Bác kêu oan của người phụ nữ bị cáo buộc dùng súng hạ sát chồng
TAND cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo kêu oan của bị cáo Lê Ngọc Lê, SN 1976, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, về tội “ Giết người”. Phía bị hại cũng có đơn kháng cáo xin tăng hình phạt đối với bị cáo.
Trước đó, tháng 9-2018, HĐXX sơ thẩm của TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Lê Ngọc Lê 7 năm tù về tội “Giết người”. Theo các cơ quan tố tụng, ông Trương Hữu T kết hôn với Lê Ngọc Lê vào năm 1995, tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau đó, họ chuyển đến sinh sống tại một căn nhà, ở phố Hồng Hà, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ông T và Lê có một con trai chung tên Trương Anh S, SN 1996. Cuộc sống giữa hai vợ chồng “cơm không lành, canh chẳng ngọt” nên năm 2012, Lê gửi đơn đến TAND quận Hoàn Kiếm yêu cầu được được ly hôn với ông T. Trong quá trình chờ tòa giải quyết, họ sống ly thân và thường cãi chửi nhau. CQĐT làm rõ, từ tháng 1 đến 12-2014, CA phường Chương Dương nhiều lần lập biên bản hòa giải và cảm hoá giáo dục với hai vợ chồng về việc mâu thuẫn gia đình. Ngày 22-7-2014, Lê dùng búa đập vào gáy ông T, CA quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định xử phạt hành chính (phạt tiền) về hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác.
Bị cáo Lê tại phiên toà sơ thẩm
Tối 31-12-2014, Lê đang xem tivi tại nhà thì ông T đi làm về. Chồng bước vào nhà khóa cửa lại và cầm đoạn tuýp sắt, sợ bị đánh, Lê đã lấy khẩu súng để trong túi nilon bắn về phía ông T. Súng nổ nhưng không trúng vào người. Ông T lao vào, Lê tiếp tục giơ súng bắn tiếp nhưng đạn không nổ. Hai bên vật lộn khiến khẩu súng văng xuống sàn nhà. Trong lúc giằng co, ông T gọi con trai (cháu S) tìm người giúp đỡ nhưng không ai đến. Sau khi sự việc xảy ra, ông T và Lê đến CQCA trình báo vụ việc.
Ban đầu, Lê khai, khi ông T về nhà có gọi S: “S ơi cầm cái đó xuống làm đi”. S đi xuống giữa cầu thang, giơ tay lên thì Lê nghe thấy tiếng nổ. Lê ngất đi, giả vờ chết nghe thấy chồng hỏi con: “Nó chết chưa?”. S nói: “Chết rồi, thấy nằm im…”. “Mày bắn một phát về phía bố rồi ra CA khai là mẹ bắn bố rồi tự sát” – lời ông T và Lê nghe có tiếng nổ. Lê nằm im nhắn tin báo CQCA. Khi nghe thấy tiếng mở cửa, Lê chạy ra ngoài và nhờ người đưa đến CA trình báo.
Ngày 3-1-2015, tại CA quận Hoàn Kiếm, Lê thay đổi lời khai rằng, chị ta và chồng có mâu thuẫn trong việc giải quyết ly hôn từ năm 2012, tranh chấp từ việc chia nhà. Lê hay bị chồng đánh nên trước khi xảy ra sự việc một tuần, Lê tìm mua một khẩu súng và 6 viên đạn ở Tân Thanh, Lạng Sơn với giá 7 triệu đồng của một người đàn ông không quen biết và cất ở đầu giường. Ngày 31-12-2014, khi thấy ông T về có cầm theo một tuýp sắt, Lê cho rằng, chồng sẽ đánh mình nên dùng súng bắn vào cửa, không nhằm trực tiếp vào ông T để dọa. Khi ông T lao vào, Lê tiếp tục bắn phát thứ 2 nhưng đạn không nổ. Từ ngày 12-1-2015, Lê phản cung và giữ nội dung ban đầu đã khai tại CA phường Chương Dương.
Trong khi đó, tại CQĐT, cháu S khai, đang ở trên phòng thì nghe thấy tiếng nổ và tiếng bố. S chạy xuống tầng 1 thì thấy bố và mẹ đang vật lộn, trên đầu mẹ bị chảy máu. S xác nhận, có chất màu đỏ dính trên sàn nhà và trên đệm là máu của Lê. Mặc dù quá trình điều tra, Lê liên tục thay đổi lời khai và nay không thừa nhận hành vi phạm tội. Nhưng căn cứ biên bản đầu thú, các kết quả giám định, lời khai nhận của các bị can phù hợp với lời khai của ông T, cháu S và nhân chứng Nguyễn Tuấn H.
Anh H khai, khoảng 20g8′ anh đang đứng trước cửa nhà 669 đường Hồng Hà thì thấy ông T đi làm về mở cửa vào nhà và ngay sau đó nghe thấy tiếng “đoàng”. Ông T hét lên: “Ôi nó bắn tôi”. Sau đó có tiếng đổ vỡ ở trong nhà và thấy S chạy ra khỏi nhà nói: “Bố mẹ cháu đánh nhau kìa, có cả súng” nhưng không ai vào can ngăn. Lúc sau, ông T chạy ra ngoài, tay cầm điện thoại miệng nói, gọi nhanh cho Cảnh sát 113.
