhau, mà điều đó phục vụ lợi ích của khách hàng. Trong tương lai, kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cho thấy rõ: dự án mới “hủy diệt trật tự tài chính” của Mỹ hay chỉ là một cơ chế bổ sung cho nó?
Tờ “The New York Times” đã tổ chức một cuộc thảo luận về nội dung này. Chuyên gia Eric Vauxtin cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc gắn liền quá chặt chẽ với nền kinh tế thế giới, vì thế, Bắc Kinh không có nhu cầu để buộc AIIB “ra khỏi cấu trúc hiện tại của nền kinh tế thế giới”. Một chuyên gia khác bà Paola Subachchi nhận xét rằng, đáng lẽ, Hoa Kỳ không nên chuyển trọng tâm từ nền kinh tế sang vấn đề địa chính trị”, không nên ngăn cản các đồng minh tham gia vào ngân hàng mới.
Một chuyên gia khác bà Rebecca Liao (công dân Mỹ gốc Hàn) cho rằng, nếu các đồng minh của Mỹ gia nhập ngân hàng mới, có nghĩa là họ nhận thức được rằng, IMF và Ngân hàng Thế giới đã trở nên lỗi thời. Điều này bao gồm cả thực tế rằng, các cơ chế đó thường xuyên đưa ra những điều kiện chính trị với khách hàng. Còn Trung Quốc không đặt ra điều kiện chính trị mà chỉ hoạt động vì lợi ích kinh doanh.
Hoa Kỳ sẽ làm gì hiện nay, sau khi không ngăn cản được các nước đồng minh tham gia vào AIIB? Làm việc thông qua các đồng minh, những người đã tích cực vào ngân hàng mới để phá nó từ bên trong? Hoặc ít nhất là kiềm chế Trung Quốc? Theo ý kiến của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers, sau sự thất bại này, Hoa Kỳ nên xem xét lại quan điểm của mình về nền kinh tế toàn cầu.
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Nathan Sheets đã tuyên bố, Mỹ “chào đón” tổ chức tài chính mới và hy vọng rằng, nó sẽ làm việc cùng với các ngân hàng cũ như Ngân hàng Thế giới và ADB. Các Ngân hàng cũ và IMF cũng tuyên bố như vậy. Nói cách khác, Washington đã đầu hàng trước sự kiện không thể tránh khỏi.
Video đang HOT
Bình luận viên chính trị Hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya Dmitry Kosyrev nhận xét, chắc là Bắc Kinh đã hy vọng vào điều đó./.
Theo Tiếng nói nước Nga
VOV.VN
Hãng tin Nga xuyên tạc, vu khống VN: Láo xược, bậy bạ
Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga nói bài báo Nga xuyên tạc lịch sử Việt Nam là "láo xược và bậy bạ".
Xuyên tạc, bóp méo lịch sử
Những ngày qua, hãng tin RIA Novosti, một trong những hãng thông tấn lớn nhất nước Nga, đã gây thất vọng sâu sắc khi đăng bài báo "Những thỏa thuận giữa Matxcơva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo" của nhà báo Dmitri Kosyrev.
Ông Hồ Anh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nga
Bài báo này nêu ra nhiều nhận định xuyên tạc về lịch sử Việt Nam và mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đáng chú ý, Dmitri Kosyrev lại là một nhà báo chuyên về khu vực Đông Nam Á và là nhà bình luận chính trị có tiếng tại nhiều tờ báo uy tín của Nga.
Ông Hồ Anh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nga, nguyên Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, cho biết, bài báo của Dmitri Kosyrev đề cập tới một số vấn đề như quan hệ Nga Trung, về Ukraine và một số vấn đề khác.
Ngoài ra, bài báo còn có một vấn đề khiến bạn đọc Việt Nam quan tâm là lịch sử Việt Nam. Bài báo có đoạn: "Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 - thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam - không phải Trung Quốc."
Ông Dũng nhận định, những vấn đề lịch sử mà nhà báo này cố tình nhầm lẫn hoặc là không hiểu biết khiến cho bạn đọc hết sức ngạc nhiên và căm phẫn vì cố tình bóp méo xuyên tạc sự thật.
