Bắc Kạn: Thanh niên rủ nhau nuôi ong, trồng dưa, 2 năm đã có tiền tỷ
Với sức mạnh, sự năng động và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, từ một tổ hợp tác sản xuất, 11 đoàn viên thanh niên xã Như Cố (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) nuôi ong, trồng dưa, đã từng bước phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trên chính đồng đất quê hương, để rồi sau 2 năm đã cho doanh thu nhiều tỷ đồng.
Dẫn chúng tôi tham quan các mô hình: trồng dưa nhà lưới, nuôi gà, trồng khoai tây… anh Ma Văn Hưng, đoàn viên đoàn thanh niên xã Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn), thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thanh niên Như Cố hồ hởi, tuy mới thực hiện được 2 năm song các mô hình mà HTX đang làm đã chứng minh hướng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị là đúng và hiệu quả.
Nhà lưới này có diện tích 1.000m2, được hỗ trợ 30%, từ chương trình xây dựng nông thôn mới.
Khi chúng tôi đến, tại nhà vườn ở cánh đồng Nà Chào, cây dưa lưới đã bắt đầu cho hoa.
Khi PV có mặt, tại nhà lưới trên cánh đồng Nà Chào, cây dưa lưới được trồng tại đây đang bắt đầu cho hoa, cùng thời điểm, HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố cũng đang xây dựng mới thêm một nhà lưới công nghệ cao khác trên diện tích 1000m2. Theo anh Hưng, việc đầu tư cho nhà lưới là rất lớn, tuy nhiên HTX đã tận dụng tốt nguồn lực hỗ trợ từ các dự án nên cũng giảm bớt được phần nào chi phí.
Nhà lưới được các anh trồng chủ yếu các loại như dưa lưới, dưa lê, dưa chuột. Bên cạnh đó, các đoàn viên thanh niên này còn thực hiện tốt các dự án như trồng cây thanh long ruột đỏ, cây khoai tây, cà chua, cây chè theo hướng VietGAP. Theo anh Hưng, hiện nay diện tích trồng khoai tây vụ đông xuân đã thực hiện được khoảng 5,2ha, đây là dự án liên kết đầu ra được bảo đảm.
Anh Lường Đình Hùng, Bí Thư Đoàn thanh niên xã Như Cố, Phó Giám đốc HTX cho biết, chúng tôi trước đó đã tập hợp một số đoàn viên thanh niên thành lập tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, về sau, để có tư cách pháp nhân xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, trên cơ sở tổ hợp tác, chúng tôi đã thành lập HTX như hiện này. Hiệu quả hoạt động rất tốt, các sản phẩm làm ra đều được thị trường đón nhận, nhờ có nhãn hiệu sản phẩm nên được sự tin tưởng của khách hàng.
Video đang HOT
HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố đã góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp thông qua việc liên kết các nhóm hộ thực hiện các dự án.
“Chúng tôi mang tinh thần hỗ trợ sinh kế cộng đồng là chủ yếu, mục đích nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các hộ gia đình trong phát triển nông nghiệp, dần dần hình thành tư tưởng, nhận thức về hợp tác liên kết trong người dân, có vậy mới đảm bảo xây dựng lộ trình cho đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm”, anh Hùng cho biết thêm.
“Việc liên kết các nhóm hộ nhằm xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, việc thay đổi tư duy là hết sức quan trọng, ví dụ như trồng chè là phải bón phân, phải có ghi chép lịch sử… để làm sao chứng minh với người tiêu dùng rằng sản phẩm tôi đảm bảo quy trình, chất lượng và an toàn chứ không thể thích làm thế nào thì làm như trước. Bây giờ đang giai đoạn sơ khai, làm tốt việc này thì mới có thể tính được những cái lớn hơn nên việc thay đổi từ duy là hết sức quan trọng”, anh Hùng nói.
Một số sản phẩm của HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố.
Theo anh Lường Đình Hùng, HTX chủ yếu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của địa phương và đang có đầu ra rất ổn định. Có một số sản phẩm nông sản được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao như chè, Trà mướp đắng rừng… vừa qua cũng có thêm một số sản phẩm bước đầu được xếp loại. Trà mướp đắng của HTX vừa rồi cũng đã được BigC Thăng Long ký kết đầu ra. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là vùng nguyên liệu ở địa phương còn ít, nên phải nhập từ các xã lân cận về.
