Bắc Giang nói về lộ trình của ca bệnh Covid-19 đầu tiên của tỉnh
Tối 21/3, tỉnh Bắc Giang xuất hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên, cũng là bệnh nhân thứ 94 của cả nước.
Theo đại diện UBND tỉnh Bắc Giang, bệnh nhân này về nước cùng hai vợ chồng con gái và 2 cháu nhỏ. Hiện tại, 4 người bay về nước cùng bệnh nhân này cũng đã được cách ly.
Xe chở người từ vùng có dịch đi cách ly tập trung ở Bắc Giang
Ông Trần Văn Sinh, Phó Giám đốc sở Y tế tỉnh Bắc Giang (người phát ngôn của tỉnh Bắc Giang về dịch bệnh) cho biết, bệnh nhân số 94 (64 tuổi), hộ khẩu tại thành phố Bắc Giang trở thành người đầu tiên của tỉnh này nhiễm virus SARS-CoV-2 vừa được Bộ Y tế công bố tối ngày 21/3.
Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, ngày 29/2, bệnh nhân sang Cộng hòa Séc thăm con gái. Đến ngày 18/3/2020, bệnh nhân này về nước nhập cảnh qua sân bay Nội Bài trên cùng chuyến bay (SU290, ghế 28A) với BN93 dương tính với virus SARS-CoV-2 (SU290, ghế 27B)
Bệnh nhân số 94 và gia đình cùng đi trên chuyến bay SU 290, gồm có vợ chồng con gái (vợ SN 1976, chồng SN 1969) và hai cháu ngoại (đều là nữ SN 1998 và 2008) của bệnh nhân này.
Xe chở người từ vùng có dịch đi cách ly tập trung ở Bắc Giang
Tối ngày 18/3, bệnh nhân số 94 và gia đình xuống sân bay được đưa về khu vực cách ly y tế tập trung của tỉnh Bắc Giang, không tiếp xúc với ai. Tại đây, cả gia đình sinh hoạt cách ly trong một phòng riêng.
Video đang HOT
Đến trưa 20/3, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt. Trước dấu hiệu nghi nhiễm của bệnh nhân, Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo đưa cả gia đình bệnh nhân đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).
Kết quả xét nghiệm sàng lọc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận bệnh nhân trên dương tính SARS-CoV-2 ngày 20/3/2020.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu và gửi mẫu bệnh phẩm sang viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 20/3/2020. Ngày 21/3, bệnh nhân này cho kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Bốn thành viên trong gia đình cũng đang được cách ly theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
Ban quản lý khu vực cách ly tập trung của tỉnh Bắc Giang đã tiến hành khử khuẩn phòng sinh hoạt của gia đình bệnh nhân, đóng cửa phòng, khử khuẩn toàn bộ khu vực để phòng tránh lây nhiễm chéo tại đây.
Đắk Lắk: Theo dõi 278 trường hợp đến từ vùng dịch
Sáng 22/3, ông Đỗ Xuân Tuyên, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid -19, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch tỉnh Đắk Lắk.
Báo cáo với đoàn công tác, bà H’ Yim Kđoh – Phó Chủ tịch UBND Đắk Lắk, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh cho biết, tính đến 7h ngày 22/3/2020, địa phương chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19. Hiện, tỉnh đã cách ly, theo dõi 278 trường hợp đến từ vùng dịch, tiếp xúc gần với ca bệnh; trong đó, đã hoàn thành thời gian cách ly 196 trường hợp, còn 82 trường hợp đang cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung và tại nhà.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã chỉ đạo quyết liệt về triển khai công tác phòng chống dịch tại địa phương.
Trong thời gian tới, lực lượng phòng chống dịch cần đẩy mạnh các biện pháp phòng chống, trong đó cần xây dựng kế hoạch phòng chống của từng cấp, đặc biệt tại cấp xã cần thực hiện phương châm “đến từng nhà, rà từng người” để kiểm tra, giám sát y tế đối với những người đi từ vùng dịch về; tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch đối với hoạt động vận chuyển hành khách tại các bến xe, Cảng hàng không, đặc biệt chú trọng kiểm tra y tế đối với hành khách để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp có triệu chứng bệnh…
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đề nghị tỉnh Đắk Lắk cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhanh chóng kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh phải làm Trưởng Ban Chỉ đạo theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ…; Huy động các tổ chức chính trị, xã hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để phát động phong trào nhân dân tự khai báo y tế, nhằm phát hiện các trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh, người di chuyển từ vùng dịch về để kịp thời phát hiện, xử lý theo đúng quy định, ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng.
