Bắc Kinh hành động để bài trừ 996
Động thái của Bắc Kinh nhắm đến các công ty công nghệ, nơi khét tiếng với văn hóa làm việc 996 khiến nhân viên tử vong vì kiệt sức.
Chính quyền Bắc Kinh ( Trung Quốc) mới đây chính thức phát động một chiến dịch kéo dài 2 tháng nhằm điều chỉnh văn hóa làm việc ngoài giờ.
Động thái này diễn ra sau hàng loạt cái chết của các nhân viên khối ngành công nghệ được cho là có liên quan đến lịch làm việc không lành mạnh, gây suy kiệt sức khỏe, theo Sixth Tone.
Cụ thể, theo một thông báo được công bố vào 15/3, Văn phòng Nhân sự và An sinh xã hội Bắc Kinh cho biết sẽ tăng cường giám sát các công ty trên toàn thành phố về lịch làm việc, giờ nghỉ, ngày nghỉ cũng như các vấn đề liên quan đến làm thêm và lương thưởng.
Nhà chức trách cho rằng động thái này nhằm “bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa”.
Chiến dịch chủ yếu nhắm vào những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Internet và công nghệ, nơi nổi tiếng với văn hóa làm việc ngoài giờ đầy khắc nghiệt. Những đơn vị vi phạm sẽ bị “phạt hành chính”, trong đó khung hình phạt cụ thể chưa được công bố rõ ràng.
Văn hóa làm thêm giờ diễn ra phổ biến trong các công ty thuộc ngành công nghệ tại Trung Quốc. Nhiều nhân viên cho rằng họ tự nguyện làm như vậy. Ảnh: Reuters.
Feng, 34 tuổi, kỹ sư phần mềm làm việc tại Bắc Kinh, cho biết mình chưa hề biết đến chiến dịch mới này của thành phố. Anh tỏ ra nghi ngờ tác dụng thực sự của chính sách.
Mỗi ngày, Feng làm việc từ 10h đến 21h30, trong đó có 3,5 tiếng là làm thêm giờ. Anh liên tục làm như vậy từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần.
Video đang HOT
“Tôi có hiệu suất làm việc thấp vào ban đêm và thường buồn ngủ sau 1h sáng. Công ty có rất nhiều việc và hầu hết chúng tôi đều làm theo giờ giấc như vậy”, anh nói với Sixth Tone.
Văn hóa làm thêm giờ, được biết đến rộng rãi với cái tên 996 (từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày một tuần) là vấn đề tiêu cực tồn tại dai dẳng trong các công ty công nghệ ở Trung Quốc. Bất chấp việc các nhà chức trách coi đây là hành động bất hợp pháp và các công ty từng cam kết chấm dứt, thực trạng vẫn không thay đổi.
Chỉ trong năm 2021, cái chết của hai nhân viên trẻ tại Bilibili và ByteDance, công ty mẹ của Douyin, đã làm nóng các cuộc thảo luận về văn hóa 996, đồng thời một lần nữa làm sáng tỏ những áp lực mà nhân viên công nghệ Trung Quốc phải đối mặt.
Trước Bắc Kinh, các thành phố khác cũng lần lượt đưa ra sáng kiến tương tự nhằm điều chỉnh giờ làm việc lành mạnh hơn. Năm ngoái, tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên đã tiến hành điều tra về việc làm thêm giờ. Đến nay, kết quả điều tra vẫn chưa được công bố rộng rãi.
Cơn ác mộng sẽ không kết thúc với các tập đoàn công nghệ Trung Quốc
Sau khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát, giá trị vốn hóa của các công ty Internet lớn tại Trung Quốc bay hơi hơn 1.500 tỷ USD.
Tuy nhiên, đà bán tháo có thể chưa kết thúc.
Theo Bloomberg , giá cổ phiếu sụt giảm khiến cổ phiếu của Tencent Holdings Ltd. được giao dịch với P/B (thị giá/giá trị sổ sách) thấp hơn cả trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giá cổ phiếu của Alibaba Group Holding Ltd. cũng lao dốc xuống mức thấp kỷ lục trên sàn Hong Kong.
Các cổ phiếu công nghệ lớn của Trung Quốc lao dốc do chính quyền Bắc Kinh siết chặt kiểm soát. Tuy nhiên, ngay cả sau đợt bán tháo trị giá 1.500 tỷ USD, giới đầu tư vẫn không coi đây là cơ hội "bắt đáy".
"Tôi không cho rằng tình trạng này sẽ sớm kết thúc", Bloomberg dẫn lời ông Alex Au, Giám đốc điều hành tại Alphalex Capital Management HK Ltd., nhận định. "Các nhà đầu tư cần đánh giá lại tính hợp lý và rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc", ông nói thêm.
Giá cổ phiếu của Tencent lao dốc sau khi chính quyền Bắc Kinh siết chặt kiểm soát đối với các công ty công nghệ. Ảnh: Reuters .
