Bắc Kinh nói Mỹ ‘viển vông’ về ý tưởng liên minh chống Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói điều “vô nghĩa” sau khi ông tuyên bố Washington đang xây dựng liên minh chống Bắc Kinh.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 29/9, khi được hỏi về tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng nước này đã bắt đầu “xây dựng một liên minh toàn cầu để đẩy lùi tác động của Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã gọi đây là “điều vô nghĩa”.
“Ông ta sẽ không bao giờ thấy ngày đó. Và những người kế nhiệm ông ta cũng không thấy nổi đâu, vì ngày đó chẳng bao giờ xảy ra”, ông Uông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 29/9. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Pompeo hôm 29/9 cho biết Trung Quốc là “mối đe dọa bên ngoài lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt trong thời gian trung và dài hạn”. Ông nhấn mạnh giờ đây Mỹ và các đồng minh phải sử dụng “các phương pháp sáng tạo và vững chắc hơn” để gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 7 cũng từng kêu gọi các nước “cùng chí hướng” lập liên minh đối phó Trung Quốc sau bất đồng về Covid-19 và Hong Kong.
Quan hệ Washington – Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Mỹ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giấu dịch khiến Covid-19 lây lan, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều mà Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận. Quan hệ hai nước còn căng thẳng trên nhiều vấn đề như chiến tranh thương mại, Hong Kong, Đài Loan và Tân Cương.
Trung Quốc nói Mỹ lạm dụng quyền lực trong vụ TikTok
Bắc Kinh cáo buộc chính quyền Trump lạm dụng quyền lực khi tìm cách cấm tải TikTok. kêu gọi Washington duuy trì môi trường kinh doanh công bằng.
"Lệnh cấm tải ứng dụng là hành động bắt nạt, cũng là bằng chứng cho thấy sự lạm dụng quyền lực quốc gia để chèn ép các công ty nước ngoài một cách vô lý. Mỹ nên cung cấp môi trường kinh doanh công bằng, cởi mở và không phân biệt cho những công ty khắp thế giới đang đầu tư và hoạt động trên lãnh thổ của họ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm nay.
Phát ngôn viên Uông Văn Bân họp báo ở thủ đô Bắc Kinh ngày 27/7. Ảnh: Reuters.
Phát biểu được đưa ra sau khi thẩm phán Tòa án Liên bang Quận Columbia Carl Nicholas hôm 27/9 ra phán quyết tạm dừng lệnh cấm tải xuống ứng dụng TikTok do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt, chỉ vài giờ trước khi nó có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa TikTok có thể hoạt động mà không bị gián đoạn ít nhất cho đến khi diễn ra phiên tòa đầy đủ.
TikTok tuần trước đệ đơn yêu cầu thẩm phán ra phán quyết sơ bộ chặn quy định mới của Bộ Thương mại Mỹ, trong đó buộc Apple và Google gỡ ứng dụng chia sẻ video ngắn này khỏi thị trường Mỹ, cũng như ngăn người đang dùng TikTok cập nhật phần mềm, bắt đầu từ 27/9. TikTok cho biết lệnh cấm sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho công ty nếu được thi hành.
Trung Quốc trước đó cáo buộc chính quyền Trump ép buộc ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhường toàn quyền kiểm soát ứng dụng với hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ cho một công ty của nước này.
TikTok gần đây xúc tiến thỏa thuận nhằm giúp ứng dụng này tiếp tục hoạt động tại Mỹ, sau khi Trump hồi tháng 8 ký các sắc lệnh hành pháp buộc ByteDance bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ, nếu không TikTok sẽ phải ngừng hoạt động. Nhà Trắng cáo buộc sự hiện diện của ứng dụng tại Mỹ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Ông chủ Nhà Trắng tuần trước cho biết thỏa thuận giữa TikTok với hai công ty Mỹ gồm hãng công nghệ Oracle và chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart đang được xúc tiến. Theo đó, hai công ty sẽ mua lại tổng cộng 20% cổ phần của một công ty mới mang tên TikTok Global, đặt trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên, Trump hôm 21/9 tuyên bố sẽ không chấp nhận thỏa thuận nếu ByteDance vẫn duy trì quyền kiểm soát TikTok tại Mỹ.
ByteDance chưa hoàn tất thỏa thuận với Oracle và Walmart do chưa thống nhất được về các điều khoản phân chia cổ phần, cũng như ai sẽ kiểm soát dữ liệu và thuật toán của TikTok.
TikTok hiện là tâm điểm cạnh tranh Mỹ - Trung. Phát ngôn viên Uông Văn Bân trước đó khẳng định lập luận của Washington về an ninh quốc gia để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
Đài Loan thay đổi quy tắc giao chiến Cơ quan phòng vệ Đài Loan xác định lại quy tắc giao chiến, cho phép binh sĩ "tấn công trước" để tự vệ, nhưng không leo thang với Bắc Kinh. "Khi phải đối mặt với các đợt quấy rối tần suất cao cùng mối đe dọa từ chiến hạm và máy bay quân sự của đối phương, lực lượng phòng vệ đã xác...