NGUYỄN THẮNG – VŨ LONG
'Có lệnh là đi ngay'
Theo GS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, sự tích cực của lực lượng y tế cơ sở đã góp phần hết sức quan trọng cùng với ngành y tế cả nước phòng, chống dịch Covid-19.
Phun hoá chất phòng chống dịch ở địa phương
Tại các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM thường xuyên ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của đội ngũ y tế, trong đó có sự đóng góp tích cực của y tế cơ sở.
Do đó, ông Phong yêu cầu Sở Y tế phải đảm bảo cho nhân viên y tế trực tiếp làm nhiệm vụ phải có ít nhất 2 bộ trang phục phòng hộ và chế độ bồi dưỡng phải phù hợp. Mới đây, UBND Q.2 (TP.HCM) tổ chức khen thưởng, động viên đội ngũ y tế cơ sở và lực lượng liên quan đã và đang thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly trung tâm của Q.2, cũng như nhiệm vụ cách ly tại nhà, khu dân cư.
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết khi xuất hiện 1 ca bệnh Covid-19 thì toàn thể hệ thống y tế dự phòng từ HCDC đến quận huyện, phường xã đều vào cuộc xử lý ổ dịch.
Chỉ cần 1 ca nhiễm bệnh thì hệ thống y tế phường xã phải đi điều tra tất cả những người tiếp xúc và có khi lên đến hàng trăm ca, một khối lượng công việc phải nói là khổng lồ. Khi tiếp cận người tiếp xúc gần người mắc bệnh, thì phải hướng dẫn các biện pháp, tư vấn, hỗ trợ, theo dõi chăm sóc tại nhà và khi có dấu hiệu bệnh thì được chuyển ngay đến cơ sở y tế.
Đây là trách nhiệm của nhân viên y tế cơ sở phối hợp chính quyền địa phương để khống chế, phòng chống lây nhiễm và phải hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài việc tìm ra người để cách ly thì còn chăm sóc y tế, sinh hoạt, kể cả ăn uống cho người thuộc diện cách ly.
"Mỗi ngày nhận lệnh thì anh em y tế cơ sở dậy và đi thôi, công việc rất nhiều. Họ như những chiến binh thầm lặng", bác sĩ Thành chia sẻ.
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm HCDC, thì tâm sự trong khoảng thời gian hơn 20 năm gắn bó với y tế dự phòng, điều đọng lại trong chị là phòng chống dịch bệnh tốt không phải lúc nào cũng cần thuốc xịn, trang thiết bị tối tân, mà điều quan trọng là phải đánh giá đúng nguy cơ để có giải pháp phù hợp cho nguy cơ ấy.
"Các biện pháp dự phòng cổ điển như cách ly, kiểm dịch, các biện pháp dự phòng không dùng thuốc vẫn còn nguyên giá trị. Những hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cụ thể, chi tiết cho từng nhóm đối tượng trong từng tình huống sẽ giúp nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh cho cả cộng đồng. Và những biện pháp này luôn có sự đóng góp lớn của y tế cơ sở", bác sĩ Nga nói.
Trong khi đó, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đánh giá cao vai trò của y tế cơ sở tại những nơi "phên giậu", nơi các cán bộ y tế địa phương, y tế cơ sở tuyến xã, phường đang vào cuộc tích cực. Theo ông, cán bộ y tế cơ sở luôn là người sâu sát nhất, trực tiếp nhất trong phòng chống dịch.
Yên Bái triển khai Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Bệnh viện dã chiến là đơn vị trực thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Trụ sở Bệnh viện dã chiến đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Yên Bái. Sở Y tế tỉnh Yên Bái vừa ban hành phương án triển khai Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh Covid-19. Bệnh viện dã chiến được thành lập nhằm mục...