Bác giúp việc dùng ví điện tử và mục tiêu xây dựng thế hệ số của Viettel ở Đông Timor
“Nhiệm vụ của Telemor ( Viettel Timor) là kiến tạo thế hệ số, nâng cao nhận thức về công nghệ tại Timor. Đây là nền tảng cho việc kiến tạo xã hội số mà Tập đoàn Viettel luôn nói đến”, ông Trần Văn Bằng – Tổng giám đốc Telemor chia sẻ.
Kể từ khi đặt bước chân đầu tiên đến quốc gia trẻ Đông Timor cho đến khi hoàn thành công cuộc “bình dân hóa” cước viễn thông và sắp đặt những nền tảng cho sự phát triển dịch vụ công nghệ, Telemor – thương hiệu của Tập đoàn Viettel tại đây – đã ghi dấu mốc kỷ niệm 10 năm.
Nhân dịp này, ông Trần Văn Bằng – Tổng giám đốc Telemor đã có chia sẻ về những bước đi trong giai đoạn mới.
Năm ngoái, ông có chia sẻ rằng, vào dịp kỷ niệm 7 năm có mặt tại Timor (2019), Telemor bắt đầu nói câu chuyện về ví điện tử, sau khi tạo ra thay đổi lớn về viễn thông tại đây. Dịp kỷ niệm 9 năm (2021) là câu chuyện làm thay đổi hành vi tài chính cho người dân Timor. Còn câu chuyện 10 năm là gì?
Câu chuyện 10 năm là xây dựng thế hệ số.
Hiện tại Timor không chỉ cần nâng cao về công nghệ, hạ tầng mà chất lượng nhân sự cũng như nhận thức của người dân về công nghệ cũng cần phải được đẩy mạnh.
Cho nên, kiến tạo thế hệ số mà tôi nói đến chính là về con người, tức là Telemor đặt ra nhiệm vụ thay đổi nhận thức về công nghệ tại Timor, từ học sinh sinh viên, công nhân viên chức, cơ quan chính quyền, cho đến người dân. Việc này được thực hiện thông qua công tác số hóa, truyền thông, trải nghiệm dịch vụ mới, đồng hành với các chương trình của chính phủ, cũng như số hóa các tương tác của Telemor với khách hàng.
Việc kiến tạo thế hệ số là nền tảng cho việc kiến tạo xã hội số mà Tập đoàn Viettel luôn nói đến.
Hiện tại, tình hình những sản phẩm công nghệ như Ví điện tử MOSAN, siêu ứng dụng Kakoak… mà Telemor phát triển ở Timor ra sao?
Về ví điện tử MOSAN, tôi xin chia sẻ câu chuyện này.
Tại Timor, chúng tôi có một bác giúp việc, bác sống ở thủ đô nhưng quê ở tỉnh khác. Một hôm, trong cuộc trò chuyện, bác ấy bỗng nhiên khen ví điện tử MOSAN. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Bác cũng biết MOSAN sao?”, bác ấy trả lời: “Ngày trước để chuyển tiền về quê, tôi phải đi ra bến xe buýt nhờ chuyển tiền. Bây giờ, khi có lương, tôi chỉ cần sử dụng dịch vụ Mosan là chuyển được tiền cho người thân ở quê luôn. Tiện lắm!”
Tôi rất vui, rất tự hào vì hóa ra người giúp việc ngay cạnh mình chính là minh chứng cho thành quả mà chúng tôi đã làm được ở Timor.
Hiện tại, MOSAN giúp người dân có thể thanh toán hóa đơn viễn thông, hóa đơn điện, thanh toán khi mua sắm tại siêu thị. Người dân thủ đô bước đầu đã quen với việc sử dụng ví điện tử, nhưng ở các tỉnh, huyện khác thì vẫn rất ít.
Tính đến hiện tại, thuê bao ví tăng trưởng tầm 8-10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng trong năm ngoái cao hơn nhưng chiến lược bây giờ là tập trung vào chăm sóc khách hàng trung thành và phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận ví với quyết tâm bao phủ hết Timor.
