Bắc Kạn: Vì sao ông nông dân này lại thả đàn ngựa bạch vào vườn cam đặc sản đang độ trĩu quả?
Với sáng kiến nuôi ngựa thả vào vườn cam, ngựa ăn cỏ quanh gốc cam trong vườn, ông nông dân Hoàng Đại Minh, thôn Hát Luông, xã Kim Lư, huyện Na Rì ( tỉnh Bắc Kạn) vừa ít phải xuống tay làm cỏ mà vẫn cho thu về 150 triệu đồng mỗi vụ.
Tận “mục sở thị” vườn cam của gia đình ông Hoàng Đại Minh tại thôn Hát Luông, xã Kim Lư, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) chúng tôi càng thêm khâm phục cách làm của gia đình lão nông này, thực đúng với câu “tuổi cao chí khí càng cao”.
Ông Hoàng Đại Minh (xã Kim Lư, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) phấn khởi bên những chùm cam trĩu quả sau nhiều năm lao động.
Nhìn vườn cam xanh thẫm đang vào vụ trĩu tịt quả trên cành ngay phía trước ngôi nhà xinh xắn như một điểm nhấn, ông Hoàng Đại Minh cười bảo, ông trồng các giống đặc sản như cam đường Canh, cam Vinh và bưởi da xanh… cho thu nhập gấp 10 lần trồng ngô, trồng đỗ mà công chăm sóc cũng ít hơn.
Ông Minh tuổi đã ngoài 70 nhưng cái tay còn nhanh, cái chân còn khỏe, nụ cười thì lúc nào cũng thường trực trên gương mặt thiện lành. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông cho biết, vườn cây có múi được gia đình ông trồng từ năm 2012, đến năm 2015 đã cho quả bói.
Tuổi cao rồi, nên tính cách sao cho đỡ hao sức mà vẫn đảm bảo hiệu quả, gia đình ông Minh quyết định mua 6 con ngựa bạch thả trong 1ha vườn cây có múi. Xung quanh vườn cam đặc sản, nhà ông được rào chắc chắn bằng lưới sắt B40.
Video đang HOT
“Có chuồng đấy, khi nào mưa thì đàn ngựa bạch vào trú, cũng chẳng phải đóng cửa chuồng bao giờ, sáng ra đàn ngựa bạch lại ăn cỏ quanh những gốc cam đặc sản lần hồi vậy. Thi thoảng thì cắt cỏ voi thêm cho ngựa bạch ăn. Có đàn ngựa bạch, việc làm cỏ cũng ít phải động tay chân hơn. Đàn ngựa bạch ăn gần như sạch sẽ, quanh năm”, ông Minh cười.
Để tiết kiệm sức lao động, ông Hoàng Đại Minh, xã Kim Lư, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) đã nuôi 6 con ngựa bạch thả trong vườn cam đặc sản. Đàn ngựa bạch này sẽ giúp ông hàng ngày dọn cỏ.
Theo ông Minh, 1ha vườn cây có múi này trước đó được gia đình ông sử dụng trồng cây ngô, cây đỗ… tuy nhiên hiệu quả kinh tế không cao. Sau ông đã tự mày mò và tìm giống bưởi da xanh, cam đường Canh, cam Vinh về trồng thay thế. Chỉ 3 năm vườn cây nhà ông đã cho quả.
Vườn cam đặc sản này trước đó gia đình ông Minh chỉ để trồng ngô, trồng đỗ… cho thu nhập rất thấp. Nay ông Hoàng Đại Minh, xã Kim Lư, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) trồng cam đặc sản kết hợp nuôi ngựa bạch.
“Sau khi đã trồng được một nửa diện tích thì dự án trồng cam đường Canh của huyện triển khai, gia đình tôi tiếp tục trồng thêm 200 cây cam đặc sản này từ dự án. Được hỗ trợ về kỹ thuật, đi tập huấn, hỗ trợ phân bón… nên cũng nhiều thuận lợi…”, ông Minh cho hay.
Theo ông Minh, thổ nhưỡng và khí hậu ở xã Kim Lư, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) rất phù hợp với các loại cây có múi, nhất là các loại cam đặc sản.
Các loại cây có múi trong vườn sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, sợ mỗi sâu đục thân thôi nên vợ chồng ông thường xuyên kiểm tra, có dấu hiệu thì xử lý ngay. Thi thoảng cũng có cây bị thối rễ phải chặt bỏ, trồng dặm…
Ông Minh cho biết, trung bình mỗi năm gia đình ông thu được 8 tấn cam đường Canh, chưa kể quả từ các loại cây có múi khác, trừ các loại chi phí, gia đình cũng dành được khoảng 150-160 triệu đồng/vụ.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, bà Hoàng Thị Nguyệt, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, ông Minh là một trong số những gương điển hình trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
“Ngoài ông Minh, dự án trồng cây cam đường Canh được Phòng NNPTNT huyện triển khai, các hộ gia đình khác thực hiện dự án cây đều sinh trưởng, phát triển tốt, cho thu nhập cao so với các loại cây trồng khác.
Trung bình mỗi năm vườn nhà ông Hoàng Đại Minh, xã Kim Lư, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho thu 8 tấn cam đường Canh, chưa kể cam Vinh, bưởi da xanh.
Bên cạnh dự án trồng cây cam đường Canh, chúng tôi cũng đã triển khai thêm cây hồng không hạt Na Rì trên địa bàn huyện. Mục tiêu của chúng tôi hướng đến là nhân diện tích trồng hồng lên 300ha. Cây có múi và cây hồng đang là cây giảm nghèo, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương”, Phó Trưởng phòng NN PTNT huyện Na Rì khẳng định.
Hạn hán ở Bình Định khiến 120 hồ chứa cạn nước
Đến thời điểm này, 120 trong tổng số 165 hồ chứa nước tại tỉnh Bình Định đã cạn nước, tập trung tại các huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát.
Nắng nóng kéo dài khiến 120 hồ chứa nước trong tỉnh Bình Định cạn kiệt, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch cho người dân và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đến thời điểm này, 120 trong tổng số 165 hồ chứa nước tại tỉnh Bình Định đã cạn nước, tập trung tại các huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát. Lượng nước tại 45 hồ chứa còn lại cũng chỉ khoảng 160 triệu m3, tương đương 27% dung tích thiết kế.
Hồ chứa cạn nước ảnh hưởng đến nước tưới cuối vụ.
Hiện, đang vào cao điểm nắng nóng nên nguồn nước tại các hồ chứa sẽ tiếp tục giảm mạnh, ảnh hưởng tới nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Ông Võ Duy Tín, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng do hạn hán cho biết, địa phương đã vận động bà con tưới tiết kiệm để đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
"Trên toàn địa bàn huyện có 22 hồ chứa nước, hiện có 6 hồ chứa đã khô hạn, hết nước. Dung tích bình quân của các hồ còn lại từ 25%-30% dung tích thiết kế. Một số hồ hiện nay cũng chỉ là tưới ở giải pháp tưới ẩm, duy trì chống hạn ở cuối vụ, rất khó khăn"- ông Võ Duy Tín cho biết.
Thương lái vắng bóng, 150 ha mía có nguy cơ chết khô Theo người trồng mía, nguyên nhân vụ mía năm nay chưa thu hoạch dứt điểm là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thương lái không vào thu mua. Thông thường đến thời điểm này hàng năm, bà con nông dân huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cơ bản hoàn thành việc xuống giống vụ mía mới. Tuy nhiên, hiện tại, địa phương...