Bác Hồ: “Chủ tịch một nước còn nghèo, chưa có quyền hưởng thụ”
Kháng chiến thắng lợi, trở về Thủ đô HN, Bác không về ở trong ngôi nhà Toàn quyền cũ vì Bác bảo, Chủ tịch một nước còn nghèo, chưa có quyền hưởng thụ quá mức trung bình của người dân.
Một nhà báo Australia viết rằng: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn.
Cuộc đời của Hồ Chí Minh, từ lúc làm một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh nước Pháp đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, chừng mực, từ câu nói, tác phong đến vật dùng tư trang hàng ngày, từ n uống đến sở thích sống hoà mình, đồng cam cộng khổ với nhân dân.
Sau 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, trở về Tổ quốc, Bác đã sống ở trong hang núi Pắc Bó (Cao Bằng). Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập chẳng bao lâu, Người lại cùng cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954). Vượt lên trên những khó khăn vất vả của cuộc sống nơi chiến khu Việt Bắc, dù ở nơi đâu Bác cũng tạo nên một không khí bình thản, tự tại, một cuộc sống đầm ấm mang nặng tình đồng chí, đồng bào.
Bác Hồ thăm lại bà con Pác Bó, Cao Bằng. Ảnh tư liệu
Bác yêu cầu chỗ ở cho Bác: “Trên có núi, dưới có sông – Có đất ta trồng – Có bãi ta vui – Tiện đường sang Bộ Tổng – Thuận lối tới Trung ương – Nhà thoáng gió, kín mái – Gần dân không gần đường”. Lán của Bác chỉ rộng bằng khoảng hai chiếc chiếu, được làm bằng vật liệu sẵn có xung quanh như tre, luồng hoặc nứa, đủ cho Bác kê chiếc bàn nhỏ làm việc. Vật dụng trong lán cũng rất đơn giản: một ghế bằng gỗ tạp đủ để cái máy chữ, vài cuốn sách, tài liệu cần thiết, những thứ đồ dùng vặt như bút giấy, hòn đá cuội luyện gân tay… Di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào, Bác cũng cùng anh em cán bộ trồng rau, nuôi gà để cải thiện cuộc sống thiếu thốn thời chiến.
Kháng chiến thắng lợi, trở về Thủ đô Hà Nội, Bác không về ở trong ngôi nhà Toàn quyền cũ vì Bác bảo, Bác chứ không phải vua, Chủ tịch một nước còn nghèo, chưa có quyền hưởng thụ quá mức trung bình của người dân. Bác quyết định chọn cho mình ngôi nhà của người thợ điện ngày trước.
Nm 1958, Trung ương quyết định xây nhà cho Bác, nhưng Bác đề nghị chỉ nên làm một căn nhà nho nhỏ theo kiểu nhà đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, giống như ngôi nhà Bác đã từng ở trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Bác bảo rằng “Nước ta còn chưa giàu, dân ta còn khổ, chưa đủ nhà ở. Bác ở như thế này là tốt lắm rồi”.
Video đang HOT
Vậy là giữa thủ đô Hà Nội, ngôi nhà sàn của Bác được xây dựng bằng gỗ bình thường, nhà hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng; tầng dưới Bác dùng làm nơi họp Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các bộ, ban, ngành, tiếp một số đoàn khách, bạn bè đồng chí gần gũi hoặc các cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác chỉ dành cho mình một chút riêng ở tầng trên nhà sàn với hai phòng nhỏ là phòng ngủ và phòng làm việc, diện tích mỗi phòng chỉ hơn 10m2. Trong hai gian phòng này chỉ có những đồ vật thật sự cần thiết và hết sức đơn giản: Một chiếc giường đơn trải chiếu cói, cái tủ nhỏ, bộ bàn ghế, trên bàn để đèn, lọ hoa, chiếc máy thu thanh, cái quạt nan, mấy quyển sách cần thiết hàng ngày.
Nơi ở đơn sơ và đồ dùng của Bác cũng thật giản dị. Trong những lúc làm việc ở nhà Bác thường mặc bộ quần áo bà ba màu nâu lụa Hà Đông, đi đôi guốc gỗ. Khi tiếp khách, đi công tác Bác thường mặc bộ quần áo ka ki bốn túi và đi đôi dép cao su. Chỉ khi đi ra nước ngoài Bác mới mặc áo sơ mi và mới đồng ý may bộ quần áo dạ đen.
Thời kỳ hoạt động cách mạng ở Pắc Bó (Cao Bằng), Bác cũng như các đồng chí khác phải ăn cháo bẹ, rau măng ròng rã. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, trở về thủ đô Hà Nội làm việc ở Bắc Bộ Phủ, Bác cùng ăn cơm gạo đỏ, muối vừng với anh em văn phòng, bảo vệ, lái xe… mà không có sự ưu tiên nào khác.
Bữa ăn thường ngày của Bác sau này trong Khu Phủ Chủ tịch cũng không cầu kỳ, thường không quá 3 món: một bát canh, một món xào hoặc thịt luộc, cá quả hoặc cá bống kho gừng và không thể thiếu hương vị quê nhà là cà dầm tương hoặc đường ớt. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng kể: ăn cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ không để rơi một hạt cơm. Bởi vì Cụ quý và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo.