Còn về Kakoak – một ứng dụng tích hợp các dịch vụ như xem phim, xem truyền hình, chơi game cộng với các tiện ích của nhà mạng như kiểm tra số dư tài khoản, xem chi tiết cước thanh toán, đăng ký các gói cước,… hiện tại đã có 260.000 tài khoản, chiếm 80% thị phần – tăng thêm 80.000 tài khoản so với năm ngoái, hàng ngày có 60.000 người đăng nhập ứng dụng. So với dân số Timor chỉ khoảng 1,2 triệu người, con số này tương đương với 5% dân số, sau chưa đến 2 năm triển khai thì đây là một con số rất ấn tượng.
Video đang HOT
Mục tiêu của chúng tôi với Kakoak là toàn bộ người dùng Telemor và sau đó là toàn bộ người dân Timor sẽ cài đặt và sử dụng cho mục đích hàng ngày của mình.
Trong năm 2022, con số kinh doanh của Telemor ra sao?
6 tháng đầu năm, chúng tôi rất vui khi được khen thưởng vì các chỉ tiêu chính đều đạt. Doanh thu tăng trưởng 15,9%, tức gấp đôi so với mức 7,5% của kế hoạch.
Thông thường trong lĩnh vực viễn thông, khi kinh doanh đến năm thứ 6 thì thị trường đã bão hòa, nên mức tăng trưởng 4-5% cũng là điều thách thức. Năm ngoái, Telemor chỉ tăng trưởng 2-3% do dịch Covid nhưng đến năm thứ 10 này, mức tăng trưởng đạt 2 con số. Làm được điều này là nhờ Telemor đẩy mạnh phát triển thuê bao 4G, chuyển đổi các thuê bao 2G, 3G sang 4G và áp dụng chuyển đổi số.
Năm nay Tập đoàn đặt ra thách thức cho chúng tôi là đẩy mạnh tăng trưởng về 4G thêm 80.000 thuê bao mới. Chúng tôi rất tự tin mình sẽ hoàn thành mục tiêu Tập đoàn đã đề ra.
Có mặt tại Timor đã 10 năm, ông có thể chia sẻ những thay đổi mà Telemor đã tạo ra cho thị trường viễn thông nơi đây?
Điều khiến chúng tôi tự hào đó là sự xuất hiện của Telemor đã góp phần thay đổi nền viễn thông Timor. Telemor đã khiến giá cước viễn thông vốn được coi là thứ hàng hoá xa xỉ, trở thành bình dân, phổ cập để ai cũng có thể sử dụng.
Năm 2012 khi chúng tôi sang Timor bắt đầu triển khai hạ tầng mạng lưới, cước data là 1 USD/giờ, cước gọi 1 USD được tối đa 4 phút. Với sự tham gia của Telemor, tính đến thời điểm hiện tại, với 1 USD, người dân dùng được data trong 4-5 ngày, gọi thoại trong hơn 100 phút chưa tính đến các gói khuyến mại.
Có thể thấy sau 10 năm Viettel hiện diện tại Timor, giá dịch vụ cước thoại đã giảm đến 30 lần còn cước data giảm cả trăm lần. Mật độ dân số dùng điện thoại từ 55% và chỉ nhà giàu sử dụng, đã tăng lên 113% dân số, đặc biệt giúp cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa nghèo nàn, lạc hậu cũng có thể sử dụng dịch vụ viễn thông.
Bên cạnh đó, Telemor cũng góp phần đẩy mạnh nền công nghệ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin tại Timor. Chúng tôi luôn là đơn vị tiên phong đưa những dịch vụ tốt nhất đến cho tất cả mọi người. Từ công nghệ 2G, lên 3G, 4G và hiện nay chúng tôi cung cấp 4G . Câu chuyện 5G cũng đã được Tập đoàn đặt mục tiêu cho Telemor đến cuối năm 2025.
Chúng tôi rất vui vì người dân ở vùng sâu vùng xa dành rất nhiều tình cảm cho Telemor. Khi nhân sự của Telemor đi đến đâu là người dân đều hô khẩu hiệu của Telemor.
Không chỉ vậy, chúng tôi tự hào vì đã góp phần đưa hình ảnh của Timor ra quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, bởi vì Telemor là công ty đi đầu ở Timor tham gia và giành các giải thưởng quốc tế danh giá. Khi đó, những người bạn quốc tế biết thêm về một đất nước trẻ như Timor trên bản đồ công nghệ.
