Bắc Kạn: Ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch với việc làm theo gương Bác
Thời gian qua, Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn luôn chú trọng thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW cua Bô Chinh tri về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn.
Hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được đẩy mạnh. (Ảnh: Tập huấn kỹ năng thực hành, biểu diễn một số loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian phục vụ du lịch tại huyện Ba Bể)
Trên cơ sở kế hoạch của Đảng bộ, các chi bộ trực thuộc và đảng viên, công chức, viên chức trong toàn ngành đã xây dựng kế hoạch và cam kết thực hiện làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với công tác thi đua khen thưởng và công tác chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị. Qua đó, góp phần giúp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm tốt vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở địa phương.
Cụ thể, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm, chú trọng và triển khai có hiệu quả từ việc quy hoạch, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; sưu tầm và trưng bày hiện vật; lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ công nhận nghệ nhân dân gian lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; công tác kiểm kê di sản; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội… Trên địa bàn tỉnh hiện có 152 di tích, trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 07 di tích cấp quốc gia, 44 di tích cấp tỉnh và 99 di tích đã được kiểm kê. Số di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh được công nhận là 16 di sản; 01 người được công nhận Nghệ nhân nhân dân, 07 người được công nhận là Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Số lễ hội dân gian truyền thống được khôi phục, bảo tồn và tổ chức hằng năm là hơn 50 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu, thu hút được đông đảo người dân và du khách tham gia, như: Lễ hội Lồng tồng Ba Bể (Ba Bể), Lễ hội Mù Là (Pác Nặm), Lễ hội Lồng tồng xã Bằng Vân (Ngân Sơn), Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông (Bạch Thông)… Việc phát huy các di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch được chú trọng triển khai và đạt được những kết quả nhất định.
Video đang HOT
Hệ thống thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở từng bước được đầu tư gắn với công tác xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Vì thế, việc triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí ngày càng thuận lợi, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo của Nhân dân.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch được triển khai có hiệu quả, thể hiện ở việc ban hành các văn bản chỉ đạo, định hướng và quản lý một cách kịp thời, chính xác theo quy định. Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được triển khai rộng khắp trong quần chúng nhân dân và các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở theo kế hoạch hằng năm. Tích cực tham gia vào các cuộc thi, giao lưu văn hóa cấp khu vực và toàn quốc như: Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc; Liên hoan nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc; Liên hoan hát then, đàn tính các dân tộc Tày – Nùng – Thái toàn quốc; Chương trình Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc; Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc… Ngoài ra, ngành còn tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tốt việc đăng cai các hoạt động văn hóa, thể thao cấp khu vực và toàn quốc tại địa phương; tổ chức các sự kiện văn hóa – nghệ thuật phục vụ các ngày lễ lớn của tỉnh. Các hoạt động thuộc lĩnh vực thư viện, bảo tàng, xúc tiến và quảng bá du lịch được triển khai đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Công tác gia đình và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh” được triển khai đồng bộ, đạt chất lượng, hiệu quả. Các danh hiệu gia đình văn hóa, làng bản, tổ phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Từ 2015 đến hết năm 2019, số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” là 87,4%, Khu dân cư văn hóa đạt 85,3%, số người tập luyện thể thao thường xuyên đạt 31,4%. Nhờ đó, các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành, mức hưởng thụ văn hóa của Nhân dân được nâng cao, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương, đơn vị.
Từ kết quả đã đạt được, Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định tiếp tục quán triệt và triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách sâu rộng, toàn diện và thực chất hơn, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đồng thời, chú trọng tham mưu với UBND tỉnh về quy hoạch quỹ đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách đồng bộ cho các thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh đến cấp xã để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của Nhân dân.
Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính của ngành gắn với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối, sắp xếp lại vị trí việc làm nhằm đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong tình hình hiện nay. Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, đưa việc học tập và làm theo Bác thành việc tự giác, thường xuyên của đảng viên, viên chức, người lao động, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể ở đơn vị./.
Thủ tướng: Phải chống 'virus trì trệ' trong cán bộ, công chức
Thủ tướng cho rằng "virus trì trệ" là một "bệnh" của đội ngũ công chức, muốn diệt được bệnh này cần phải nêu cao tinh thần gương mẫu, dám làm dám chịu trách nhiệm.
Tại buổi tiếp xúc cử tri Câu lạc bộ (CLB) Bạch Đằng Hải Phòng ngày 13-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giải đáp nhiều vấn đề nóng về chống dịch COVID-19, chống virus trì trệ trong đội ngũ công chức.
Buổi tiếp xúc diễn ra đúng kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hải Phòng lần thứ 16, các cử tri CLB Bạch Đằng, nơi sinh hoạt của cán bộ lãnh đạo TP nghỉ hưu, đã nêu nhiều câu hỏi về vấn đề phòng chống dịch, về tình trạng xuống cấp đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức.
Cử tri CLB Bạch Đằng cũng đề cập tới các vấn đề nóng được dư luận quan tâm như đại biểu Quốc hội mang hai quốc tịch, việc thu hồi tài sản tham nhũng, về sách giáo khoa lớp 1, mua bán trang thiết bị y tế...
Thủ tướng cho rằng Hải Phòng cần nêu cao tinh thần "TP tự cường trong phát triển". Ảnh: ĐH
Trước những vấn đề cử tri nêu ra, Thủ tướng cho rằng công tác phòng chống dịch COVID-19, đến nay qua 40 ngày cả nước không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Nước ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời, kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh thế giới và nhiều nước đối tác lớn tăng trưởng âm.
Thủ tướng lưu ý mỗi người dân cần thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch, không chủ quan vì dịch bệnh vẫn lây lan ở nhiều nơi trên thế giới. Cùng với việc chống dịch, Thủ tướng cho rằng việc chăm lo đời sống, việc làm, tăng trưởng của đất nước là vấn đề quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu kép như kết quả đã đạt được thời gian qua.
Thủ tướng cho rằng để dịch bệnh không trở lại cần đề cao cảnh giác, thực hiện các biện pháp mà ngành y tế đã hướng dẫn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Trường hợp phát hiện một ổ dịch thì phải "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để khoanh lại, xử lý nhanh để kiểm soát không để lây lan trong cộng đồng.
Thủ tướng cho rằng "virus trì trệ" là một "bệnh" của đội ngũ công chức, muốn diệt được bệnh này cần phải nêu cao tinh thần gương mẫu, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên ở những cương vị khác nhau đều phải làm hết sức mình để thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước phân công với thời gian nhanh nhất, trách nhiệm cao nhất. Đồng thời, phải kịp thời kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, khen thưởng để chống căn bệnh trì trệ này.
Liên quan đến sách giáo khoa, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT nghiêm túc tiếp thu rút kinh nghiệm, đồng thời, xử lý nghiêm nếu có vi phạm. Thủ tướng cho rằng sách giáo khoa và sách tham khảo liên quan tới từng nhà, từng gia đình nên cần phải tiết kiệm cho người dân, sách tham khảo, sách giáo khoa phải phù hợp với văn hóa Việt Nam, với trẻ em Việt Nam.
Về lĩnh vực thiết bị y tế, Thủ tướng nhận định xã hội hóa ngành y là cần thiết nhưng phải công khai, minh bạch. Thủ tướng đã chỉ đạo cơ quan chức năng công khai giá nhập khẩu thiết bị và những hình thức cần thiết để giám sát giá thiết bị, không để xảy ra tình trạng lợi dụng xã hội hoá để trục lợi người bệnh.
Trước đề nghị của cử tri về cơ chế đặc thù cho TP Hải Phòng, Thủ tướng cho biết Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 45 về phát triển Hải Phòng, Chính phủ cũng đang có chương trình hành động để triển khai Nghị quyết này, giúp Hải phòng phát triển, sánh vai cùng các thành phố của khu vực châu Á.
Thủ tướng cũng lưu ý Hải Phòng cần nêu cao tinh thần "TP tự cường trong phát triển".
Hiệu quả một nhiệm kỳ đổi mới, sáng tạo Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được Thành uỷ Hà Nội đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả và đã đạt kết quả quan trọng. Công tác chính trị tư tưởng được đổi mới; bộ máy tổ chức cán bộ được sắp xếp tinh gọn, bài bản, khoa học, tạo...