Là Chủ tịch nước nhưng trong nếp sinh hoạt thường ngày những việc nào làm được thì Bác đều tự làm. Bác tự đánh máy những bài báo do Bác viết, những thư Bác gửi đi các nơi. Bác tự chuẩn bị chăn màn khi đi ngủ, sắp xếp gọn gàng sau khi thức dậy. Từ năm 1967, Bác đã già và yếu đi nhiều nhưng ngày ba bữa, Bác vẫn từ nhà sàn đi bộ đến nhà ăn ở phía bên kia ao cá. Dù trời mưa, Bác vẫn xắn quần quá đầu gối, cầm ô, cùng đồng chí bảo vệ, lội nước đi sang. Nhìn ống chân Bác gầy, nổi gân xanh, anh em thương Bác, trào nước mắt, nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép dọn cơm lên nhà sàn. Bác nói: “Các chú muốn chỉ một người vất vả, hay muốn cho nhiều người cũng phải vất vả vì Bác?”.
Bác luôn nêu gương tiết kiệm của công, giữ gìn tài sản chung của nhân dân. Đi đâu Bác chỉ dùng một chiếc xe Pôbêđa do nhân dân Liên Xô gửi tặng. Xe dùng đã lâu ngày nên cũ và hay hỏng vặt, vn phòng đề nghị Bác cho đổi xe khác tốt hơn, Bác không đồng ý: “Ai thích đi nhanh, thích êm thì đổi. Còn Bác thì không”.
Anh em ở gần Bác cho biết, dù trong kháng chiến ở Việt Bắc, hay khi đã về Hà Nội, kể cả trong những năm chống Mỹ cứu nước, hễ đi công tác xa, gần, là nhất định Bác “bắt” mang cơm đi theo. Khi cơm nắm, độn cả ngô, mỳ. Khi là bánh mỳ với thức ăn nguội. Chỉ có canh là cho vào phích để đến bữa, Bác dùng cho nóng.
Lần về thăm tỉnh Thái Bình, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân cố nài Bác ở lại ăn cơm, Bác nói “Đi thăm tỉnh lụt còn ăn uống nỗi gì”. Chỉ khi nào ở đâu, công tác lâu Bác mới chịu ăn cơm ở địa phương và bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà”: “Đoàn Bác đi có từng này người. Nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…” .
Rất bình thường và cũng rất sâu sắc, phong cách sinh hoạt của Bác là tấm gương, là cách Bác dạy bảo cán bộ được làm việc gần Bác một cách thiết thực nhất. Trong bối cảnh đất nước hồi đó, việc Bác sinh hoạt bình thường như cán bộ và nhân dân chứng tỏ Bác hiểu rất rõ, rất sát tình hình đời sống vật chất của nhân dân và cán bộ, đồng thời thể hiện tấm lòng chân thành của Bác, tấm lòng của một lãnh tụ muốn cùng chịu gian khổ với nhân dân.
Ngôi nhà sàn của Bác. Ảnh tư liệu
Hơn 40 năm đã trôi qua, đức tính giản dị, tiết kiệm của bác Hồ càng trở thành tấm gương cho mỗi cán bộ nhà nước. Thực tế hiện nay không ít cán bộ, công chức có thu nhập “chính thức” không cao, song vẫn sống trong những ngôi nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi, xe hơi hiện đại, với chi tiêu hàng tháng cao gấp nhiều lần mức lương. Sinh hoạt cá nhân của không ít cán bộ, quan chức cũng rất hoang phí, “chơi trội”.
Thời gian vừa qua, dư luận ồn ào về biệt thự hoành tráng của một cựu quan chức thanh tra Chính phủ, hay biệt thự nhà vườn một quan chức Hải Dương, rồi chuyện một quan chức cấp quận mua tới 5 căn biệt thự tại Hà Nội, v.v… Những chuyện đó đã tạo ra những hoài nghi trong người dân về lối sống, nguồn gốc tài sản của không ít cán bộ, quan chức.
Kinh tế, xã hội ngày nay đã phát triển hơn nhiều so với thời kỳ đất nước trong chiến tranh và bao cấp, mức sống chung của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Song đến nay Việt Nam, dù tính thu nhập GDP bằng phương pháp nào, vẫn còn là một nước nghèo, thu nhập trung bình xấp xỉ 2.000 USD/năm, và tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao. Trong hoàn cảnh đó, những “đầy tớ” của nhân dân lại tiêu xài lãng phí, xa hoa, tích trữ cho bản thân nhưng vung tay với tài sản công thì chính là có tội với dân, với nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân.
Mới thấy, dù đã qua hơn bốn thập kỷ Người về cõi vĩnh hằng, những câu chuyện về cuộc đời giản dị, tiết kiệm, hết lòng vì dân, vì nước của Bác Hồ vẫn mang đầy tính thời sự.
Theo Vietnamnet
Đến bản Tùy học nấu ăn
Bản Tùy cách Hà Nội tròn 300 cây số. Bản nằm kề quốc lộ 34 đi Bắc Mê và Cao Bằng. Nằm ngay vùng ven thành phố Hà Giang, bản Tùy lẫn vào trong núi với những nếp nhà sàn cổ còn gần như nguyên vẹn.
Sarcha cùng bạn ăn tối với các thành viên trong gia đình chủ nhà Homestay tại bản Tùy
Hà Giang, cái tên dường như quá quen thuộc với những người yêu du lịch khám phá, và đặc biệt là những người đi du lịch bằng xe gắn máy với đam mê trải nghiệm tay lái trên những cung đường đèo uốn lượn quanh co, cao vút lưng trời của cao nguyên đá Đồng Văn. Ấy vậy mà ở ngay trung tâm thành phố Hà Giang, trung tâm văn hóa, chính trị xã hội của cả tỉnh thì lại chả mấy dân du lịch nào hào hứng cả. Âu cũng bởi những người đi du lịch Hà Giang hầu hết đều không nhằm tìm kiếm sự ồn ào đô hội, không khám phá những dịch vụ đắt tiền cao cấp. Họ đến Hà Giang để được ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên, văn hóa, truyền thống và những tập quán sinh hoạt của đồng bào vùng cao, những điều còn xa lạ và nhuốm màu huyền bí.
Cũng bởi vị trí giáp ranh thành phố mà bản Tùy là một điểm đến không được mấy du khách để ý. Thế nhưng, đây lại là một nơi thật sự đặc biệt, phố có bản làng, có nhà sàn, có sương giăng mờ mỗi sớm và có cả những nét nguyên sơ của cuộc sống vùng cao.
Sarcha, du khách người Đức rất hào hứng với việc tự nấu các món ăn địa phương
Ở đây, tôi đã gặp hai khách nước ngoài đang trải nghiệm tự nấu ăn các món ăn đặc trưng của dân tộc Tày. Họ được hướng dẫn để tự nấu ngay trên nhà sàn, tự thưởng thức những món ăn do mình nấu và uống loại rượu được ủ từ thóc là đặc sản nơi đây. Thấy tôi ngỏ ý muốn học làm một số ăn truyền thống của người Tày, bà Lô Thị Tiên, chẳng ngại ngần dạy cho tôi công thức làm hai món Thịt Lam (Nứa Lảm) và Măng quấn thịt (Mảy Nhưởng). Trong khi bà vừa hướng dẫn vừa để cho tôi cùng làm thì cô con gái của bà - Lý Thị Châm đóng vai trò phiên dịch. Đây là hai món ăn đặc trưng của người Tày thường được dùng trong những bữa cơm khách cùng với Xôi ngũ sắc, khâu nhục, thịt gác bếp, rượu thóc, rêu nướng và các loại rau rừng.
Món Mảy Nhưởng được làm từ măng vầu tươi, luộc chín, tách riêng phần lá măng rồi cắt khúc chừng 5cm. Thịt lợn ba chỉ băm nhuyễn rồi trộn với hành lá thái nhỏ, bột nếp và thêm một ít hành khô băm, nêm thêm gia vị vừa phải. Tất cả nhồi vào những khúc măng còn nguyên dạng ống hoặc gói bằng những lá măng đã tách rời rồi cho vào nồi hấp chừng 30 phút là dùng được.
Món Nứa Lảm thì có phần phức tạp hơn. Thịt lợn bản luộc chín, cắt miếng vừa ăn rồi ướp thảo quả, hoa hồi, giấm, hạt tiêu cùng gia vị vừa ăn trong vòng 2-3 giờ cho ngấm. Sau đó nhồi vào ống tre, bịt hai đầu và nướng trên bếp lửa chừng 1 giờ cho tới khi phần vỏ tre cháy hết và có mùi thơm của thịt từ trong ống. Lúc ấy bóc vỏ tre, sẽ thấy thịt có màu sậm và thơm.
Bà Tiên cho biết, cả hai món trên đều được ăn cùng rau sống và nước mắm tỏi, ớt. Cách làm tuy có mất nhiều thời gian nhưng lại không khó nên mỗi khi có du khách đến bản bà thường dạy họ tự làm khoảng 1 đến 2 món trên chính mâm cơm họ sẽ thưởng thức vào bữa tối. Cũng bởi vậy mà bữa tối trên bản dù muộn nhưng ấn tượng. Ở bản Tùy, ngay ven thành phố Hà Giang, nơi mà những người đi du lịch bụi ít khi ghé lại, tôi đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị với một đêm tự nấu ăn và nghỉ tại nhà sàn ngay trong lòng thành phố cao nguyên.
Theo ANTD
Nét Tây Bắc ở vùng lũ An Giang An Giang, địa phương hội tụ đủ mọi sắc màu văn hóa, cuộc sống điển hình và đa dạng nhất của miền Tây Nam bộ. Hơn thế nữa, vùng đất biên cương phía Nam Tổ quốc này còn mang trong mình những danh thắng thiên nhiên có một không hai. Ít người nghĩ rằng ở một địa danh nổi tiếng của "vùng lũ"...