Bắc Kinh đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú
Bắc Kinh hiện là nơi tập trung nhiều tỷ phú hơn bất cứ thành phố nào khác trên thế giới, theo danh sách tỷ phú mới nhất hàng năm của tạp chí Forbes.
Bắc Kinh đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú. Ảnh: Forbes
Hiện, 1/4 trong số 2.755 thành viên trong Danh sách tỷ phú thế giới 2021 của Forbes sống ở 10 thành phố, gồm cả hơn 10% số tỷ phú sống ở 4 đô thị lớn của Trung Quốc.
Lần đầu tiên trong vòng 7 năm, thành phố New York của Mỹ mất vị trí số 1, khi Bắc Kinh có thêm 33 tỷ phú mới sinh sống tại thành phố này.
Tính tới lúc này, Bắc Kinh là nơi sinh sống của 100 tỷ phú, hơn New York đúng một người. Việc Trung Quốc mau chóng kiểm soát dịch Covid-19, sự lớn mạnh của các công ty công nghệ và thị trường chứng khoán đã giúp Bắc Kinh lên vị trí số 1.
Dù Bắc Kinh hiện có nhiều tỷ phú hơn New York song tổng trị giá tài sản của các tỷ phú tập trung ở New York vẫn nhiều hơn Bắc Kinh 80 tỷ USD.
Cư dân giàu có nhất Bắc Kinh hiện là Zhang Yiming, người sáng lập ứng dụng chia sẻ video Tik Tok, đồng thời là CEO của công ty ByteDance. Giá trị tài sản ròng của ông này là 35,6 tỷ USD. Trong khi đó, cư dân giàu có nhất New York là cựu thị trưởng Michael Bloomberg, có tài sản trị giá 59 tỷ USD.
Trung Quốc, cùng với Mỹ, đã chứng kiến các công ty về công nghệ ngày càng lớn mạnh hơn trong thời kỳ đại dịch, do có nhiều người mua sắm trực tuyến và tìm kiếm các nguồn giải trí trên mạng hơn. Một nửa số tỷ phú mới ở Trung Quốc làm giàu từ sản xuất hoặc liên doanh công nghệ, gồm cả nữ tỷ phú Kate Wang (kiếm bộn tiền từ thuốc lá điện tử).
Thống kê của tạp chí Forbes cho thấy, năm ngoái có 493 người mới gia nhập Danh sách tỷ phú toàn cầu. Như vậy, cứ mỗi 17h, lại có một tỷ phú mới xuất hiện. Tỷ phú giàu nhất thế giới hiện là Jeff Bezos, người sáng lập của Amazon.
Video đang HOT
Dưới đây là 10 thành phố có số lượng tỷ phú tập trung đông nhất, theo Forbes.
Bắc Kinh, Trung Quốc: 100 người
New York, Mỹ: 99 người
Hong Kong, Trung Quốc: 80 người.
Moscow, Nga: 79 người.
Thâm Quyến, Trung Quốc: 68 người.
Thượng Hải, Trung Quốc: 64 người.
London, Anh: 63 người.
Mumbai, Ấn Độ: 48 người.
San Francisco, Mỹ: 48 người
Hàng Châu, Trung Quốc: 47 người.
Hoài Linh
Australia lo ngại cơ sở Trung Quốc ở sát nách
Nghị sĩ Australia lo ngại cơ sở 200 triệu USD mà Trung Quốc tính xây dựng trên đảo Daru sát nước này có thể đe dọa an ninh quốc gia.
Một công ty do người Trung Quốc điều hành đã ký biên bản ghi nhớ với chính quyền Papua New Guinea (PNG) để xây dựng "một khu công nghiệp thủy sản đa chức năng" trên đảo Daru nằm trên eo biển Torres.
Đây là một trong số ít đảo ở eo biển Torres không thuộc quyền kiểm soát của Australia, nằm cách lục địa Australia chưa đầy 200 km.
