Bắc Kạn: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn
Nguồn vốn tín dụng kịp thời luôn góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp và phát huy hiệu quả các dự án thu hút đầu tư.
Đây là chia sẻ của Bà Đoàn Thị Hạnh, Giám đốc Chi nhánh NHNN Bắc Kạn.
- Xin bà đánh giá về hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, thời gian qua?
Những năm qua, Chi nhánh đã bám sát vào chỉ đạo của NHNN Việt Nam, tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc NHNN về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các TCTD trên địa bàn.
Ngoài ra, Chi nhánh đã thực hiện tốt chức năng điều hoà và cung ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho các TCTD và Kho bạc nhà nước trên địa bàn. Công tác huy động vốn, tăng trưởng dư nợ trong năm 2019 đạt kết quả tích cực. Tính đến cuối năm 2019, dư nợ tín dụng của các chi nhánh NHTM đạt: 7.565 tỷ đồng, chiếm 78,6%; dư nợ của chi nhánh Ngân hàng CSXH đạt: 2.055 tỷ đồng, chiếm 21,4%.
- Cải cách TTHC và cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng là nhiệm vụ quan trọng. Chi nhánh đã thực hiện tốt yêu cầu này như thế nào, thưa bà?
NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn luôn xác định cải cách TTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trên cơ sở kế hoạch cải cách hành chính của NHNN Việt Nam và của tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi tập trung vào những giải pháp như: niêm yết công khai các TTHC; phân công cán bộ có đủ năng lực trình độ giải quyết và chú trọng hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong thực hiện…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chi nhánh đã sát sao chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng như: công khai, minh bạch các chính sách tín dụng, lãi suất, phí, rút ngắn thời gian thẩm định, hướng dẫn khách hàng trong hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, cung ứng dịch vụ…
- Bà có đề xuất gì để hệ thống ngân hàng tiếp tục phát huy sự gắn kết, phát triển?
Những năm tới, chúng tôi mong muốn tỉnh có nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển các yếu tố nội lực như: đẩy mạnh thu hút đầu tư; phát triển doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình sản xuất kinh doanh; xây dựng các mô hình để người dân phát triển kinh tế bền vững…, tạo điều kiện để dòng vốn tín dụng lưu thông ổn định.
Chi nhánh sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống TCTD trên địa bàn chú trọng hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ; mạnh dạn cho vay, triển khai nhiều chương trình tín dụng phù hợp, nhất là đối với các lĩnh vực sản xuất thế mạnh, các dự án ưu tiên của tỉnh; đồng thời, triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách…
- Xin cảm ơn bà!
Nguyễn Hà – Lê Nam
Ứng phó dịch Covid-19, sẽ có một gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng, cứu hàng triệu lao động Việt Nam?
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất 6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, trong tháng 2, có khoảng 10% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất. Bước sang đầu tháng 3, đặc biệt tuần thứ 2 của tháng 3, khi dịch có diễn biến phức tạp, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với khoảng trên 15% trong tổng số DN.
Do vậy Bộ đã đề xuất 6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.
Thứ nhất là nhóm về BHXH. Theo đó, Bộ đề xuất tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 16 Nghị định số 115 ngày 11 /11/ 2015 của Chính phủ đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thời gian tạm dừng đóng tối đa 12 tháng (không tính lãi chậm đóng) kể từ tháng doanh nghiệp có văn bản đề nghị gửi cơ quan BHXH.
Bộ ước tính nếu thực hiện cho khoảng 1,5-3 triệu lao động (tương ứng với 105.000- 121.000 DN), số tiền dừng đóng và miễn lãi chậm đóng khoảng từ 24.700-49.500 tỷ đồng.
Trường hợp phải nghỉ việc để điều trị sức khỏe (không được hưởng tiền lương) và có xác nhận của cơ sở y tế thì được xem xét, giải quyết chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH.
Thứ hai là nhóm về bảo hiểm thất nghiệp: 100% doanh nghiệp và người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ tháng 2 đến hết tháng 12/2020. Sau đó doanh nghiệp và người lao động phải đóng bù thời gian này mà không phải nộp tiền lãi chậm đóng.
Những đối tượng không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ tháng 2 đến hết tháng 12/2020 và thời gian này được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ và người sử dụng lao động. Chính sách này dành cho các doanh nghiệp và lao động ngừng việc, không tham gia sản xuất.
Hỗ trợ doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Thứ ba là nhóm hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COvay tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động, đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch vay tiền để trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Thứ tư là nhóm hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Hỗ trợ doanh nghiệp bị giải thể, phá sản trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Các địa phương nghiên cứu, xử lý tạm ứng từ ngân sách địa phương, được hoàn trả từ nguồn thu khi thực hiện thanh lý tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ thì báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Thứ năm là chính sách tín dụng đối với lao động và DNNVV, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh. Theo đó, hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với người lao động, ưu tiên lao động là người dân tộc thiểu số, lao động không có quan hệ lao động ở khu vực nông thôn, lao động phi chính thức ở khu vực thành thị.
Hỗ trợ DNNVV, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất kinh doanh) để tạo, duy trì và mở rộng việc làm, ưu tiên đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ ở khu vực thành thị. Thời hạn vay tối đa 12 tháng.
Lãi suất vay là 3,96%/năm (bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo) do Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.
Bộ dự kiến sẽ hỗ trợ cho khoảng 350.000 lao động (mức vay bình quân 30 triệu đồng/lao động) và 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh (mức vay bình quân 500 triệu đồng/cơ sở), số tiền huy động cần 20.000 tỷ. Do vậy, kinh phí cấp bù lãi suất khoảng 800 tỷ đồng.
Cuối cùng là đề xuất liên quan tới dừng đóng, giảm kinh phí công đoàn. Theo đó, xuất phát từ tình hình thực tiễn sản xuất kinh doanh hiện tại và nguyện vọng của doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, nỗ lực tái cơ cấu để ổn định, phát triển sản xuất, Bộ LĐ-TB&XH đã trao đổi với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất các phương án trước mắt tạm dừng đóng kinh phí công đoàn đồng thời nghiên cứu giảm mức kinh phí trong thời gian tới.
T.Công
Gói hỗ trợ 280.000 tỷ đồng cứu DN: Cẩn trọng trục lợi và lạm phát Việc đưa ra gói kích thích kinh tế là cần thiết nhưng cần xác định đúng đối tượng thụ hưởng với các tiêu chí xác đáng để tránh rủi ro cho nền kinh tế. 280.000 tỷ đồng hỗ trợ tín dụng và tài khóa Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản...