Bắc Giang: Điều tra một GV vì có hành vi thiếu chuẩn mực
Thầy Khúc Xuân Hòa – Chủ nhiệm lớp 10 A3, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Lục Ngạn ( Bắc Giang) bị tạm dừng giảng dạy vì được cho là đã có lời nói và hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức.
Hình ảnh không đúng chuẩn mực được cho là của thầy Khúc Xuân Hòa trong clip.
Sáng 2/5, thông tin với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Minh Vỹ – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Lục Ngạn cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để báo cáo và đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm sáng tỏ sự việc.
Trước đó (chiều 29/4), trong giờ sinh hoạt lớp, thầy Khúc Xuân Hòa đã có những lời nói và hành động không đúng chuẩn mực nhà giáo như tát, đá… một số học sinh.
Hành động của thầy Hòa đã được ghi lại trong một clip và chia sẻ trên mạng xã hội.
“Sự việc trên bị một số đối tượng lợi dụng để làm phức tạp tình hình giai đoạn này. Nhà trường có văn bản đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra…”, thầy Vỹ thông tin.
Theo thầy Vỹ, ngay sáng 30/4, Trung tâm đã họp; Đồng thời, trực tiếp Phó Giám đốc Trung tâm và Bí thư đoàn nhà trường đến nhà học sinh nhận trách nhiệm, mong sự chia sẻ với phụ huynh.
Video đang HOT
“Phía phụ huynh bày tỏ thông cảm cho thầy Hòa và cũng cam kết không kiện thầy Hòa…”, thầy Vỹ nói.
Thầy Vỹ cũng cho biết, lãnh đạo Trung tâm đã họp toàn bộ cán bộ, giáo viên nhà trường yêu cầu không phát tán, chia sẻ thông tin; bản chất vụ việc đang được điều tra làm rõ.
“Trước mắt nhà trường đã họp và tạm dừng việc giảng dạy của giáo viên Hòa…”, thầy Vỹ nhấn mạnh.
Thầy Khúc Xuân Hòa, sinh năm 1997, được Trung tâm ký hợp đồng thử việc giảng dạy môn Sinh học từ tháng 4/2020. Đến 9/2020, thầy Khúc Xuân Hòa được ký hợp đồng giảng dạy.
“Thầy Hòa là GV trẻ, có thể kỹ năng sư phạm còn chưa được tốt, chưa qua rèn luyện. Học sinh cũng chưa chấp hành tốt nhắc nhở, yêu cầu của thầy. Khi về trường, mọi hoạt động thầy tham gia rất trách nhiệm, nhiệt tình. Tuy nhiên, sự việc này khiến thầy cô khác bàng hoàng…”, thầy Vỹ thông tin thêm.
Trong bản tường trình, thầy Khúc Xuân Hòa bày tỏ sự hối hận. “Thực ra bản thân tôi cũng muốn tốt cho học sinh và coi các em như con em trong nhà. Trong lúc không kiềm chế được mới xảy ra sự việc…”, thầy Vỹ thuật lại bản tường trình.
Chia sẻ với Báo GD&TĐ, đại diện Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, Sở yêu cầu lãnh đạo Trung tâm xử lý nghiêm trường hợp GV vi phạm.
Đồng thời, Sở đã chỉ đạo Trung tâm báo cáo cơ quan Công an và lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn để sớm có biện pháp xử lý…
Phụ nữ huyện Yên Dũng: Tiết kiệm, giúp nhau vượt khó
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp hội phụ nữ huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã có nhiều cách tiết kiệm, giúp nhau vượt khó.
Sáng tạo vì phụ nữ khó khăn
Vừa nhốt chục con gà mái vào chuồng, chị Đỗ Thị Nghị (SN 1982) ở thôn An Phú, xã Xuân Phú (Yên Dũng) chia sẻ với chúng tôi, đàn gà mái chuẩn bị đẻ trứng này mới được Hội LHPN xã Xuân Phú tặng. Được biết, gia đình chị Nghị thuộc hộ nghèo, chồng sức khỏe yếu, không thể lao động nặng.
Chị Nguyễn Thị Toán (phải) được Hội LHPN xã Xuân Phú (Yên Dũng) hỗ trợ lợn giống từ tiền bán phế liệu.
Vì thế mọi chi phí sinh hoạt, học phí của 3 con đều trông cả vào mấy sào ruộng và tiền làm thuê của chị. Chị Nghị xúc động: "Sự hỗ trợ của Hội LHPN xã cùng các chi hội giúp gia đình tôi có thêm động lực vượt khó. Dù nghèo vợ chồng tôi cũng cố để các con ăn học đầy đủ".
Từ năm 2017 đến nay, năm nào chị Nghị và 9 hội viên hoàn cảnh khó khăn khác trong xã cũng được Hội LHPN xã hỗ trợ, nhờ đó các chị có điều kiện ổn định cuộc sống. Đơn cử như hai năm liền (2016, 2017), chị Nguyễn Thị Toán được tặng gà, lợn giống; chị Nguyễn Thị Hà được hỗ trợ kinh phí xây dựng mái ấm tình thương...