Vị trí đảo Daru (dấu đỏ), cách lục địa Australia chưa đầy 200 km. Ảnh: Google Maps
Dự án này đã khiến các chuyên gia an ninh quốc gia Australia lo ngại vì nó có thể hoạt động như một cơ sở quân sự của Trung Quốc. Họ cũng bày tỏ quan ngại với các tàu cá mang cờ Papua New Guinea nhưng do Trung Quốc kiểm soát đang đánh bắt tận diệt vùng biển đa dạng sinh học xung quanh.
Trong cuộc họp với Thượng viện tháng này, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết Lực lượng Biên phòng Australia đã duy trì "hiện diện liên tục" ở eo biển Torres và làm việc với cơ quan thực thi pháp luật PNG.
Bà cho biết đã "bày tỏ mong muốn mọi ngư dân trong khu vực eo biển Torres tuân thủ luật pháp của Australia và Papua New Guinea, cũng như các nghĩa vụ quốc tế".
Penny Wong, phát ngôn viên Công đảng Australia, lãnh đạo phe đối lập trong Thượng viện, nói rằng chính phủ đã "phạm sai lầm" khi để dự án này hình thành. "Làm thế nào mà chính phủ Morrison không nhìn thấy điều này?" bà nói.
Thượng nghị sĩ độc lập Rex Patrick, một người thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh, cảnh báo dự án ở Daru sẽ "tác động nghiêm trọng" tới an ninh quốc gia Australia.
"Rõ ràng sự hiện diện như vậy của Trung Quốc sẽ làm phức tạp thêm tình hình an ninh và tạo chỗ đứng mới cho Bắc Kinh để can thiệp vào Papua New Guinea", ông nói. "Chính phủ cần làm rõ điều này với PNG và hỗ trợ một dự án thay thế của Australia".
"Nếu chính phủ không thể ngăn cản sự ủng hộ của PNG với dự án này, Australia cần lên kế hoạch bảo vệ hệ sinh thái eo biển Torres, do các tàu cá Trung Quốc nổi tiếng là có xu hướng khai thác quá mức tài nguyên", ông nói thêm.
Người dân trên đảo Daru. Ảnh : Guardian
Jonathan Pryke, giám đốc chương trình quần đảo Thái Bình Dương của Viện Lowy, cho rằng sự háo hức của PNG khi ký thỏa thuận với Trung Quốc là rất dễ hiểu, bởi tình trạng nghèo đói tại Daru.
Nhưng động cơ của Trung Quốc khó hiểu hơn nhiều, khi khu vực này mang lại ít giá trị về thương mại hoặc chiến lược. Pryke cho rằng việc Trung Quốc ký các biên bản ghi nhớ trong khu vực này rất phổ biến, nhưng chúng thường không dẫn tới các dự án hoàn thiện trên thực địa.
"Nó có thể chỉ là động thái khua chiêng gõ mõ, hay một người môi giới Trung Quốc nào đó đang tìm cách kiếm lời", ông nói. "Tôi thấy xác suất dự án này được thực hiện là bằng 0. Nếu muốn lập một căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, Trung Quốc không thể làm điều đó quá công khai và ngay sát nách Australia như vậy. Nó chẳng mang lại giá trị chiến lược nào cả".
Ông nhận định động thái này của Bắc Kinh có thể là nỗ lực "chọc giận" Canberra. "Đây có thể là thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ rằng: Chúng tôi đang tiến gần đến Australia, chúng tôi có tham vọng áp sát biên giới Australia", ông nói.
Pryke cho rằng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Daru, trong bối cảnh quan hệ hai bên đã xuống rất thấp trong năm nay. Tuy nhiên, ông đánh giá đây chỉ là một "chiêu trò" của Bắc Kinh, bởi việc tiến hành dự án sẽ làm gia tăng căng thẳng bất lợi cho Trung Quốc.
Thỏa thuận EU-Trung Quốc nguy cơ đổ vỡ, Bắc Kinh lấy lòng Hà Lan, Tây Ban Nha Trước nguy cơ thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc không đạt được theo lịch trình dự kiến cuối năm nay, Bắc Kinh kêu gọi sự ủng hộ từ Hà Lan và Tây Ban Nha. Hôm 23/12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi lãnh đạo Tây Ban Nha và Hà Lan ủng hộ thỏa thuận đầu tư giữa...