Bắc Kạn công nhận thêm trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Ngày 15/4, Trường TH&THCS Thanh Bình, huyện Chợ Mới đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1.
Lãnh đạo địa phương và nhà trường đón nhận Bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Tham dự có bà Đào Thị Mai Sen, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn, lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới, cùng thầy cô giáo và các em học sinh trường TH&THCS Thanh Bình.
Năm học 2020-2021 nhà trường có 11 lớp với 282 học sinh trong đó gồm 7 lớp bậc tiểu học với 169 học sinh; 4 lớp bậc THCS với 114 học sinh, có 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Đánh giá về kiểm định chất lượng giáo dục theo 5 tiêu chuẩn được cụ thể thành 28 tiêu chí, trường TH&THCS Thanh Bình có 28 tiêu chí đạt mức 2 trong đó 8 tiêu chí đạt mức 3.
Căn cứ kết quả đánh giá, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn đã ban hành Quyết định Công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2. Ghi nhận kết quả đó, năm 2020 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã ký Quyết định công nhận và cấp Bằng công nhận trường TH&THCS Thanh Bình đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Video đang HOT
Đây là niềm vinh dự, niềm tự hào, sự động viên khích lệ to lớn với cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Đánh dấu một bước ngoặt mở ra một giai đoạn mới để trường TH&THCS Thanh Bình tiếp tục phấn đấu vươn lên trở thành một điểm sáng của giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Trường TH&THCS Thanh Bình được thành lập từ năm 1976 với 2 điểm trường tại 2 thôn Nà Nâm và Bản Áng. Đến nay được quy hoạch chuyển đến địa điểm thôn Cốc Po, xã Thanh Thịnh.
Với nhiệm vụ là thực hiện công tác phổ cập giáo dục và giáo dục toàn diện, tạo nguồn chất lượng học sinh cho bậc học trung học phổ thông, học nghề đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo nghề theo yêu cầu nguồn nhân lực hiện tại của địa phương và quốc gia.
Trường có cơ sở vật chất cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, sáng tạo trong công việc. Học sinh chăm ngoan, chăm chỉ học tập và rèn luyện, thích được hoạt động, được trải nghiệm sáng tạo.
Thị trường lao động chất lượng cao: Cung - cầu chênh lệch lớn
Hiện nay, do nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại nên nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là lao động có kỹ năng tăng lên. Trong khi đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Vậy, các bên liên quan cần làm gì để giải quyết bất cập này?
Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động có kỹ năng tại phiên giao dịch việc làm huyện Đông Anh năm 2021.
Khó tuyển dụng lao động có kỹ năng
Tại phiên giao dịch việc làm huyện Đông Anh vừa diễn ra, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiến hành tuyển dụng và tư vấn tuyển sinh, học nghề với gần 2.500 chỉ tiêu. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở nhóm lao động qua đào tạo có trình độ từ trung cấp, công nhân kỹ thuật trở lên với hơn 1.800 chỉ tiêu (bằng 77,5% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng), nhóm lao động phổ thông là gần 700 chỉ tiêu (bằng 22,5% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng).
Để thu hút người lao động, bà Lê Thị Xuân - người sáng lập và điều hành thương hiệu thời trang Anh Xuân cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng trả mức lương khởi điểm từ 10 triệu đồng/người/tháng cho người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc, thậm chí có thể chấp nhận mức lương cao hơn nếu gặp ứng viên tốt". Tương tự, ông Vũ Quang Thái, chuyên viên tuyển dụng của Công ty cổ phần Cuộc sống Cân Bằng cho hay: "Chúng tôi đã đề xuất mức lương khởi điểm từ 15 đến 18 triệu đồng/người/tháng, kèm chế độ đãi ngộ hấp dẫn cho những vị trí công việc cần lao động có kinh nghiệm, nhưng vẫn không dễ tìm được ứng viên".
Tại các phiên giao dịch do Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) tổ chức từ đầu năm 2021 đến nay, nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các đơn vị, doanh nghiệp thường chiếm ít nhất 50% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Trên phạm vi cả nước, nhu cầu tuyển dụng đối tượng này cũng tăng lên. Kết quả khảo sát 6 tháng đầu năm 2021 của ManpowerGroup Việt Nam cho thấy, khoảng 60% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trong quý II và tỷ lệ này trong quý III và IV sẽ ở mức hơn 20%, tập trung ở những lĩnh vực đòi hỏi người lao động có chuyên môn, kỹ năng như kỹ thuật sản xuất và chế tạo, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, điện tử, xây dựng dân dụng, công nghiệp...
Dưới góc độ nhà tuyển dụng, ông SanJay Gupta, Phó Chủ tịch Tập đoàn HCL Technologies tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đang có nhu cầu tuyển hơn 1.000 lao động ngành công nghệ thông tin, nhưng số lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu không nhiều, buộc chúng tôi phải lên kế hoạch điều 10 chuyên gia từ Ấn Độ sang làm việc".
Còn theo dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2021, cả nước có khoảng 1,3 triệu vị trí việc làm mới hình thành, mở rộng cơ hội cho người lao động, nhất là lao động đang thất nghiệp. Tiếc rằng, nguồn cung hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Bởi, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ở nước ta mới đạt 24,5%...
Lao động vững kỹ năng nghề sẽ rộng mở cơ hội việc làm.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn
Với kinh nghiệm kết nối cung cầu về lao động, bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc khu vực miền Bắc của Navigos Group, đơn vị chuyên tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp trung đến cấp cao chỉ rõ, ngoài tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ còn thấp, thì một bộ phận không nhỏ thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm, yếu kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ... Đây là những kỹ năng cơ bản mà người lao động cần có trong bối cảnh hiện nay. Từ sự nhìn nhận đó, bà Ngọc Lan cho rằng, các cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, tay nghề cho người lao động.
Đồng tình với quan điểm nêu trên, dưới góc độ quản lý về đào tạo nghề, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội mong muốn, các bộ, ngành chủ động dự báo, cập nhật dữ liệu mở về lao động qua đào tạo nghề theo từng lĩnh vực, trình độ, làm căn cứ để các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo theo sát thị trường. Còn phía người sử dụng lao động nên quan tâm đào tạo lại và đào tạo thường xuyên cho người lao động.
Đối với người lao động, cần chủ động trang bị cho bản thân những kỹ năng nghề nghiệp phù hợp. Đạt nhiều thành công nhờ vững kỹ năng nghề, Đại sứ kỹ năng nghề Nguyễn Văn Long, cựu sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội khẳng định: "Khi vững kỹ năng nghề, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp".
Về vấn đề này, ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, đơn vị đang xây dựng dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045". Dự thảo đặt ra mục tiêu, giai đoạn 2021-2025 sẽ đào tạo nghề cho 12,8 triệu lao động. Giai đoạn 2026-2030, số người học nghề sẽ tiếp tục tăng lên, phấn đấu đến năm 2030, mỗi năm cả nước tuyển sinh, đào tạo nghề cho 6,3 triệu người. Chương trình đào tạo sẽ được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Thu nhận hơn 15 triệu hồ sơ căn cước công dân gắn chip Công an 63 tỉnh, thành thu nhận hơn 15 triệu hồ sơ để cấp căn cước công dân gắn chip, đạt khoảng 30% chỉ tiêu đề ra, tính đến đầu tháng 4. Số liệu trên được lãnh đạo Bộ Công an thông tin trong cuộc giao ban trực tuyến ngày 6/4 về tiến độ hai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia...