Bắc Kạn: 1 xã và 21 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2020
Bắc Kạn vừa hoàn thành thực hiện việc rà soát các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.
Đường giao thông làm từ nguồn vốn Chương trình 135 ở xã Địa Linh, huyện Ba Bể (Nguồn: backan.gov.vn).
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt Chương trình 135, diện mạo vùng dân tộc và miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có những chuyển biến tích cực, trong đó có cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể.
Đến nay, 95% số xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đã có đường ôtô đến trung tâm xã được nhựa hóa, hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; 90% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế; các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75-80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm đạt trên 86%; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 98% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…
Đến hết năm 2019, tỉnh Bắc Kạn có 2 xã và 36 thôn được công nhận đã hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135.
Video đang HOT
Thực hiện việc rà soát các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2020 theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Bắc Kạn đã tiến hành rà soát 54 xã đang thụ hưởng Chương trình 135 theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 và 118 thôn đang thụ hưởng Chương trình 135 theo Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.
Kết quả rà soát cho thấy, xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn và 21 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2020 gồm: Thôn Bản Lẹng, xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn; Thôn Nà Pài, Bản Phát, Bản Pá, Bản Pjải, Bản Kéo, Roỏng Tùm (xã Thanh Mai); Nà Chúa (xã Thanh Vận); Bản Nhuần 2, Nà Choọng, Làng Điền (xã Quảng Chu); Tân Minh (xã Cao Kỳ) thuộc huyện Chợ Mới; Thôn Nà Mơ, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể; Thôn Khuổi Nằn 2, phố B (Thị trấn Yến Lạc); Nà Mới, Nà Noong, Nà Mển (xã Trần Phú); thôn Nặm Tát , xã Cường Lợi, huyện Na Rì; Thôn Bắc Lanh Chang (xã Lục Bình); thôn Bản Mún 1 (xã Dương Phong) thuộc huyện Bạch Thông.
Hút nước ngầm tạo ra 148 'hố tử thần' ở Bắc Kạn
Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản xác định nguyên nhân xuất hiện "hố tử thần" ở Bắc Kạn chủ yếu do khai thác nước ngầm.
Trong công bố ngày 26/5, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết sau hai năm nghiên cứu nhóm đã xác định bốn nguyên nhân dẫn tới việc "hố tử thần" xuất hiện liên tục ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Trong đó, ba nguyên nhân tự nhiên gồm: cấu trúc địa chất của khu vực rất phức tạp với sự có mặt của nhiều loại đất đá bị phân cắt mạnh bởi các hệ thống đứt gãy; hệ thống karst ngầm phát triển mạnh với nhiều tầng hang karst khác nhau, tỷ lệ karst trung bình lên tới 15%; tầng đất phủ có thành phần là hỗn hợp sét pha, bột, cát gắn kết yếu, dễ bị rửa trôi xuống hệ thống hang karst ngầm bên dưới.
148 "hố tử thần" xuất hiện ở Bắc Kạn trong hơn một năm. Ảnh: Q.K
Tuy nhiên, "nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng sụt lún đất do việc hạ thấp mực nước ngầm của tầng chứa nước karst bởi quá trình bơm hút nước trong vùng", ông Khánh nói. Kết luận này dựa trên kết quả khảo sát, tham khảo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác trên thế giới cũng như kiểm định trên phân tích mô hình số.
Cụ thể, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã khoan bốn lỗ và lắp đặt kết cấu giếng tại ba vị trí, đồng thời tiến hành quan trắc 685 lần từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2019. Kết quả quan trắc cho thấy mực nước trong tầng cuội sỏi luôn dao động, trong 58 ngày quan trắc liên tục tại hai giếng thuộc cánh đồng Nà Bưa chỉ có 1-3 ngày mực nước không thay đổi.
"Hiện tượng sụt lún đất mang tính tự nhiên sẽ diễn ra theo tần suất giảm dần để đạt trạng thái cân bằng vốn dĩ của tự nhiên. Sụt lún đất do tác động của con người thì có xu hướng, tần suất và mức độ ngày càng gia tăng, phạm vi ngày càng mở rộng", ông Khánh nói và cảnh báo nếu tỉnh Bắc Kạn không có phương án hạn chế khai thác nước ngầm, hiện tượng sụt lún sẽ sớm quay trở lại.
Nhóm nghiên cứu khoanh vùng một "hố tử thần". Ảnh: Q.K
Ông Triệu Huy Chung, Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn cho biết kết quả nghiên cứu trên sát với thực tế xảy ra tại địa phương. Trên khu vực nghiên cứu có hai đơn vị hút nước ngầm, trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị khai thác khoáng sản.
"Chúng tôi đã cho dừng khai thác nước ngầm để tìm phương án khác", ông Chung nói. Về các đơn vị khai tháng khoáng sản, huyện Chợ Đồn đang nghiên cứu phương án thuê đơn vị quan trắc từ đó xác định khu vực có thể khai thác nước ngầm mà không gây ra hiện tượng sụt lún.
Từ cuối năm 2007 đến 10/2019, trên địa bàn huyện Chợ Đồn xuất hiện 148 "hố tử thần". Trước tình hình trên, Bộ Tài nguyên & Môi trường phối hợp với tỉnh Bắc Kạn tiến hành đề án khẩn cấp để tìm nguyên nhân.
Điểm sụt lún gần nhất xảy ra ngày 5/10/2019 tại ruộng lúa nhà ông Nông Văn Chung thuộc bản Ỏm, xã Ngọc Phái có đường kính 3,5m, sâu 3,5m. Hố sụt lớn nhất xảy ra ngày 25/9/2019 tại nhà ông Triệu Hữu Minh thuộc tổ 10, thị trấn Bằng Lũng với đường kính 6 m, sâu 6 m.
Phát hiện quả bom khi đang cày soi bãi Sáng 20/4, khi đang cày soi bãi tại thôn Bó Pết, xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, người dân đã phát hiện một vật giống bom nằm trong lòng đất. Cụ thể, khoảng hơn 11h ngày 20/4, khi thực hiện cày soi bãi tại thôn Bó Pết, xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, bà Nguyễn Thị Phượng...