Nhìn chung, làm kinh tế tập thể phải bám sát chính sách Nhà nước, thứ nữa là nhu cầu xã hội, phải kết hợp được hai nội dung này mới đỡ chi phí. Chủ động thì vẫn phải chủ động, như mô hình nuôi gà, làm bún, kể cả xưởng chè, chúng tôi cũng là tự làm, nhưng cái chính là phải theo chính sách Nhà nước để giảm thiểu chi phí đầu tư. Mình phải làm tốt Nhà nước mới cho, nhiều xã, nhiều nơi xin không được ấy, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Như Cố chia sẻ.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Dương Quang Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Như Cố cho biết, toàn xã có hơn 4.500ha đất tự nhiền, trong đó có 3.800ha đất lâm nghiệp. Trong 3800 rừng, có hơn 1000ha là rừng phòng hộ, hơn 2000ha là rừng trồng sản xuất, chủ yếu trồng keo.
Diện tích chè có khoảng 70ha, chủ yếu là chè trung du. Hằng năm địa phương có các nguồn như: nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất, nguồn xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới; nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất cho thôn 135, xã Như cố đã thoát 135 từ 2010 (chỉ còn 2 xã trong diện), các nguồn lực trên đều đã được xã khai thác hiệu quả.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là đầu ra, ví dụ nông sản, quy mô diện tích, lực lượng lao động về cơ bản vẫn có thể xây dựng được vùng sản xuất tập trung, tuy nhiên để người dân yên tâm sản xuất thì phải đảm bảo được đầu ra, đầu ra cho các sản phẩm hiện khá khó khăn. Lâm nghiệp cũng vậy, giá trị sản xuất của cây keo không ổn định, giá hiện đang rất thấp… ông Dũng thông tin.
Về sản phẩm OCOP, xã hiện đã có một số sản phẩm có sao như trà mướp đắng rừng, chè (3 sao); năm 2020 chúng tôi đã đăng ký đưa cây mướp đắng rừng vào trồng theo chuỗi giá trị, còn hiện tại vẫn là tự phát, tuy nhiện HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố cũng đã thu mua quả tươi cho bà con, ông Dũng cho biết thêm.
Hiện nay, HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố đang thực hiện các dự án nông nghiệp như: Thâm canh chè VietGAP trên diện tích 100.000m2 với nhiều hộ tham gia; dư án chuỗi giá trị thanh long ruột đỏ trên diện tích 25.000m2 với 20 hộ tham gia; chuỗi liên kết giá trị khoai tây vụ đông xuân với 52.000m2; xây dựng thêm một nhà lưới công nghệ cao quy mô 1000m2 (nâng tổng diện tích nhà lưới hiện có lên 2000m2). HTX Thanh Niên Như Cố hiện đang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như: Bún khô, mật ong rừng, chè… và một sản phẩm không thể không nhắc đến đó là Trà mướp đắng rừng. Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị của HTX đã góp phần tích cực trong việc thay đổi tuy duy phát triển nông nghiệp trong bà con nông dân tại địa phương.
Theo Danviet
Kỳ tích ở xã 135 Bình Văn
Khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp, xã Bình Văn (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) trở thành nơi lý tưởng để phát triển cây hồi, thứ cây giúp người Bình Văn thoát nghèo, đưa Bình Văn từ xã 135 vào danh sách 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới ở Bắc Kạn giai đoạn 2010-2020.
Qua khỏi đèo Bình Văn, phóng tầm mắt chạm ngay bạt ngàn những cánh rừng xanh thẳm bao bọc lấy trung tâm xã. Đó là những rừng hồi có tuổi từ 30-40 năm, thậm chí cả 100 năm tuổi. Bình Văn hôm nay thực sự thay da đổi thịt, từ xã 135 đã trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để có được kỳ tích này, cũng chính nhờ vào những cánh rừng hồi ngào ngạt tỏa hương.
Ở Bình Văn không hiếm những rừng hồi có tuổi từ ba mươi, bốn mươi thậm chí cả trăm năm tuổi như thế này. Khí hậu thích hợp nên cây hồi phát triển rất tốt ở xã Bình Văn. Ảnh: Chiến Hoàng
Thế mạnh của Bình Văn, vùng kinh tế phía Đông của huyện Chợ Mới bao năm nay vẫn là cây hồi, cũng vì thế diện tích rừng hồi ở Bình Văn hiện nhiều nhất huyện.
Ông Nguyễn Đình Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân( UBND) xã Bình Văn cho biết, hiện nay toàn xã có hơn 285ha cây hồi đã và đang cho thu hoạch, bên cạnh đó cũng có khoảng hơn 20ha diện tích hồi được trồng mới. Thu nhập từ cây hồi là nguồn thu nhập lớn giúp nhiều hộ dân ở Bình Văn thoát nghèo, vươn lên khấm khá, qua đó giúp xã đạt tiêu chí về thu nhập trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, người dân trong xã còn có thu nhập từ một số loại cây khác như cây quế, cây chè Shan tuyết và cây thuốc lá...", ông Huy nói.