Có thể nhắc đến một niềm tự hào là Telemor đã thuyết phục được Facebook và Google chấp nhận đặt hệ thống tại Timor. Các ông lớn này thường không quan tâm đến những thị trường có lượng người dùng quá thấp, nhưng với lợi thế thương hiệu Viettel, Telemor đã đưa được Facebook, Google về với Timor để nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho người dân.
Sau 10 năm phát triển tại Timor, theo ông, những yếu tố quan trọng nhất để Telemor đạt được thành công là gì?
Tôi nghĩ có mấy điều thế này.
Một, chúng tôi đặt khách hàng là trọng tâm khi xây dựng và cung cấp dịch vụ sản phẩm của mình.
Hai, tuân thủ pháp luật. Để một doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững thì phải có tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ các quy trình, quy định của nhà nước, đồng hành cùng với nhà nước.
Ba, không ngại khó khăn. Trong Covid chẳng hạn, tất cả mọi người đều khó khăn. Vậy chúng ta cần hỗ trợ Chính phủ như thế nào, phục vụ người dân ra sao, đảm bảo chất lượng như thế nào? Luôn đi đầu trong tư tưởng và hành động, vượt qua được lúc khó khăn nhất thì chúng ta sẽ vượt qua đối thủ, vượt qua chính mình.
Cuối cùng là công nghệ. Áp dụng công nghệ góp phần quan trọng cho sự thành công của Telemor đến nay. Khi có công nghệ mới, chúng tôi cố gắng đi trước đón đầu. Nhanh hơn người khác chính là cơ hội cho mình. Chuyển đổi số, ví điện tử, siêu ứng dụng… là các dẫn chứng.
Khi Viettel làm 'Đô thị thông minh' theo phong cách "Bespoke"
Từ một 'tân binh' cung cấp các giải pháp về Đô thị thông minh, đến nay Viettel đã trở thành một thương hiệu được tin cậy hàng đầu trong lĩnh vực quan trọng này.
Đồng hành cùng đối tác, cung cấp sản phẩm theo phong cách "Bespoke" cho từng đô thị thay vì các giải pháp "đồng phục"...được coi là những bí quyết giúp Viettel vượt lên vị trí số 1 về triển khai Smart City trên toàn quốc.
"May đo áo mới" cho các đô thị
Năm 2021 "cơn sóng thần" Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trung tâm Đô thị thông minh, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (VTS), cũng không phải ngoại lệ khi phải đối diện hàng loạt thách thức: chuỗi cung ứng bị đứt gãy, khách hàng cắt giảm kinh phí, các dự án gặp nhiều khó khăn khi triển khai.
Ông Dương Công Đức, Giám đốc Trung tâm Đô thị thông minh
Tuy nhiên, thời điểm khó khăn cũng là lúc mở ra những cơ hội mới. "Từ đại dịch Covid-19 khách hàng thấy được rõ nhất sức mạnh của chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số để giải quyết các khó khăn trong thời kỳ giãn cách phải làm việc từ xa", ông Dương Công Đức, Giám đốc Trung tâm Đô thị thông minh chia sẻ.
Tại nhiều địa phương, các Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) do VTS xây dựng đã thể hiện vai trò tích cực trong hỗ trợ chính quyền điều hành quản lý, phòng chống dịch, tuyên truyền, cách ly... "Tiếng lành đồn xa" đã giúp VTS có những dự án mới, và vì thế mang lại các nguồn thu tốt khác.
Yếu tố quan trọng hàng đầu giúp VTS "ghi điểm" trong quá trình phát triển Đô thị thông minh là cam kết đồng hành chặt chẽ cùng chính quyền địa phương. Ở bất cứ dự án nào, VTS luôn là người đồng hành tư vấn cho chính quyền địa phương từ thủ tục dự án, giải pháp kỹ thuật, tổ chức thực hiện các hạng mục dự án đến việc xây dựng quy trình, quy chế để vận hành các hạng mục trong dự án... Đây cũng là yếu tố "sống còn" để các sản phẩm, hệ thống ứng dụng sau khi triển khai ra đi được vào đời sống.
"Trong quá trình tiếp xúc chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng xây dựng Chiến lược 5 năm - Tầm nhìn 10 năm để giúp địa phương hình dung được mục tiêu, bức tranh chung và các giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đó", đại diện VTS cho biết.
Ngoài ra, VTS còn tư vấn lĩnh vực chuyển đổi số đặc biệt cho từng đối tác phụ thuộc đặc thù địa phương với các lĩnh vực ưu tiên khác nhau như du lịch, công nghiệp hay nông nghiệp. Từ giải pháp VTS xây dựng bộ sản phẩm hướng đến thực hiện chuyển đổi số từ đó địa phương sẽ chọn ra vấn đề theo mức độ cấp thiết để làm ngay hoặc làm sau. Sau khi tỉnh lựa chọn, VTS sẽ tiếp tục tư vấn sâu vào từng dự án.
Theo người đứng đầu Trung tâm Đô thị thông minh, Trung tâm có khả năng "may đo" theo từng câu chuyện của từng địa phương, khoác lên mỗi tỉnh thành một tấm áo mới, hình ảnh mới, hiện đại và thông minh hơn.
"Mỗi tỉnh sẽ có các đặc điểm riêng, mối quan tâm riêng, khó khăn riêng, nhu cầu riêng nên sẽ có giải pháp và cách thức triển khai riêng! Câu chuyện của Huế là di sản, du lịch, là xanh - sạch - đẹp; Hải Phòng là cảng biển; Thái Nguyên là khu công nghiệp... Mỗi câu chuyện sẽ có giải pháp triển khai khác nhau, lộ trình khác nhau, lựa chọn khác nhau", ông Đức phân tích.
Năm 2021, doanh thu của Trung tâm Đô thị thông minh đạt hơn 450 tỷ đồng, tăng trưởng tới 45,5% so với năm trước. Cùng với đó Viettel vượt lên vị trí số 1 về triển khai Smart City trên toàn quốc. Tính riêng năm 2021, VTS đã triển khai thí điểm Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) cho 20 tỉnh thành, gấp 200% so với cả giai đoạn 2019-2020. Mức tăng trưởng đột biến này là nhờ có ý tưởng triển khai thí điểm và xây dựng hệ sinh thái sản phẩm IOC lên nền tảng điện toán đám mây.
Cạnh tranh và Cộng hưởng
VTS xác định rõ quan điểm một doanh nghiệp không thể tạo ra tất cả các sản phẩm CNTT đáp ứng hết được nhu cầu của khách hàng do đó cần "bắt tay" với một số đối tác mạnh để hợp tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Chiến lược xuyên suốt này đã giúp VTS có thể tận dụng được thế mạnh của tất cả các đơn vị khác và cung cấp được sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Theo đại diện VTS, yếu tố quan trọng nhất của việc ứng dụng CNTT thành công tại các địa phương chủ yếu liên quan đến vai trò điều hành của người đứng đầu và nỗ lực xây dựng, triển khai của các đơn vị chuyên trách về CNTT. "Lãnh đạo tỉnh thành nào cam kết, và quyết tâm thì dù họ không nắm rõ về CNTT nhưng từ cam kết, quyết tâm đó mới truyền được cho cấp dưới động lực", đại diện Viettel chia sẻ.
Dẫn chứng trường hợp Hue-S, ông Đức cho rằng dự án này thành công có vai trò quan trọng của lãnh đạo địa phương. Trong quá trình chống dịch Covid-19 Huế đã đưa ra các chính sách, quy trình tận dụng CNTT với sự tham gia của người dân.
Theo đó, Huế đã yêu cầu tất cả các cá nhân nội tỉnh, người ngoài tỉnh đến Huế phải cài đặt tối thiểu phần mềm Hue-S. Đặc biệt cách triển khai của Huế rất quyết liệt với việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ được yêu cầu tạo lập QR-Code riêng và chịu trách nhiệm giám sát, yêu cầu người dân, khách hàng thực hiện quét QR-Code trước khi vào khu vực do mình quản lý.
Theo ông Dương Công Đức, trước đây, việc thuyết phục các tỉnh thành đầu tư đô thị thông minh không hề đơn giản, vì hầu hết các địa phương không có kinh phí để làm thí điểm. Nếu thuyết trình trên sách vở, rất khó để đối tác "thấy" được tính phù hợp, hiệu quả và sự vượt trội của các giải pháp Smart City Viettel.
