Bắc Giang: Số ca cấp cứu tăng trong dịp nghỉ Tết Dương lịch
Thông tin từ một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Bắc Giang, sau hai ngày nghỉ Tết Dương lịch, số bệnh nhân đến cấp cứu, điều trị tăng so với những ngày bình thường.
Thống kê từ Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), từ chiều 29/12 đến trưa 31/12, khoa tiếp nhận gần 240 trường hợp đến khám, điều trị. Trong đó có 29 trường hợp bị tai nạn, va chạm giao thông, 10 trường hợp tai nạn sinh hoạt, 3 trường hợp tai nạn lao động…
Bác sĩ Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) sơ cứu cho một bệnh nhân mới nhập viện.
Trong số các bệnh nhân có anh Phạm Văn Q (42 tuổi) ở xã Trường Sơn ( Lục Nam). Anh Q bị tai nạn giao thông, nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, hôn mê sâu, phải thở bằng máy. Em Vũ Yến N (15 tuổi), ở xã Nghĩa Phương (cùng huyện Lục Nam) bị xe máy tông khi đang đi bộ gần nhà dẫn đến chấn thương sọ não, chấn thương ngực và bụng.
Bác sĩ Đỗ Văn Dự, Phó trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: “Dù số trường hợp đến khám, nhập viện tăng nhẹ so với dịp nghỉ Tết Dương lịch năm ngoái song riêng số ca tai nạn, va chạm giao thông tăng khoảng 20%, nhiều vụ có dấu hiệu liên quan đến rượu, bia. Ngoài ra, số người cao tuổi nhập viện cấp cứu liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, huyết áp cũng tăng cao”.
Tương tự, dịp này, mỗi ngày Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang) tiếp nhận, điều trị 13-15 bệnh nhi với các bệnh lý chủ yếu như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp…
Một bệnh nhi viêm phổi, suy hô hấp đang được điều trị tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang).
Video đang HOT
Tại thời điểm trưa 31/12, Khoa đang điều trị cho 75 bệnh nhi (tăng 10 bệnh nhi so với tuần trước), trong đó có khoảng 30% bị suy hô hấp phải thở máy. Chị Trần Thị Huyền (SN 2001), xã Nghĩa Hưng (Lạng Giang) cho biết: “Mấy ngày trước, con tôi bị ho, nghẹt mũi, tưởng đơn giản nên tôi chỉ hút đờm, rửa mũi cho con. Sáng 30/12, thấy con khó thở, gia đình mới đưa đi khám, các bác sĩ xác định cháu bị viêm phổi, suy hô hấp độ 2 nên chỉ định nhập viện”.
Bác sĩ Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang khám, điều trị cho bệnh nhi.
Được biết, để bảo đảm khám, điều trị và xử lý các ca cấp cứu, trong dịp nghỉ Tết Dương lịch năm nay, các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn tỉnh chủ động bố trí bác sĩ trực cấp cứu, điều trị, phân công cán bộ, nhân viên thường trực sẵn sàng tiếp đón người bệnh, kịp thời xử lý các bệnh nhân nguy cấp.
Theo các bác sĩ, để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân, người dân cần chủ động phòng ngừa tai nạn, hạn chế sử dụng rượu, bia; tuân thủ nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe. Người cao tuổi cần chủ động giữ ấm, ăn, uống điều độ. Với trẻ em, do sức đề kháng yếu nên bệnh có thể trở nặng sau 1-2 ngày. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường như: Ho, sốt, chảy nước mũi nhiều…, người thân cần đưa đến các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở người hút thuốc
Thói quen hút thuốc lá (nghiện thuốc lá) được biết đến là nguyên nhân có thể làm tăng tới 5 lần nguy cơ đột quỵ.
Vậy hút thuốc lá gây đột quỵ như thế nào và cách phòng tránh đột quỵ do hút thuốc ra sao?
Những biến chứng nguy hiểm thường gặp
Đột quỵ não là tình trạng tổn thương nghiêm trọng các tế bào não do thiếu máu nuôi dưỡng hoặc vỡ mạch máu não đột ngột. Khi đột quỵ xảy ra, hàng triệu tế bào não có thể chết đi trong vòng vài phút khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao và những di chứng nặng nề nếu không được cấp cứu sớm.
Hút thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần.
Có rất nhiều yếu tố gây đột quỵ, trong đó có những thói quen thiếu lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá. Các chuyên gia cho biết hút thuốc lá là một tác nhân quan trọng gây đột quỵ não. Theo thống kê của Tổ chức Đột quỵ não thế giới, có đến 25% số ca đột quỵ não liên quan trực tiếp đến thuốc lá. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào lượng thuốc lá mà bạn hút, thời gian và độ tuổi sử dụng.