Video đang HOT
HĐXX sơ thẩm của TAND TP Hà Nội nhận định, bị cáo Lê có nhiều lời khai khác nhau, đồng thời cho rằng chỉ dọa bắn ông T, song căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án và lời khai tại phiên tòa có đủ cơ sở xác định bị cáo là người dùng súng bắn chồng. TAND TP Hà Nội tuyên phạt Lê 7 năm tù về tội “Giết người”.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Lê tiếp tục khai báo các tình tiết của vụ án như tại phiên tòa sơ thẩm với chiều hướng bị cáo bị oan và chính bố con ông T mới là người bàn bạc với nhau, rồi ra tay sát hại người bàn bà này bất thành. Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm cho rằng, lời khai của bị cáo là không có căn cứ để chấp nhận. Trong khi đó, hồ sơ vụ án đã thể hiện rõ bị cáo là người dùng súng bắn ông T nhưng không trúng. Tòa cấp phúc thẩm cho rằng, bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội đã xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Bị cáo không bị oan, do đó bác kháng cáo của bị cáo. Về kháng cáo tăng nặng hình phạt đối với Lê của bị hại, HĐXX phúc thẩm cho rằng, không có cơ sở.
Đỗ Phương
Theo phapluatxahoi
Tuyên y án, bắt giam ngay tại tòa người vợ dùng súng bắn chồng ở Hà Nội
Sau khi tuyên y án sơ thẩm dành cho người vợ bắn chồng ở Hà Nội, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định bắt giam bị cáo tại tòa.
Ngày 14/6, Tòa án Cấp cao tại Hà Nội đưa bị cáo Lê Ngọc Lê (SN 1976, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) ra xét xử phúc thẩm tội Giết người.
Nạn nhân trong vụ án là anh T. (SN 1964) từng đầu gối tay ấp với với bị cáo Lê,. Khi vụ án được đưa ra xét xử, anh T. và bị cáo đã hoàn tất thủ tục ly dị.
Phiên tòa được mở ra để xem xét kháng cáo kêu oan của bị cáo và kháng cáo đòi tăng hình phạt dành cho vợ cũ của anh T.
Bị cáo Lê Ngọc Lê
Kết quả điều tra cho thấy, anh T. và bị cáo Lê kết hôn vào năm 1995. Những ngày tháng hạnh phúc ban đầu khiến họ cho ra đời cậu con trai SN 1996.
Vợ chồng anh T. thường xảy ra mâu thuẫn, cãi chửi nhau. Họ sống chung một nhà nhưng ly thân.
Ngày 20/12/2012, bị cáo Lê gửi đơn đến TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội yêu cầu được ly hôn. Quá trình chờ tòa án giải quyết, cả năm 2014, công an phường Chương Dương nhiều lần lập biên bản hòa giải và biên bản cảm hóa giáo dục đối với anh T., chị Lê và con trai về mâu thuẫn gia đình.
Tối 31/12/2014, Lê đang nằm xem ti vi tại tầng 1 thì thấy chồng về, tay cầm đoạn gậy dạng tuýp sắt. Do sợ chồng đánh nên bị cáo lấy khẩu súng để trong túi nilon ở đầu đệm, dùng 2 tay (đã đeo găng tay y tế) cầm súng bắn về phía anh T.
Súng nổ nhưng không trúng người, anh T. lao vào vợ, chị Lê giơ súng bắn tiếp phát nữa, nhưng đạn không nổ. Anh T. áp sát vợ, hai bên vật lộn, khẩu súng văng xuống sàn nhà. Trong lúc hai vợ chồng giằng co, anh T. gọi con trai: "S. ơi cứu bố, mẹ mày dùng súng bắn bố".
S. chơi điện tử ở tầng 2, chạy xuống thấy bố mẹ đang vật lộn trong nhà đã mở cửa, chạy ra ngoài tìm người giúp đỡ. Anh T. bỏ chạy đến công an phường trình báo.
Câu chuyện trở nên phức tạp khi bị cáo Lê sau đó cũng nhờ người đưa đến công an phường trình báo việc mình bị chồng, con bắn.
Đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ ra những mâu thuẫn trong nhiều lời khai của bị cáo. Theo HĐXX, có đủ cơ sở xác định, do mâu thuẫn gia đình, Lê đã bắn chồng. Hành vi của bị cáo rất nghiêm trọng.
Bị cáo là người đã có tiền sự, bản thân khai báo không thành khẩn. Tuy nhiên, khi lượng hình, HĐXX cấp sơ thẩm cũng xem xét đến việc- hậu quả vụ nổ súng anh T. không chết, hơn nữa bố mẹ bị cáo có công với cách mạng. HĐXX cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Lê mức án 7 năm tù vì tội Giết người.
Được tại ngoại, bị cáo Lê xuất hiện tại tòa với biểu ngữ đòi triệu tập thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm...
Xét kháng cáo của bị cáo Lê và chồng cũ, HĐXX cấp phúc thẩm tuyên y án và quyết định bắt tạm giam tại tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại.
Điều 329. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án
1. Trương hơp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xư phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 điều 328 của Bộ luật này.
2. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xư phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
4. Trương hơp bị cáo bị xư phạt tử hình thì HĐXX quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
T.Nhung
Theo VNN
Viện kiểm sát nhân dân đề nghị bác kháng cáo kêu oan của Vũ "nhôm" Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao đã đề nghị bác toàn bộ nội dung đơn kháng cáo kêu oan của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm"). Sáng 29/5, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm Phan Văn Anh Vũ, Trần Phương Bình và các đồng phạm gây thất thoát của ngân hàng DAB hơn 3.600...