Ngoài ra, bài báo có một đoạn viết "Mỹ và phương Tây muốn có một Ukraine láng giềng "làm khó" cho Liên bang Nga và tương tự như vậy, Mỹ và phương Tây muốn đẩy Việt Nam, Philippines đi đến chỗ "quấy phá" Trung Quốc." Từ đó, Dmitry Kosyrev cho rằng trường hợp Việt Nam đối với Trung Quốc cũng có những chuyện rất giống như Ukraine đối với Nga.
"Đây là nhận định rất là sai lầm, tôi dùng từ láo xược và bậy bạ.", ông Dũng nói.
Bài báo của Dmitri Kosyrev trên tờ RIA Novosti
Theo ông Dũng, tình hình Việt Nam và Ukraine khác hẳn, không có gì giống nhau. Những ngày qua, Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến Nhân dân Việt Nam hết sức phẫn nộ.
Hành động xâm lấn của Trung Quốc đã vi phạm cam kết, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân hai nước, hoàn toàn không tuân thủ Công ước về luật biển 1982 mà họ đã ký kết. Việt Nam dù có thời kỳ bị Bắc thuộc nhưng trước và sau đó luôn độc lập với Trung Quốc và đã đánh đuổi nhiều đời Trung Quốc xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì thế, không thể so Việt Nam với Ukraine được.
Tôi rất lấy làm tiếc khi một tờ báo như RIA-Novosti lại cho đăng tải bài báo như vậy, theo như thông tin từ đại sứ quán Nga, đây chỉ là ý kiến cá nhân của phóng viên đó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
Ông Dũng cho biết, một chuyên gia về Nga gọi đây là "cơn đau đầu" của nhà báo Dmitry Kosyrev. "Tuy nhiên, tôi không biết nhà báo này có đau đầu thật không hay ông ấy tỉnh táo và cố tình xuyên tạc. Rõ ràng nhận xét như thế rất sai lệch, bậy bạ. Bạn đọc Việt Nam đọc sẽ rất căm phẫn", ông Dũng nói.
Ông Dũng nhận định, không biết mục đích của nhà báo này là gì nhưng riêng bài báo của ông phần nào đó có thể nói là phá hoại tình cảm rất tốt đẹp giữa tình cảm của nhân dân Việt Nam và nhân dân Nga.
Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng biên tập tạp chí Bạch Dương, cho rằng Dmitry Kosyrev đã rất thô bạo khi nói vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc chỉ cách bờ biển nước này 27km và cách bờ biển Việt Nam 241km. Ông Phát cho rằng đây là những lời lẽ không thể chấp nhận được.
Ông Phát nhận định dường như Dmitry Kosyrev chỉ "nghiên cứu" tài liệu của một phía và có sẵn định kiến một chiều để "trình làng" những đánh giá nhầm lẫn, chủ quan của mình.
"Không khi nào phản bội"
Ông Dũng cho biết, năm 2015 là năm kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Liên Xô trước đây và bây giờ là giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Đây cũng là 65 năm ngày thành lập Hội Hữu nghị Việt Xô. Việc thành lập Hội này là sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
"Đây là tình cảm rất tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc, trải qua bao nhiêu biến cố, thách thức của lịch sử nên tôi mong không ai làm gì đi ngược với điều đó, càng không nên làm xấu hoặc bôi nhọ, phá hoại điều thiêng liêng đó", ông Dũng nói.
Cuối năm 2013 khi thăm Việt Nam, Tổng thống Putin có một bài viết nói tình hữu nghị Việt Nga là tình hữu nghị được thử thách. Bài viết được đăng tải trên các báo nước Nga và Việt Nam.
Trong đó, Tổng thống Putin cho rằng tình hữu nghị đã được thử thách qua nhiều biến cố của thời gian. Tổng thống nói: "Còn một điều mãi không bao giờ thay đổi là biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của các đối tác không khi nào phản bội".
Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nga cho biết, tình hữu nghị đó là một sự thật lịch sử, và mong sẽ không bao giờ có sự phản bội.
Theo Khám phá