Bắc Kinh chạy đua xét nghiệm Covid-19
Giới chức y tế Bắc Kinh xác định hơn 350.000 người cần xét nghiệm nCoV và gấp rút lấy mẫu xét nghiệm để ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Người dân Bắc Kinh xếp hàng chờ tại một điểm xét nghiệm ở Bắc Kinh hôm 17/6 theo yêu cầu của chính quyền, do có khả năng phơi nhiễm nCoV từ chợ thực phẩm đầu mối Tân Phát Địa phía tây nam thành phố.
Tân Phát Địa là chợ thực phẩm lớn nhất châu Á và là nơi cung cấp 70% rau quả cho Bắc Kinh. Bắc Kinh hiện ghi nhận 158 ca nhiễm liên quan đến cụm dịch này. Trưởng ban quản lý chợ cho biết nCoV được tìm thấy trên thớt của một người bán cá hồi, song giới chuyên gia chưa thể xác định virus từ người lây sang cá hay do cá bị nhiễm sẵn.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho những người có khả năng nhiễm virus tại một viện bảo tàng tạm thời được chuyển thành nơi xét nghiệm ở Bắc Kinh hôm 17/6.
Một quan chức Bắc Kinh hôm qua cho biết 355.000 người đã được yêu cầu xét nghiệm thông qua “dữ liệu lớn”, nhưng không nêu rõ cách thức. Một người có mặt tại điểm xét nghiệm cho biết có những người không tới chợ hoặc chỉ đơn thuần lái xe trên đường cũng được yêu cầu lấy mẫu.
Lọ đựng mẫu xét nghiệm nCoV tại điểm xét nghiệm ở Bắc Kinh hôm 17/6.
Thủ đô Trung Quốc hiện là vùng dịch nghiêm trọng nhất tại nước này kể từ đầu tháng 2. Chỉ vài ngày sau ca nhiễm đầu tiên, thành phố nâng trở lại mức cảnh báo lên cấp hai, mức cao thứ hai trong hệ thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp, đồng thời áp đặt lại nhiều hạn chế với người dân.
Video đang HOT
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ hỗ trợ người dân đăng ký xét nghiệm tại Bắc Kinh hôm 17/6.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm bên ngoài một điểm xét nghiệm ở Bắc Kinh hôm 17/6.
Quan chức y tế Trung Quốc hôm nay cho biết họ phát hiện nhiều thịt và hải sản ở chợ Tân Phát Địa xuất hiện mẫu nCoV. Họ nghi ngờ nhiệt độ thấp và độ ẩm cao của khu vực có thể là yếu tố góp phần gây nên đợt bùng phát này.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kiểm tra ứng dụng y tế trên điện thoại thông minh của người dân tại điểm xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh hôm 17/6.
Chợ Tân Phát Địa có diện tích rộng gần bằng 160 sân bóng. Phần lớn các ca nhiễm tại đây là tiểu thương bán hải sản, thủy sản, thịt bò và thịt cừu. Những bệnh nhân ở chợ xuất hiện triệu chứng sớm hơn những người khác.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đang lấy mẫu dịch họng một người đàn ông tại nơi xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh hôm 17/6.
Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu cá hồi từ các nhà cung cấp châu Âu trong tuần này trong bối cảnh lo ngại cá hồi có thể liên quan đến đợt bùng phát gần đây ở Bắc Kinh. Quan chức cũng cảnh báo người dân không nên ăn cá hồi sống.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ xem xét giấy tờ tại nơi xét nghiệm ở Bắc Kinh hôm 17/6.
Tại các khu vực nguy cơ cao trong thành phố, người dân bị cách ly với bên ngoài và được xét nghiệm. Tại khu vực rủi ro trung bình, người dân phải kiểm tra thân nhiệt và xét nghiệm.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Bắc Kinh hôm 17/6.
Dù sự gia tăng ca nhiễm không đáng kể so với nhiều vùng dịch trên thế giới, giới chức Bắc Kinh đã gấp rút hành động để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong thành phố.
Người dân chờ đợi để được xe buýt đưa đến điểm xét nghiệm ở Bắc Kinh hôm 17/6.
Ngô Tôn Hữu, nhà dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, hôm nay khẳng định Bắc Kinh đã kiểm soát được dịch bệnh, song ca nhiễm lẻ tẻ vẫn xuất hiện trong thời gian tới. Trong khi đó, một quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo các tiêu chuẩn vệ sinh thấp ở chợ đầu mối thực phẩm và các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng thực phẩm cần phải được giải quyết khẩn cấp.
Philippines quan ngại vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) lên tiếng "quan ngại sâu sắc" trước thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông, gọi đây là hành động làm tổn hại quan hệ giữa ASEAN và Bắc Kinh.
Bên ngoài tòa nhà của Bộ Ngoại giao Philippines . Ảnh Chụp từ Inquirer
Trong tuyên bố hôm 8.4, DFA nêu rõ: "Trong lúc các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông đang có đà tiến triển tích cực, điều quan trọng là phải tránh những vụ việc tương tự và cần phải dàn xếp bất đồng trên tinh thần tăng cường đối thoại và tin tưởng lẫn nhau".
DFA nhấn mạnh các bên cần phải tránh những hành vi khiêu khích tại Biển Đông, nhất là trong bối cảnh thế giới đang phải chống chọi với dịch Covid-19, theo CNN Philippines.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng bày tỏ tinh thần đoàn kết với Việt Nam, nhắc lại vụ ngư dân Philippines cũng từng bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong một vụ tương tự hồi năm ngoái. Những người gặp nạn đã được ngư dân Việt Nam cứu sống.
Một ngày trước đó, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam cũng gửi công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường liên quan đến việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 2.4.
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm . Ảnh Ngư dân cung cấp
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh bịa đặt rằng tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc, Việt Nam đã lên tiếng phản đối sự vu khống trắng trợn này.
Hành vi ngang ngược của tàu hải cảnh Trung Quốc cũng buộc Mỹ phải lên tiếng. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6.4 đã lên tiếng bày tỏ "rất quan ngại" về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Trong thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6.4, phát ngôn viên Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Vụ việc này (đâm tàu cá Việt Nam) là hành động mới nhất trong chuỗi hành động lâu dài của CHND Trung Hoa nhằm củng cố những yêu sách biển phi pháp và gây bất lợi cho các quốc gia láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông".
Thụy Miên
Bệnh nhân khỏi Covid-19 mong trở lại cuộc sống bình thường Hơn hai tháng kể từ khi Lu Ming và vợ mắc Covid-19, cuộc sống của họ vẫn chưa thể trở lại bình thường. Lu hiện cách ly ở nhà còn vợ anh Li Yue ở trong khu cách ly tập trung vì tái nhiễm virus. Li Yue (ảnh) tái nhiễm Covid-19 sau khi ra viện và hiện ở khu cách ly tập trung...