Bắc Kinh muốn phá trục Mỹ – Nhật – Hàn
Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) hôm 6/7 nhận định, quan hệ kinh tế mạnh mẽ đang đưa Trung Quốc và Hàn Quốc xích lại gần nhau hơn, nhưng hai nước này thiếu một nhận thức chiến lược về mục tiêu chung, cũng như chia sẻ lợi ích chung.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Quan hệ Trung-Hàn được tăng cường có thể mang lại lợi ích cho nhau về một số vấn đề, nhưng đôi bên vẫn tồn tại những giới hạn rõ ràng về phát triển mối quan hệ chính trị và chiến lược.
The Diplomat nhận định, chuyến thăm đáp lễ của ông Tập đối với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye diễn ra chưa đầy một năm nhấn mạnh quan hệ nồng ấm giữa Seoul và Bắc Kinh, đặc biệt trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc chưa thăm Bình Nhưỡng hay tiếp đón nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un. Và những cuộc gặp thượng đỉnh thường lệ giữa Tokyo và Seoul biến mất khi Seoul và Bắc Kinh tăng cường quan hệ đã làm dấy lên câu hỏi rằng, có phải Hàn Quốc đang nghiêng về Trung Quốc hơn là nghiêng về Mỹ và Nhật Bản?
Theo một số nhà phân tích, Trung Quốc có vẻ đang cạn dần kiên nhẫn với Triều Tiên khi nước này không từ bỏ tham vọng hạt nhân, tiếp tục chạy đua tên lửa và gây ra nhiều vấn đề khó xử cho Trung Quốc. Trung Quốc lấy lòng Hàn Quốc nhằm mục tiêu sâu xa là phá vỡ trục đồng minh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Nhật Bản và Hàn Quốc vốn là hai đồng minh đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược “xoay trục” châu Á của Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang ra sức cản phá, hạn chế tối đa sự hiện diện của Mỹ trong khu vực; chiến lược này sẽ thành công nếu khoét sâu bất đồng giữa hai đồng minh thân thiết của Washington và lôi kéo được Seoul vào quỹ đạo của Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc ra mặt lạnh nhạt với Triều Tiên vừa bày tỏ thái độ không hài lòng về Bình Nhưỡng, đồng thời lại hâm nóng quan hệ với Hàn Quốc.
The Diplomat đặt câu hỏi, liệu Trung Quốc và Hàn Quốc có trở thành những đồng minh chiến lược? Ông Tập rốt cuộc có dám thỏa mãn khao khát chiến lược của Hàn Quốc bằng cách quay lưng lại với ông Kim Jong-un? Hiển nhiên là không, từ lâu Hàn Quốc đã gắn chặt vào mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Còn Trung Quốc tiếp tục xem sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên là ưu tiên cao hơn mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo của Mỹ và mục tiêu thống nhất hai miền của Hàn Quốc. Ông Tập kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo nhưng tránh lên án Triều Tiên.
Video đang HOT
GS Lee Shang Hyun ở Đại học Sejong (Hàn Quốc) nhận định, Trung Quốc muốn khai thác triệt để xung khắc Nhật-Hàn, để làm suy yếu liên minh Mỹ-Nhật-Hàn mà Trung Quốc cho rằng Mỹ lập ra để bao vây nước này. Theo nhiều chuyên gia, Hàn Quốc sẽ sai lầm nếu làm suy yếu quan hệ với Mỹ. Chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc đang bảo vệ Hàn Quốc trước các nguy cơ. Thách thức chiến lược dài hạn đối với Hàn Quốc là tránh trở thành một “vệ tinh” của Trung Quốc đang ngày càng thể hiện tham vọng bá chủ.
Ông Lee cho rằng, Trung Quốc không lay chuyển được quan hệ chiến lược trong khu vực, nhưng cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ lợi dụng thời cơ Mỹ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng để thu lợi.Trong khi Trung Quốc “ve vãn” Hàn Quốc, Nhật Bản nỗ lực cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Hàn Quốc lợi dụng thị trường Trung Quốc để duy trì tăng trưởng kinh tế, song vẫn gắn bó an ninh với Mỹ. Triều Tiên cũng mượn lá bài Tokyo để phá thế cô lập, phụ thuộc Trung Quốc.
Theo Thục Ninh
Báo Tiền phong
Nga phủ nhận đạt được thỏa thuận bán máy bay Su-35 cho Trung Quốc
Người phụ trách công ty Sukhoi không nói mà là do truyền thông Trung Quốc tuyên truyền sai sự thật, nhưng không có nghĩa là đã kết thúc.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Trang mạng tuần san Tin tức Quốc phòng Mỹ ngày 31 tháng 5 đưa tin, các phương tiện truyền thông khác đã đưa tin rộng rãi thông tin từ đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông cho rằng, người phụ trách Cục thiết kế Sukhoi, ông Mikhail Pogosyan xác nhận, thỏa thuận Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35 và tên lửa đất đối không S-400 gần hoàn thành.
