Bắc Kạn: Ba Bể phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái
Người dân vùng hồ Ba Bể không chỉ dựa vào hồ để khai thác du lịch mà bước đầu khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng cùng bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo để làm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Thăm rừng trúc Pù Lầu, khu nuôi cá tầm Phiêng Phàng
Thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương cách đường tỉnh 258 khoảng 6km, là một trong những thôn vùng cao mang đậm bản sắc dân tộc Dao. Đến đây, du khách được thăm khu rừng trúc Pù Lầu rộng hàng chục héc-ta, với hàng vạn cây trúc xanh ngút ngàn thẳng tắp; ngắm thác Pù Lầu bốn mùa nước đổ từ đỉnh núi xuống, bọt tung trắng xóa như dải lụa trắng vắt trên nền rừng xanh.
Du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh ở Ba Bể, đáp ứng nhu cầu của du khách đến Ba Bể
Cùng với đó, tham quan khu nuôi cá tầm, cá hồi trên đỉnh núi của người dân, du khách sẽ được thưởng thức tại chỗ những món ăn ngon, sản vật của địa phương. Đối với điểm tham quan này, du khách cần có thời gian khoảng 4h đồng hồ để đi trải nghiệm và khám phá, sau đó tới thưởng thức món cá hồi, cá tầm được người dân nuôi và chế biến các món ẩm thực tại địa phương.
Giữa không gian trong lành, được thưởng thức món ngon do chính người dân nấu, ngồi nhâm nhi chén rượu ngô, ngắm núi rừng, nghe tiếng chim hót… đem lại những trải nghiệm khó quên với du khách.
Check in khu trồng bí xanh thơm Địa Linh
Rời Phiêng Phàng sau đó tiếp tục di chuyển đến hồ Ba Bể tham quan, nghỉ dưỡng, du khách không thể bỏ qua điểm check in khu trồng bí xanh thơm của người dân xã Địa Linh.
Đi sâu vào các cánh đồng bí, du khách chụp ảnh và thưởng thức các sản phẩm OCOP được các HTX của địa phương chế biến từ quả bí xanh thơm như: Trà bí, mứt bí, nộm bí, sinh tố bí xanh… Đây là những sản phẩm nông sản sạch, du khách có thể mua về dùng hoặc làm quà cho người thân.
Video đang HOT
Người dân tại xã Địa Linh chủ yếu dựa vào sản phẩm nông sản để làm du lịch, đặc sản ở đây là quả bí xanh thơm, các sản phẩm OCOP được gắn với du lịch sinh thái, du khách trải nghiệm cánh đồng bí trước mùa thu hoạch.
Đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm du lịch cộng đồng tại khu trồng bí xanh thơm của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Trải nghiệm ruộng bậc thang, khám phá sông Tà Lèng
Khoảng cách gần hơn để du khách khám phá và trải nghiệm Ba Bể vào mùa này là thôn Nà Chom, xã Quảng Khê. Sản phẩm du lịch được HTX Đồng Lợi khai thác là hàng chục héc-ta ruộng bậc thang của người dân đang mùa lúa chín. Tới đây, du khách thỏa sức khám phá, chụp cho mình những bức ảnh thật đẹp. Càng lên cao không gian càng thoáng đãng, phóng tầm mắt ra xa sẽ quan sát thấy cảnh núi rừng hùng vĩ, một màu vàng của lúa trên những vạt đồi có ruộng bậc thang.
Nhận thấy tiềm năng này, HTX Đồng Lợi đã vận động các hộ thành viên đầu tư xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm ruộng bậc thang với quy mô lớn, HTX có hơn 1ha ngay trung tâm thôn dùng để làm điểm dừng nghỉ của du khách trước và sau khi khám phá trải nghiệm ruộng bậc thang. Tại đây, có đầy đủ dịch vụ phục vụ du khách, như câu cá, ẩm thực, thưởng thức văn nghệ, chụp ảnh và tham quan cửa hàng trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Anh Đồng Văn Lợi, Giám đốc HTX Đồng Lợi cho biết: Từ khi xây dựng, mô hình khu du lịch trải nghiệm ruộng bậc thang đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, khám phá, đặc biệt vào các dịp lễ, Tết. Mô hình giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, đồng thời còn giúp quảng bá, giới thiệu cảnh đẹp, tiềm năng du lịch của địa phương tới du khách gần xa.
Từ những thành công ban đầu, HTX Đồng Lợi đã chính thức đưa vào thử nghiệm dùng mảng đưa du khách xuôi dòng sông Tà Lèng, từ điểm tham quan động Hua Mạ đến hồ Ba Bể. Đây là sản phẩm phục dựng bè – mảng truyền thống của người dân bản địa, trước kia dùng để vận chuyển nông sản và đi lại khi đường bộ chưa phát triển.
Dịch vụ đưa khách tham quan, khám phá sông Tà Lèng gồm: Xuôi dòng sông ngắm cảnh, nghe hát Then, đàn Tính, tham quan bản làng dọc hai bên sông; phục vụ các món ăn truyền thống như cá nướng, gà nướng, cơm lam, xôi ngũ sắc… Tour du lịch cộng đồng của HTX Đồng Lợi hết trọn một ngày, sáng trải nghiệm khám phá ruộng bậc thang, chiều xuôi dòng sông Tà Lèng trên mảng khám phá trải nghiệm làng bản và trở về hồ Ba Bể.
Mô hình du lịch tại Phiêng Phàng, Bản Váng và Nà Chom là những minh chứng sinh động cho phong trào làm du lịch của người dân Ba Bể. Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ, gắn với phát triển các sản phẩm OCOP. Các điểm du lịch độc đáo này đã và đang làm phong phú thêm các điểm tham quan và giữ chân du khách lưu trú mỗi khi tới Ba Bể.
Giữ vững thương hiệu sản phẩm du lịch OCOP bản Ven
Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022, sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven của Hợp tác xã (HTX) Thân Trường (Yên Thế - Bắc Giang) được công nhận đạt 3 sao và trở thành sản phẩm đầu tiên thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch được gắn sao.
Thông tin này không chỉ mang đến niềm vui cho các thành viên HTX mà còn mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.
Điểm đến hấp dẫn
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh vừa qua, cùng nhóm bạn tại TP Bắc Giang và Hà Nội về bản Ven, tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi sức hút của khu du lịch này. Theo đại diện HTX Thân Trường, trong 4 ngày nghỉ lễ, điểm du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven đón hơn 2 nghìn lượt du khách đến trải nghiệm.
Du khách ghi lại khoảnh khắc trải nghiệm tại điểm du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven.
Được biết, cách đây vài năm, du khách đến đây chủ yếu là người dân địa phương nhưng giờ đa dạng hơn nhiều, từ TP Hà Nội đến các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn... Khách không chỉ đi theo nhóm, gia đình mà còn theo chương trình của các đơn vị lữ hành.
"Dù đã nhiều lần đến Bắc Giang song đây là lần đầu tiên tôi cùng gia đình khám phá, trải nghiệm dịch vụ và thưởng thức ẩm thực tại bản Ven. Tôi thực sự ấn tượng khi ghé thăm bản Ven, cây lim nghìn tuổi... cùng những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Lan như: Gà đồi, xôi ngũ sắc, trứng kiến, nhộng ong... Có dịp, nhất định tôi sẽ trở lại", anh Cương, du khách đến từ TP Hà Nội chia sẻ.
Mặc dù được công nhận là điểm du lịch cộng đồng cách đây chưa lâu (10/2019) nhưng bản Ven đã nhanh chóng được đông đảo du khách biết đến nhờ sở hữu cảnh quan thiên nhiên xanh mát, các công trình di tích lịch sử văn hóa như: Đình, chùa Xuân Lung, giếng cổ, thác Ngà, hồ Ngạc Hai, cây lim xanh cổ thụ...