Trong quá trình tiếp cận, để giúp các địa phương hình dung được các sản phẩm sẽ hoạt động như thế nào Viettel sẵn sàng triển khai thí điểm trước cho địa phương đánh giá, xem xét và rút kinh nghiệm. Nhiều dự án đã được VTS đề xuất triển khai theo hình thức POC (chạy thử để chứng minh tính khả thi) địa phương hoàn toàn không phải đầu tư bất cứ khoản kinh phí nào.
Ý tưởng mới ra đời đã giúp giải quyết đồng thời hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất Viettel có thể đồng hành giải quyết triệt để các "nỗi đau" của khách hàng. Thứ hai thời gian triển khai thí điểm IOC được rút ngắn xuống dưới 3 tháng nhằm chứng minh năng lực triển khai "thần tốc".
Đặc biệt, Trung tâm cũng ứng dụng nhiều hệ thống nền tảng do Viettel làm chủ như: Viettel Maps, nBox, Mocha, VMS, VDP, Callbot... "Đây là lợi thế mà chỉ một hệ sinh thái như Viettel mới có. Thậm chí nếu như so sánh với thế giới, IOC Viettel về tính năng cũng có thể nói là tương đương với các sản phẩm của thế giới, và linh hoạt hơn, có platform mở để có thể tùy chỉnh được các module, bổ sung mới các module mới, tận dụng được các hệ thống nền tảng công nghệ Viettel trong nội bộ Tập đoàn", lãnh đạo Trung tâm Đô thị thông minh khẳng định.
Đã qua gần nửa năm kể từ khi mô hình đô thị thông minh của Viettel được vinh danh tại một giải thưởng lớn như World Communication Awards 2021, ông Đức vẫn không giấu nổi cảm xúc khi nhắc lại: "Vô cùng vui sướng và tự hào, vì nỗ lực của chúng tôi đã được ghi nhận, bởi một giải thưởng tầm quốc tế".
"Thế nhưng, ngay sau niềm vui sướng và tự hào đó", ông Đức tâm sự, "là sự trăn trở, làm sao để tiếp tục phải làm tốt hơn nữa, triển khai nhiều hơn nữa để xứng đáng với kết quả này. Thậm chí, anh em Trung tâm còn nghĩ ngay đến việc sau khi sản phẩm này triển khai thành công ở Việt Nam sẽ mang ra thị trường quốc tế".
Chiến lược Đô thị thông minh mẫu
Để có thể triển khai hiệu quả nhất, VTS đã phân nhóm các tỉnh theo quy mô và yếu tố vùng miền để tổ chức lực lượng cơ động trực tiếp triển khai hiệu quả, kịp thời theo từng vùng. Cụ thể, 63 tỉnh, thành được phân thành 9 vùng với chiến lược tập trung nguồn lực tạo ra các "Đô thị thông minh mẫu" để từ đó lan tỏa ra các tỉnh lân cận nhờ chia sẻ kinh nghiệm với cách làm "Make-by-Viettel".
VTS cũng chủ động tìm kiếm và bổ sung, tích hợp các sản phẩm giải pháp, công nghệ mới nhằm hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm Smart City. IOC được xây dựng dựa trên nền tảng Smart City Platform do VTS làm chủ và tích hợp thêm nhiều thành phần để tích hợp dữ liệu, lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Nhờ thế, so với đối thủ trong nước, IOC của Viettel là một hệ thống hoàn chỉnh được xây dựng theo platform (nền tảng), có đầy đủ các module thành phần được tham chiếu theo các hãng lớn như IBM, Cisco. Trong khi, đối thủ chủ yếu sử dụng các màn hình Dashboard, không có phần quản lý điều hành và giám sát theo KPI.
Doanh nghiệp vận chuyển tìm cách gỡ rối cho đơn hàng thương mại điện tử Nhằm nâng cao hiệu quả mua sắm trực tuyến, đơn vị logistics tung ra dịch vụ giải đáp các thắc mắc về đơn hàng nhanh nhất có thể. Ninja Van vừa tung ra dịch vụ "Gỡ rối đơn hàng" nhằm giúp các nhà bán nhận phản hồi nhanh nhất những vấn đề về đơn hàng, thay vì phải chờ đợi như trước. "Gỡ...