Nhưng, Công ty chế tạo máy bay liên hợp Nga phủ nhận ông Pogosyan đã thảo luận bất cứ vấn đề gì ngoài tiêu thụ máy bay thương mại trong thời gian thăm Trung Quốc.
Giám đốc bộ phận Maxime Sysoyev của Công ty chế tạo máy bay liên hợp viết trong một thông cáo báo chí cho biết, ông Pogosyan không bàn về vấn đề bán máy bay chiến đấu Su-35 với quan chức Trung Quốc. Nhưng, vào ngày 20 tháng 5, Công ty chế tạo máy bay liên hợp Nga và Công ty TNHH máy bay thương mại Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác sản xuất máy bay thương mại cỡ lớn tầm xa.
Nhà nghiên cứu Vasilii Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow cho rằng, điều này hoàn toàn không có nghĩa là thỏa thuận máy bay tác chiến đa năng đã không còn hy vọng, chỉ là vẫn chưa đạt được thỏa thuận về vấn đề này.
Tên lửa đất đối không S-400 Ngs
Ông nói: "Theo lý giải của tôi, giao dịch tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 có thể đẩy nhanh tiến hành, bởi vì sau cuộc khủng hoảng Crimea, quan hệ chiến lược với Trung Quốc trở nên ngày càng quan trọng đối với Moscow... Nhưng, cân nhắc đến chu kỳ sản xuất, lô tên lửa S-400 đầu tiên không có nhiều khả năng lắm đến Trung Quốc trước năm 2016.
Theo bài báo, bất kể giao dịch này hiện nay hay năm tới hoàn thành, nó đều sẽ gây phiền phức cho Đài Loan và tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật. Tên lửa S-400 có tầm bắn 400 km sẽ giúp cho Trung Quốc có thể tập kích bất cứ máy bay nào trên bầu trời Đài Loan.
Điều này sẽ làm cho Trung Quốc có thể kiểm soát có hiệu quả bầu trời Đài Loan trong một cuộc chiến tranh. Hiện nay, tên lửa S-300 tầm bắn 300 km của Trung Quốc chỉ có thể bao trùm đến một phần khu vực duyên hải tây bắc của Đài Loan.
Tên lửa S-400 sẽ làm cho Tokyo khó mà kiểm soát được vùng trời đảo Senkaku.
Máy bay chiến đấu F-16A/B của Không quân Đài Loan
Cùng với những máy bay cũ như khoảng 50 máy bay chiến đấu F-5 và 55 máy bay chiến đấu Mirage-2000 bắt đầu nghỉ hưu trong 10 năm tới, Đài Loan cũng đối mặt với vấn đề thiếu máy bay chiến đấu.
Số còn lại chỉ có 126 máy bay chiến đấu phòng thủ tự chế IDF và 144 máy bay chiến đấu F-16A/B. Đài Loan đã khởi động kế hoạch cải tiến máy bay chiến đấu F-16, nhưng từ năm 2006 trở đi vẫn kiên trì yêu cầu Mỹ bán 66 máy bay chiến đấu F-16C/D.
Nhà nghiên cứu lâu năm Richard Fischer của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và đánh giá quốc tế Mỹ cho rằng, phản hồi của Washington đối với Đài Loan là bán cho họ động cơ tua bin cánh quạt nhỏ F404 hoặc F414 của công ty General Electric, như vậy Đài Loan có thể nâng cấp máy bay chiến đấu IDF lên thành máy bay chiến đấu siêu âm cất cánh cự ly ngắn.
Sau khi đã có khả năng tăng tốc và leo cao rất cao, máy bay chiến đấu "siêu IDF" này có thể tránh được tên lửa đối không, chiếm độ cao, sau đó phóng tên lửa đối với máy bay địch bên dưới (của Trung Quốc).
Đài Loan từ năm 2006 trở đi vẫn kiên trì yêu cầu Mỹ bán 66 máy bay chiến đấu F-16C/D
Theo bài báo, Trung Quốc hiện đang sở hữu tên lửa S-300 và hệ thống phòng không HQ-9. Nếu Nga bán tên lửa và công nghệ S-400 cho Trung Quốc, Trung Quốc có thể phát triển được nhiều hệ thống phòng không tiên tiến hơn.
Theo Giáo Dục
Nga có bị Trung Quốc "bắt bí" về hợp đồng khí đốt? Bị phương Tây trừng phạt vì cuộc khủng hoảng Ukraina, Nga đã nhượng bộ Trung Quốc về hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD để tìm lối thoát cho nền kinh tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin Tin tức cho hay Nga và Trung Quốc chủ trương tăng trao đổi mậu dịch song phương lên...