Đặc biệt, bản Ven có vùng sản xuất chè chất lượng cao với phương thức bí truyền của người dân tộc Cao Lan. Những đồi chè như bát úp không chỉ là nguồn thu nhập chính của người dân mà còn làm say lòng bao du khách. Để khai thác lợi thế, thu hút du khách, những năm gần đây, huyện Yên Thế đã quan tâm đầu tư phát triển du lịch tại xã Xuân Lương; hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng.
Ngành văn hóa quan tâm tập huấn, bồi dưỡng phương thức làm du lịch cộng đồng cho người dân, đồng thời tăng cường công tác quảng bá.
Bà Lý Thị Hợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Thân Trường chia sẻ: "Đến bản Ven, du khách được nghỉ tại nhà sàn, thăm các trang trại chăn nuôi gà đồi Yên Thế, chăn nuôi dê, trải nghiệm thú vui câu cá, leo thác, leo núi, khám phá khu rừng Xuân Lung - Thác Ngà. Cùng đó có thể trải nghiệm hái chè, sao chè và tìm hiểu bản sắc văn hóa, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí của người Cao Lan".
Tăng tính chuyên nghiệp
Phát huy tiềm năng, lợi thế, năm 2022, UBND huyện Yên Thế đã đăng ký sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với bộ sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Với cụm nhà nghỉ cộng đồng (homestay) gồm 6 nhà sàn cùng gần chục chòi nhỏ, khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng có thể đáp ứng nhu cầu lưu trú qua đêm cho gần 300 khách/đêm; phục vụ ăn uống cho khoảng 1 nghìn khách/ngày.
Đồng bào dân tộc Cao Lan, xã Xuân Lương luyện tập văn nghệ để giao lưu với du khách.
HTX Thân Trường liên kết với 22 hộ dân ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất, chế biến chè xanh bản Ven theo tiêu chuẩn VietGAP; tổ chức hoạt động trải nghiệm (hái chè, sao chè), góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân.
Ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: "Với việc có sản phẩm đầu tiên thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch được công nhận OCOP 3 sao, Bắc Giang đã có sản phẩm OCOP ở 5/6 nhóm (hiện chưa có sản phẩm thuộc nhóm nội thất, trang trí - PV). Điều này sẽ mở ra cơ hội, khuyến khích các chủ thể đang hoạt động du lịch đầu tư phát triển thành sản phẩm OCOP".
Để giữ vững và nâng tầm thương hiệu sản phẩm du lịch sinh thái- văn hóa bản Ven, từ đầu tháng 5/2022, HTX Thân Trường đầu tư cải tạo khu rừng trúc, bố trí một số mô hình, trang trí tiểu cảnh. Trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh vừa qua, HTX mở thêm dịch vụ đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ với đồng bào dân tộc Cao Lan cho các nhóm du khách.
Ngay sau khi được công nhận 3 sao, HTX xây dựng kế hoạch nâng tầm sản phẩm du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven, trong đó tập trung vào các tiêu chí đạt điểm thấp, nhất là nâng cao trình độ đội ngũ lễ tân, hướng dẫn viên, đầu bếp. HTX đã tìm đối tác để cử nhân viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ; liên kết với một số đơn vị nhằm tìm kiếm nhân lực có trình độ. Bố trí khoảng 2-3 tỷ đồng để nâng chất lượng hoạt động lưu trú.
"Năm 2023, chúng tôi sẽ hoàn thiện các điều kiện để nâng sao cho sản phẩm. Cùng với phát triển cơ sở vật chất, nhân lực, chúng tôi sẽ kêu gọi các nguồn lực để hỗ trợ hộ dân xây dựng cơ sở lưu trú tại gia đình mình. Điều này vừa góp phần đa dang sản phẩm của HTX, vừa tăng tính chuyên nghiệp, thu nhập cho người dân", bà Lý Thị Hợi cho biết.
Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản văn hóa Nà Sự Sau hơn một tuần dốc sức xây dựng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nhân lực, dịch vụ, tối 16/10, điểm du lịch cộng đồng tại bản văn hóa Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã chính thức mở cửa đón khách du lịch. Người dân bản Nà Sự góp sức làm...