Các thống kê cho thấy, những người hút thuốc lá khoảng 11 điếu thuốc/ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với người bình thường. Những người hút trên 2 bao thuốc/ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Đột quỵ do hút thuốc lá có thể gồm đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Với những bệnh nhân có tiền sử đột quỵ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, việc hút thuốc lá có thể thúc đẩy quá trình này, khiến nguy cơ đột quỵ ngày càng cao hơn.
Bên cạnh đột quỵ, hút thuốc lá cũng tác động đến phổi làm tăng các cơn đau tim, bệnh mạch máu ngoại biên và rút ngắn thời gian sống của con người.
Các dấu hiệu đột quỵ ở người thường xuyên hút thuốc lá
Hút thuốc nhiều trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến cao huyết áp, khiến các mạch máu nuôi não bị tổn thương, đặc biệt là thành mạch máu. Lúc này các chất béo, canxi và các chất lắng đọng dễ bám vào thành mạch, làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông trong lòng mạch. Hậu quả là làm hẹp, xơ cứng, tắc nghẽn mạch máu não và dẫn đến đột quỵ.
Các chuyên gia cho biết hút thuốc lá là một tác nhân quan trọng gây đột quỵ não. Theo thống kê của Tổ chức Đột quỵ não thế giới, có đến 25% số ca đột quỵ não liên quan trực tiếp đến thuốc lá. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào lượng thuốc lá mà bạn hút, thời gian và độ tuổi sử dụng.
Tình trạng thành mạch bị tổn thương trong một thời gian dài dẫn đến thành mạch mỏng, suy yếu, dễ vỡ ra đột ngột, gây đột quỵ xuất huyết não. Nhiều trường hợp hình thành các túi phình mạch não sẽ rất nguy hiểm. Khi các túi này vỡ ra, máu sẽ tràn vào nhu mô não, gây tổn thương não một cách nghiêm trọng, gọi là xuất huyết não.
Giống như các trường hợp đột quỵ khác, đột quỵ do hút thuốc lá cũng gây ra các triệu chứng như: Thị lực giảm, nhìn mờ; chóng mặt, khó giữ thăng bằng; tê yếu, liệt mặt, lệch nhân trung, méo miệng; yếu chân tay, khó cử động, phối hợp động tác; gặp khó khăn trong giao tiếp, khó diễn đạt, khó nói, nói ngọng, nói lắp, không hiểu ý người khác; đau đầu dữ dội.
Khi thấy các dấu hiệu này, cần gọi cấp cứu ngay để được xử trí kịp thời. Theo các chuyên gia nội thần kinh, nếu được cấp cứu trong giờ vàng (trong khoảng 3-4,5 giờ đầu kể từ khi xảy ra đột quỵ) thì khả năng bệnh nhân được cứu sống sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu xử trí chậm trễ, người bệnh có thể rơi vào nguy kịch hoặc gánh chịu những di chứng nặng nề.
Cai thuốc lá và xây dựng lối sống lành mạnh
Các nghiên cứu cho thấy nếu ngừng hút thuốc từ 2 năm trở lên, nguy cơ đột quỵ bắt đầu giảm xuống. Nếu ngừng hút thuốc được 5 năm thì nguy cơ này trở về bằng với người không hút thuốc. Do vậy, từ bỏ thuốc lá là một việc làm quan trọng giúp ngăn ngừa đột quỵ xảy ra. Đối với những người nghiện thuốc lá nặng, không tự cai thuốc được thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Rèn luyện thể thao thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Nguyễn Bình.
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ít chất béo, giảm muối, đường, tăng cường chất xơ, tăng thịt trắng, hạn chế thịt đỏ... sẽ giúp ích cho hệ tim mạch, huyết áp ổn định, từ đó, giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.
Luyện tập thể chất thường xuyên rất tốt cho việc tăng cường sức khỏe nói chung, giúp giảm cholesterol xấu, tăng lưu thông máu.
Bên cạnh thuốc lá, rượu bia cũng là tác nhân gây đột quỵ. Bởi rượu làm tăng huyết áp, làm tổn thương mạch máu, dẫn đến xơ vữa mạch máu và cục máu đông - các tác nhân trực tiếp gây đột quỵ. Vì vậy nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này cũng như các chất kích thích khác.
Các bệnh lý bao gồm tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nếu không được kiểm soát có thể gây đột quy não. Vì vậy, việc kiểm soát bệnh lý cần được quan tâm thường xuyên thông qua khám tầm soát sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp đối với những bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư phổi Ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn thế nên thường khi bệnh diễn tiến xa mới có các triệu chứng xuất hiện. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu, của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan dẫn đến sự xuất hiện của các dấu hiệu. Nếu...