Bắc Kinh “khuyến khích” các hoạt động trái phép trên Biển Đông?! (4)
Trong phóng sự của BBC thực hiện cuối năm 2015, nhà báo Wingfield-Hayes đã có quá trình quan sát ngư dân Đàm Môn đánh bắt sò khổng lồ tại Biển Đông.
Trong phóng sự của BBC thực hiện cuối năm 2015, nhà báo Wingfield-Hayes đã có quá trình quan sát ngư dân Đàm Môn đánh bắt sò khổng lồ từ trên không lẫn dưới mặt nước sâu. Trên mặt nước, những đám rạn san hô lớn bị phân tán rộng rãi khắp nơi khi thuyền của ngư dân di chuyển vào.
Những cánh quạt bên dưới động cơ, dụng cụ hái lượm, đánh bắt của ngư dân chính là yếu tố phá huỷ cấu trúc sinh thái của những rạn san hô họ đi qua. Sau đó, ngư dân đeo mặt nạ dưỡng khí lặn đến dưới cùng để “quét” sạch những vỏ sò khổng lồ đang được che giấu trong các rạn san hô.
Lực lượng hải quân Philippines kiểm tra một tàu cá Trung Quốc vừa thu hoạch lượng lớn vỏ sò khổng lồ. Ảnh: Phil Star
Hầu hết những con sò này đều đã chết vì ngư dân lấy thịt trước, sau đó họ mới nhấc những chiếc vỏ kích cỡ lớn ra rồi treo lên những chiếc thuyền nhỏ. Hoàn thành công việc, một chiếc tàu mẹ được thả neo gần đó sẽ đưa cần cẩu thu hoạch nguồn “chiến lợi phẩm” của vụ đánh bắt đó.
Quá trình đơn giản này lặp đi lặp lại hàng trăm, hàng ngàn lần và ngư dân Trung Quốc gây ra những vết “sẹo” hình vòng cung lớn ở các bãi rạn san hô khổng lồ trên mặt bờ biển.
Theo nhận định của tạp chí The Diplomat, chỉ trong 2 năm, những tàu đánh bắt cá trái phép của Trung Quốc thường xuyên hiện diện tại các khu vực rạn san hô trên Biển Đông.
Video đang HOT
Giới quan sát quốc tế cho rằng nếu ngư dân Trung Quốc tiếp tục được “bật đèn xanh” thì không lâu nữa các rạn san hô tại Biển Đông sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn dưới hàng triệu tấn cát. Điều đáng chú ý là không hề có ngư dân thuộc các nước khác quanh khu vực được ghi nhận là có hành động tương tự.
Theo ghi nhận của Robert Lee, trang web thương mại điện tử nổi tiếng Alibaba của Bắc Kinh cũng có giới thiệu 20 trang bán hàng khác có rao bán các loại sản phẩm trang sức được chế tác từ vỏ sò khổng lồ.
Hơn 100.000 ngư dân Trung Quốc đang làm việc trong ngành công nghiệp kinh doanh vỏ sò khổng lồ trái phép. Ảnh: The Diplomat
Điển hình như những vật phẩm dễ dàng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng như vòng cổ, vòng tay, đồ trưng bày được chạm trổ cầu kỳ hay thậm chí cả vỏ sò khổng lồ nguyên vẹn. Đặc biệt, những sản phẩm này đều được quảng cáo là chế tạo ở Đàm Môn.
Những trang bán hàng này còn ghi rõ nguồn gốc sản phẩm được làm từ những con sò ngư dân đã khai thác ngoài bãi cạn Scarborough (Philippines). Ngạc nhiên hơn, một công ty kinh doanh còn hiển nhiên “trưng” ảnh 4 ngư dân Đàm Môn đứng trên bến tàu khi vừa thu hoạch xong đống sò khổng lồ với chú thích họ đã an toàn trở về sau khi bị lực lượng chức năng Philippines truy đuổi khi khai thác trái phép. Tấm ảnh đó được công bố trước khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát khu vực này năm 2012.
Khoảng 3 năm trước, chính phủ Trung Quốc khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, kinh doanh vỏ sò khổng lồ của ngư dân Đàm Môn. Bất chấp hoạt động này là bất hợp pháp, Bắc Kinh cho rằng đây là bước đi nhằm phát triển của cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Đông.
Phương Hà
Theo_Người Đưa Tin
Chiến hạm Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc
Tàu chiến Indonesia đã bắt một tàu Trung Quốc bị tình nghi đánh bắt trái phép trong vùng biển xung quanh quần đảo Natuna hồi cuối tuần qua.
Tàu chiến Indonesia đã bắt một tàu Trung Quốc bị tình nghi đánh bắt trái phép trong vùng biển xung quanh quần đảo Natuna hồi cuối tuần qua.
Quân đội Indonesia ngày 29/5 thông báo, khi tàu hộ tống Oswald Siahaan 354 đang tuần tra trên biển thì phát hiện tàu Gui Bei Yu của Trung Quốc. Sau khi nhận định tàu này đang đánh bắt trái phép, chiến hạm Indonesia bắt tàu Trung Quốccùng 8 người trên tàu.
"Tàu Trung Quốc có dấu hiệu đánh bắt trái phép do chúng tôi phát hiện trên tàu trữ nhiều cá tươi. Đây là những loại cá mà vùng biển này mới có", phát ngôn viên Hạm đội phía Tây Budi Amin nói với báo Straits Times.
Tàu hộ tống 354 của Indonesia. Ảnh: CNA
Một phát ngôn viên Căn cứ hải quân thứ 4 của Indonesia đặt tại tỉnh đảo Riau nói, cảnh sát biển Trung Quốc không có hành động ngăn chặn khi lực lượng Indonesia bước lên tàu Trung Quốc để bắt các thuỷ thủ đoàn.
Căng thẳng ngoại giao giữa Indonesia và Trung Quốc nảy sinh từ tháng 3 năm nay, sau vài lần chạm trán giữa các tàu 2 nước xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia.
Tàu chiến Indonesia từng bắt một tàu kéo lưới Trung Quốc vào ngày 22/4 vì hoạt động đánh bắt trái phép ở ngoài khơi tỉnh Bắc Sumatra.
Vị trí quần đảo Natuna. Đồ họa: USCNPM
Trước đó, vào ngày 19/3, hải quân Indonesia bắt một tàu cá Trung Quốc và 8 thuỷ thủ khi nó hoạt động trái phép ở quần đảo Natuna.
Khi đó, Bắc Kinh tuyên bố phía Indonesia đã tấn công trước do tàu của họ chỉ hoạt động trong "ngư trường truyền thống" của Bắc Kinh. Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã ngăn cản hoạt động của tàu Indonesia và giải phóng các ngư dân bị bắt, dấy lên căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh từng tuyên bố, quần đảo Natuna thuộc chủ quyền Indonesia và Bắc Kinh tôn trong điều này.
Theo Zing.vn
Theo_Kiến Thức
Palau đốt một tàu cá Việt Nam đánh bắt thủy sản trái phép Ngày 27/5, lực lượng chức năng Palau đã đốt một tàu cá Việt Nam bị phát hiện đánh bắt thủy hải sản trái phép trong vùng biển nước này. Ngày 27/5, lực lượng chức năng Palau đã đốt một tàu cá Việt Nam bị phát hiện đánh bắt thủy hải sản trái phép trong vùng biển nước này. Trong một thông báo, Tổng...