Bắc Kinh đồng ý bắt tay với Đài Loan trên Biển Đông
Chỉ hơn một tuần sau khi được các “học giả” Trung Quốc và Đài Loan khuyến nghị là hai bên nên hợp sức về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, hôm qua 31/10, Bắc Kinh cho biết hoàn toàn nhất trí với ý kiến này.
Trả lời các phóng viên tại một cuộc họp báo ngày 31/10, phát ngôn viên cơ quan đặc trách Đài Loan của Trung Quốc, ông Dương Nghị,cho rằng việc phối hợp với nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo Trung Quốc là “nghĩa vụ” của đồng bào ở cả hai bên.
Theo quan chức này, các đề xuất liên quan đến nội dung hợp tác giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục về vấn đề Biển Đông, đến từ mọi tầng lớp xã hội ở hai bên eo biển Đài Loan, đều đáng được hoan nghênh. “Chúng tôi sẽ rất hân hạnh khi thấy các cuộc thảo luận về chủ đề này của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở cả hai bên eo biển Đài Loan”, ông cho hay.
Trả lời một câu hỏi khác, ông Dương Nghị cũng khẳng định rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – hiện do Nhật Bản kiểm soát – là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, mà mọi người ở cả hai bên eo biển Đài Loan cũng có nghĩa vụ phối hợp để bảo vệ chủ quyền.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 23/10, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc đã cho biết, giới học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu để khẳng định được trước cộng đồng quốc tế tính chất hợp pháp của tấm bản đồ hình chữ U mà Bắc Kinh đã đơn phương đưa ra nhằm xác định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Các học giả này còn đề nghị chính quyền hai bên đưa chủ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự các cuộc đàm phán giữa hai bên, và nhất là hợp tác để cùng thăm dò và khai thác dầu khí, kể các trong các vùng đang tranh chấp như chung quanh quần đảo Trường Sa.
Theo Dantri
Tập Cận Bình gọi việc mua đảo của Nhật là 'trò hề'
Phó chủ tịch Trung Quốc hôm qua gọi việc Nhật mua các hòn đảo trên biển Hoa Đông là "trò hề", trong khi đó lãnh đạo Nhật khẳng định sẵn sàng bảo vệ chủ quyền ở quần đảo đang tranh chấp.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh: Xinhua
"Nhật Bản nên xem xét lại những hành động của mình, không nên có thêm những lời nói và hành động xâm hại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc",China Daily dẫn lời ông Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
"Việc Nhật Bản mua lại các đảo là sự thách thức Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, làm căng thẳng thêm tình hình tranh chấp lãnh thổ trong khu vực", ông Tập nói thêm.
Trong khi đó Thủ tướng Nhật Noda kêu gọi người dân nước này bình tĩnh và kiềm chế, trước làn sóng biểu tình của người Trung Quốc, trong đó nhiều cơ sở kinh doanh của Nhật bị đập phá. Biểu tình diễn ra sau khi chính phủ Nhật công bố việc mua lại ba trong số 5 đảo không người ở thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Giới chức Nhật Bản cho biết trong lúc các tàu chính phủ của Trung Quốc tiến đến gần quần đảo tranh chấp, các tàu thuộc lực lượng cảnh sát và tuần duyên Nhật được đặt trong tình trạng báo động, để sẵn sàng cảnh báo các tàu của nước láng giềng.
Thủ tướng Nhật Noda hồi đầu tuần cũng tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền ở quần đảo tranh chấp.
Về phía Mỹ, trong những cuộc tiếp xúc với các quan chức Trung Quốc, bao gồm ông Tập Cận Bình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ luôn thể hiện lập trường trung lập và không nghiêng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ. Ông Panetta kêu gọi các bên bình tĩnh và kiềm chế, tránh đối đầu trong khi giải quyết tranh chấp.
Phát biểu tại Học viện Kỹ thuật Quốc phòng Bắc Kinh, ông Panetta nhắc lại mục đích của chiến lược quân sự hướng tới châu Á của Mỹ không nhằm vào Trung Quốc, khi có những thông tin cho rằng Washinton tăng cường sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương để hỗ trợ các đồng minh của mình như Nhật Bản.
Trước khi đến Trung Quốc, ông Panetta đã tới Nhật Bản. Chuyến đi của ông Panetta diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc và nước láng giềng Nhật Bản xung quanh vấn đề chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật của người dân nổ ra khắp Trung Quốc trong khi chính phủ cử hơn 10 tàu tuần tra đến gần khu vực quần đảo tranh chấp với Nhật.
Theo VNE
Trung Quốc "chỉ muốn cùng khai thác ở Biển Đông" Một quan chức cấp cao của Philippines cho rằng Trung Quốc thực ra chỉ muốn cùng khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng, chứ không muốn đối đầu quân sự. Thượng nghị sĩ Philippines Miriam Defensor Santiago Tờ Philipppine Star của Philippines ngày 8-7 dẫn lời Thượng nghị sĩ Philippines Miriam Defensor Santiago nhận định...