Bắc Giang: Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi bạo lực học đường
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang – Đào Thị Hường vừa có băn bản gửi Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục học sinh.
Ảnh minh họa
Văn bản của Sở nêu rõ, trong thời gian qua, ở một số trường học trên địa bàn tỉnh đã xảy ra vụ việc học sinh (HS) xô xát, gây thương tích, quay clip phát tán trên mạng xã hội gây dư luận không tốt.
Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT (chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý), các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Công văn số 25 (ngày 7/01/2019) của Sở về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực.
Video đang HOT
Cùng với đó, công văn số 955 (ngày 3/8/2021) của Sở về việc tăng cường công tác quản lý, giáo dục pháp luật cho HS và quán triệt nghiêm túc các nội dung về xây dựng văn hóa học đường, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học; quản lí, giáo dục HS trên môi trường mạng.
Đồng thời, rà soát, bổ sung, củng cố và có giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của “Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh” theo quy định tại Thông tư 31 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.
Tăng cường giáo dục, hướng dẫn cho HS kỹ năng xử lý các tình huống trong trường học; tổ chức cho HS ký cam kết không vi phạm về bạo lực học đường, không quay clip các vụ việc HS xô xát phát tán trên mạng xã hội.
Siết chặt kỷ cương, nền nếp, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa trong học sinh. Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi bạo lực học đường để làm gương, răn đe các em HS; vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó theo quy định.
Tăng cường các biện pháp kịp thời nắm bắt tâm lý, điều kiện hoàn cảnh gia đình của HS, nhất là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để có các biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp, hiệu quả.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và các tổ chức, đoàn thể trong trường học; đa dạng các hình thức, kênh thông tin; chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, mâu thuẫn xô xát trong HS; giám sát, tư vấn, hỗ trợ HS và can thiệp kịp thời khi có sự việc xảy ra.
Tổ chức hiệu quả các hình thức liên lạc với cha mẹ HS một cách phù hợp, linh hoạt trong công tác quản lý giáo dục HS. Chủ động, thường xuyên giữ mối liên lạc thường xuyên với chính quyền địa phương, cơ quan Công an trên địa bàn để kịp thời nắm bắt tình hình HS, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học.
Trưởng phòng GD&ĐT, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm trực tiếp, trước hết và toàn diện về công tác quản lý, giáo dục HS của nhà trường trước Sở GD&ĐT.
Bạo lực sinh ra bạo lực, đòn roi nối dài đòn roi?
Clip bạo lực của thầy giáo ở Bắc Giang đối với học sinh lớp 10 đang khơi lên sự bức xúc và phẫn nộ của dư luận.
Ảnh minh họa
Dẫu có thể thông cảm phần nào cho sự nóng tính của người thầy muốn rèn giũa học trò vào nề nếp nhưng quả thật, hành động lẫn ngôn ngữ của thầy này hoàn toàn thiếu tính giáo dục và đánh mất vẻ đẹp của người "gieo hạt".
Dư luận bức xúc là phải, bởi không phải tự nhiên mà ngành giáo dục ngày càng cứng rắn hơn với hành vi người thầy bạo lực thân thể, xúc phạm nhân phẩm người học. Kỷ luật tích cực không đòn roi đang mở ra viễn cảnh người học được tôn trọng, được yêu thương và được phát triển trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. ó là hệ quả tất yếu khi xã hội tiến vào kỷ nguyên hiện đại và văn minh, ở đó quyền của người học được tôn trọng và phát huy tối đa.
Ngoài ra, càng ngày phụ huynh càng nhận ra lỗ hổng khắc sâu trong tâm hồn con trẻ nếu chẳng may dùng hình thức giáo dục theo quan niệm xưa cũ "thương cho roi cho vọt" nên cật lực phản đối hành động bạo lực đối với trẻ. Vì lẽ đó mà thỉnh thoảng một vài giáo viên nóng tính và khe khắt dùng roi vọt lập tức bị dư luận phản ứng.
Vậy cái giá của đòn roi là gì? Những đứa trẻ lớn lên cùng roi vọt sẽ biết sợ, biết đau để tránh nói sai, làm sai ư? Thực tế đã chứng minh hoàn toàn ngược lại. Nhiều em cứ đeo đẳng vết thương lòng khó liền sẹo về sự yếu kém của bản thân, sự tự ti, mặc cảm không dám đối diện thực tế. Khá nhiều trẻ lớn lên trong môi trường giáo dục ở nhà trường với đòn roi và lời nói khó nghe từ người thầy đã nuôi dưỡng sự phản kháng, cứng đầu, lì lợm đến tận cùng.
iều đặc biệt nguy hại là bạo lực sẽ sinh ra bạo lực, đòn roi nối dài đòn roi. Bọn trẻ đang tuổi định hình nhân cách sẽ lầm tưởng rằng cứ sai là đánh đòn và bạo lực là phương pháp duy nhất giải quyết mâu thuẫn. Chính lúc này, giáo dục đã hoàn toàn thất bại ở ngay "thánh đường" - bục giảng!
Hãy để con em chúng ta nhận ra đằng sau mỗi lời trách phạt là sự yêu thương, đằng sau mỗi ánh mắt cương nghị của người thầy là những kỳ vọng gửi gắm vào sự tiến bộ của trò.
Chấn chỉnh chuẩn mực đạo đức nhà giáo Thầy Khúc Xuân H - có hành vi tát, đá nhiều học sinh khiến nhiều người bức xúc, đã bị chấm dứt hợp đồng lao động từ 4/5. Hình ảnh GV Khúc Xuân H có hành vi xử phạt HS không đúng chuẩn mực. Ngay sau sự việc, Sở GD&ĐT Bắc Giang tiếp tục có văn bản yêu cầu các đơn vị, cơ...