Ông Hoàng Đức Cầu, cán bộ Nông lâm nghiệp xã nhiệt tình dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông Ma Phúc Thắng, Bí thư Chi bộ thôn Thôm Bó. Gia đình ông Thắng là một trong số hộ có rừng hồi độ tuổi 30-40 năm, thậm chí có nhiều cây đến cả trăm tuổi. Mới chớm đặt chân đến cổng đã chúng tôi chạm hương hồi ngào ngạt.
Rừng hồi của gia đình ông Thắng nằm ngay phía sau nhà. Rất thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác. Tiếp chúng tôi trong ngồi nhà sàn khang trang, ông Thắng hồ hởi khoe: Năm nay hồi được giá nên bà con vui lắm. Ở thôn này có đến 90% hộ gia đình sống dựa vào hồi. Hộ nhiều có thể thu được mấy trăm triệu đồng mỗi năm.
"Không chỉ Thôm Bó mà tất cả các thôn trong xã ở Bình Văn đều có hồi. Thu nhập của bà con trong xã có đến 50% là từ loại cây này, cây hồi hiện đang là cây chủ lực giúp bà con địa phương thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Loại cây này có nguồn gốc từ tỉnh Lạng Sơn, được các cụ mang về Bình Văn trồng cũng đã được 100 năm nay", ông Thắng khẳng định.
Hoa hồi được bà con thu hoạch, cất trữ trong nhà, để khô càng có giá. Ảnh: Chiến Hoàng
Bắt đầu từ tháng 5, các hộ gia đình trong thôn, trong xã tất bật thu hái quả hồi, đến nay đã tháng 11 mà vẫn còn quả khá nhiều. "Năm nay quả hồi có giá tốt, giá quả tươi dao động từ 25.000 - 34.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm. Riêng hồi khô hiện tôi đang bán với giá 80.000 - 110.000 đồng/kg. Về năng suất, nhà tôi năm nhiều thì cho thu khoảng 17 tấn, nói chung sau mỗi vụ, gia đình cũng dành được một khoản tiền kha khá", ông Thắng chia sẻ thêm.
Trao đổi với phóng viên báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, ông Nguyễn Đình Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Văn cho biết, trong nhiều năm qua, các dự án, chương trình giảm nghèo được xã thực hiện đều đem lại hiệu quả. Đơn cử như chương trình nuôi trâu sinh sản với 14 hộ thực hiện, cũng đang duy trì tốt. Chúng tôi vừa kiểm tra tuần vừa rồi với các gia đình được nhận trâu, ai cũng phấn khởi.
"Riêng cây hồi, với chương trình hỗ trợ cây con và phân bón, toàn xã đã trồng mới được khoảng 20ha. Tuy nhiên vấn đề hiện nay mà bà con và cơ quan chuyên môn đang hết sức lo ngại là bệnh thán thư trên cây hồi. Dù đã phun thuốc, tìm nhiều cách chữa trị nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn", Phó Chủ tịch UBND xã Bình Văn cho biết thêm.
Ngoài trồng cây hồi, cây quế, cây chủ lực ngắn ngày của Bình Văn là cây thuốc lá cũng đang phát huy hiệu quả. Theo ông Huy, khí hậu, thổ nhưỡng ở đây không trồng được cây keo, cây mỡ như ở các xã Thanh Mai, Như Cố, Thanh Vận (cùng huyện Chợ Mới) mà chỉ trồng được cây quế, cây hồi nên bà con tập trung chủ yếu cho hai loại cây này. Và thực tế, cây quế, cây hồi tại Bình Văn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo bền vững, thu nhập được cải thiện rõ rệt. Từ xã 135, đến nay Bình Văn đã trở thành một trong 15 xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Cây hồi, cây quế là cây chủ lực của vùng kinh tế phía Đông của huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập ổn định. Huyện Chợ Mới đang khuyến khích nhân dân phát triển diện tích, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 1.200ha cây hồi, quế.
Theo quy hoạch vùng kinh tế của huyện Chợ Mới thì cây hồi, quế được phát triển tại 3 xã phía Đông gồm Bình Văn, Yên Hân và Yên Cư. Đặc điểm của vùng kinh tế phía Đông có khí hậu lạnh, độ cao phù hợp cho phát triển cây hồi, cây quế. Hiện nay, cây hồi, cây quế và cây thuốc lá đang là các loại cây chủ lực được kỳ vọng sẽ giúp các xã 135 của vùng kinh tế phía Đông trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Theo Danviet
An Giang: Bỗng trắng tay, sạch chuồng vì bò đột ngột tắt thở Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi bò vỗ béo, bò giống, bò thịt ở xã An Thạnh Trung, thị trấn Mỹ Luông (huyện Chợ Mới), xã Long An, Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu), tỉnh An Giang lo lắng vì bò trong chuồng chết đột ngột. Chuồng bò đang nuôi của hộ ông Lê Văn Tạo, Lê Hữu Lực (tổ 6, ấp An...