Những quy định nghiêm khắc hơn
Tuần này, Tencent đã cảnh báo các nhà đầu tư "chuẩn bị cho những quy định nghiêm khắc hơn đối với lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc". Ông Au coi công nghệ là ngành công nghiệp dễ tổn thương nhất trong cuộc trấn áp của Bắc Kinh từ ngành giáo dục, thương mại điện tử đến chia sẻ xe.
Trong những tháng qua, chính quyền Bắc Kinh đã liên tục giáng đòn lên các tập đoàn tư nhân lớn của đất nước. Hồi tháng 11/2020, Bắc Kinh bất ngờ yêu cầu Ant Group - công ty công nghệ tài chính của tỷ phú Jack Ma - hoãn IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) và thay đổi mô hình kinh doanh.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD sau cuộc điều tra chống độc quyền của Bắc Kinh. Những công ty khác - bao gồm Tencent và Pinduoduo - bị buộc tội vì các hành vi phản cạnh tranh.
Chính quyền Bắc Kinh còn ngăn Didi - hãng gọi xe được SoftBank rót vốn - đăng ký khách hàng và tài xế mới. Ứng dụng của Didi cũng bị xóa khỏi những cửa hàng ứng dụng trên điện thoại thông minh. Đến ngày 24/7, Trung Quốc yêu cầu các công ty dạy thêm chuyển thành tổ chức phi lợi nhuận và không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Giá trị vốn hóa thị trường của Tencent, Alibaba, Kuaishou Technology và Meituan đã bị xóa sổ hơn 1.000 tỷ USD từ mức đỉnh hồi đầu năm. Ảnh: Reuters .
Kể từ đỉnh hồi tháng 2, giá trị vốn hóa thị trường của Tencent, Alibaba, Kuaishou Technology và Meituan đã bị xóa sổ hơn 1.000 tỷ USD. Chỉ số Hang Seng Tech Index - theo dõi các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc - lao dốc hơn 40% trong cùng khoảng thời gian. Những công ty này chứng kiến vốn hóa bốc hơi khoảng 1.500 tỷ USD.
Các nhà đầu tư đau đầu với câu hỏi rằng đâu là điểm dừng của cuộc trấn áp từ chính quyền Bắc Kinh. Ông Sean Taylor - Giám đốc đầu tư APAC, Trưởng bộ phận Thị trường mới nổi tại DWS, cho rằng với tình trạng bất ổn về quy định hiện nay, rất khó để nói rằng giá cổ phiếu công nghệ đang rẻ.
"Nếu lợi nhuận tiếp tục lao dốc, giá cổ phiếu hiện tại vẫn đắt", ông bình luận. "Chúng ta không biết đáy ở đâu", ông Taylor nói thêm.
Không vội mua vào
Theo dữ liệu của Bloomberg , các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục đã chuyển sang bán ròng Tencent kể từ tháng 6. Theo ông Li Weiqing - nhà quản lý quỹ tại JH Investment Management Co., tín hiệu mua sẽ chỉ xuất hiện khi các chính sách từ chính phủ trở nên rõ ràng hơn.
Ông đã bán cổ phần tại các công ty Internet từ quý IV/2020 và hiện chỉ âm thầm quan sát tình hình.
Việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát buộc các công ty phải tạm hoãn kế hoạch mở rộng. Những quy định chống độc quyền cũng đẩy họ vào môi trường cạnh tranh lớn hơn.
Do tốc độ tăng trưởng chậm lại ở mọi mảng kinh doanh, lần đầu tiên trong vòng 2 năm, doanh thu của Alibaba không đạt được như mức ước tính.
Tencent báo cáo tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng quý chậm nhất kể từ đầu năm 2019. Tập đoàn cũng cảnh báo sẽ có thêm nhiều hạn chế về quy định. Công ty còn tăng chi tiêu gấp đôi lên 15 tỷ USD cho các chương trình trách nhiệm xã hội.
Theo ông Tai Hui - Giám đốc chiến lược thị trường châu Á tại JPMorgan Asset Management, các nhà đầu tư cần biết thêm thông tin về mức độ của những đòn giáng từ Bắc Kinh, cũng như phản ứng của các công ty công nghệ.
"Định giá hiện tại chưa phản ánh đầy đủ những gì xảy ra trong tương lai", ông bình luận.
Trong khi đó, một số nhà đầu tư vẫn coi đây là cơ hội tốt để đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ. "Trong vòng 5 năm kể từ thời điểm này, tôi nghĩ đây sẽ là một trong những cơ hội mua vào tốt nhất", ông Louis Lau - Giám đốc đầu tư của Brandes Investment Partners - bình luận.
Áp lực của phương Tây đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau Nga đang tích cực hợp tác với Trung Quốc thông qua thực hiện các dự án chung trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có vấn đề khí đốt Hãng thông tấn TASS ngày 30/1 dẫn lời Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin cho biết, các bước đi không thân thiện của phương Tây chống lại Nga và Trung Quốc đang thúc...