Mô hình tiết kiệm học theo Bác được triển khai ở tất cả chi hội phụ nữ xã Xuân Phú. Ở mỗi chi hội có một cách gây quỹ để giúp nhau về giống, vốn hay tặng quà đột xuất lúc ốm đau, lễ tết. Điển hình như các chi hội thôn Xuân An, An Phú và Xuân Phú, các chị tham mưu cho Chi bộ và Ban quản lý thôn giao cho đảm nhận dọn dẹp đoạn kênh mương tự quản 2 đến 3 lần/năm.
Nhờ đó, mỗi năm, chi hội phụ nữ có khoản kinh phí từ 3 đến 4 triệu đồng. 5 năm qua, nhờ thực hiện tốt mô hình "Tổ phụ nữ tiết kiệm" làm theo Bác, các chi hội phụ nữ toàn xã tiết kiệm được 171 triệu đồng hỗ trợ 65 hội viên vay vốn không lãi đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi; trao một phần kinh phí giúp 2 hội viên nghèo xây dựng mái ấm tình thương.
Chi hội phụ nữ thôn Bẩy, xã Cảnh Thụy (Yên Dũng) là đơn vị điển hình trong học và làm theo Bác. Các chị tiết kiệm chi tiêu hằng ngày, đồng thời duy trì có hiệu quả mô hình thu gom, phân loại phế liệu. Hầu hết các gia đình hội viên phụ nữ thôn Bẩy đều tự sắm hai thùng đựng rác, một thùng đựng rác vô cơ và một thùng đựng phế liệu có thể tái chế.
Toàn bộ rác hữu cơ được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc ủ để làm phân bón cho cây trồng. Sáng Chủ nhật hằng tuần, các chị mang phế liệu đến tập kết ở nhà văn hóa thôn hoặc tại nhà Chi hội trưởng để bán. Nhờ đó, mỗi năm Chi hội có một khoản kinh phí giúp đỡ được từ 10 đến 15 hội viên phụ nữ nghèo về giống, vốn và cho vay không lấy lãi.
Quan tâm cơ sở, gắn bó hội viên
Nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05 - CT/TƯ ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hằng năm, Hội LHPN huyện Yên Dũng lên kế hoạch với tiêu chí cụ thể để các cơ sở, hội viên bám sát triển khai.
Lồng ghép nội dung tuyên truyền về học và làm theo Bác tại các buổi sinh hoạt; tích cực thông tin trên hệ thống truyền thanh cơ sở. Các cấp hội duy trì 119 tổ tiết kiệm thực hiện thu gom phân loại phế liệu bán gây quỹ giúp đỡ phụ nữ, trẻ em nghèo. Đồng thời, kêu gọi hội viên thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Phòng, chống rác thải nhựa" cùng cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" gắn với xây dựng nông thôn mới.
Nhờ thực hiện tốt mô hình "Tổ phụ nữ tiết kiệm" làm theo Bác, 5 năm qua, các cấp hội phụ nữ toàn huyện Yên Dũng đã tiết kiệm được hơn 3,7 tỷ đồng để trao tặng quà, tiền mặt, con giống giúp đỡ hơn 1,7 nghìn lượt phụ nữ, trẻ em nghèo và cho hàng trăm hội viên vay không lãi hoặc lãi suất thấp để sản xuất kinh doanh.
Hội LHPN huyện cũng quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng, biểu dương các điển hình trong học tập làm theo Bác ở địa phương, đơn vị. Định kỳ 6 tháng, Hội tổ chức đánh giá việc thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với sơ, tổng kết phong trào; qua đó phát hiện nhiều cá nhân, tập thể điển hình. Các cấp hội còn duy trì kiểm tra, giám sát việc học tập, làm theo Bác gắn với kiểm tra phong trào định kỳ nhằm làm rõ những điểm mới, cách làm sáng tạo.
Theo bà Phạm Thị Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện, Huyện hội chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện học và làm theo Bác với phương châm "mỗi cơ sở hội một hành động, mỗi hội viên một việc làm"; lựa chọn mô hình, cách làm thiết thực, cụ thể nhằm huy động nguồn lực giúp đỡ hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt phát huy vai trò kết nối, giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện; vận động hội viên tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang". Chú trọng các hoạt động tạo sinh kế; hướng dẫn gia đình hội viên làm thủ tục vay vốn phát triển kinh tế, khởi nghiệp vượt khó vươn lên, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Cả nước nghỉ lễ 30/4, 1/5 có giáo viên phản ánh phải đi dạy bình thường Bộ Giáo dục cần có sự kiểm tra, rà soát buộc các trường học thực hiện đúng quy định luật lao động để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và học sinh. Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và tái tạo lại sức lao động. Quyền nghỉ ngơi được thể...