Bác đơn xin ân xá của Nguyễn Đức Nghĩa
Chỉ 4 ngày sau phiên tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo, tuyên y án tử hình ngày 11-11-2010, đơn xin ân giảm của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được gửi lên Chủ tịch nước. Song lá đơn này đã vừa bị Chủ tịch nước bác.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký văn bản 2221 bác đơn ân giảm của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa.
Trước đó, sau phiên tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo, tuyên y án tử hình ngày 11-11-2010, Nguyễn Đức Nghĩa đã viết đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Ngày 15-11-2010, đơn xin ân giảm của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được Trại giam số 1 phê duyệt và gửi lên Chủ tịch nước.
Đơn xin ân giảm của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã bị bác
Trong lá đơn viết trên giấy khổ A4 dài khoảng 20 dòng, Nguyễn Đức Nghĩa viết: “Tôi vô cùng ân hận về lầm lỗi của mình, tôi khát khao được sống, được có cơ hội làm lại cuộc đời. Tôi nhận thấy những tội danh và án phạt là hoàn toàn đúng người đúng tội”.
Trong đơn, Nguyễn Đức Nghĩa cũng đề cập việc có bố là thương binh, vừa qua đời sau một tai nạn giao thông cách đó không lâu, bản thân Nghĩa phạm tội lần đầu tiên khi tuổi đời còn rất trẻ. Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng trong phút giây không làm chủ được bản thân đã gây ra tội ác không thể tha thứ được và đó “không phải là bản chất của con người tôi”.
Cuối cùng, Nguyễn Đức Nghĩa khẩn khoản: “Tôi kính xin ông Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho tôi để tôi có cơ hội làm lại cuộc đời, được có cơ hội trở về phụng dưỡng mẹ già cũng như thắp nén nhang trên phần mộ của cha, và trở thành một người dân bình thường”.
Trước đó, vụ án cắt cổ người yêu do Nguyễn Đức Nghĩa gây ra đã làm rúng động dư luận bởi tính chất dã man của nó. Ngày khoảng 21 giờ ngày 4- 5- 2010, tại tòa nhà chung cư thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy – Hà Nội, Nghĩa đã sát hại dã man Nguyễn Phương Linh (SN 1984, trú tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội) là người yêu cũ của Nghĩa.
Sau khi gây án, Nghĩa đã lấy máy tính xách tay, điện thoại di động và xe máy của nạn nhân đi cầm được 5 triệu đồng. Ngoài ra, sau khi giết Linh, Nghĩa đã tìm mọi cách để đối phó với cơ quan chức năng, như cắt đầu và ngón tay của nạn nhân rồi mang đi vứt tại khu vực thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Sau đó, khi cơ quan công an phát hiện thi thể nạn nhân, Nghĩa bỏ trốn lên Thái Nguyên và bị bắt.
Ngày 11- 11, TAND Tối cao mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa. Xét hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, Hội đồng Xét xử phiên phúc thẩm đã bác toàn bộ đơn kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa tử hình về tội giết người.
Video đang HOT
Khi được tòa cho nói lời cuối cùng, Nghĩa nói: “Tôi xin lỗi gia đình chú Ba (bố của nạn nhân Linh – PV) vì đã gây ra nỗi đau quá lớn! Tôi cũng xin lỗi gia đình vì đã gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khi biết được tin bố mất, tôi khát khao được sống, được quay lại với gia đình, xã hội, được thắp cho bố một nén hương tạ lỗi”.
Theo quy định mới của Luật thi hành án hình sự, sau khi bị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm, Nguyễn Đức Nghĩa sẽ được tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Từ đầu năm 2012 này, Bộ Công an hoàn thành 5 nhà thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đặt tại Hà Nội, TPHCM, Sơn La, Đắk Lắk và Nghệ An để bắt đầu thực hiện thi hành án bằng hình thức mới với các tử tù.
Trong khi đó, theo tin từ Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an, hiện có hơn 360 tù nhân mang án tử hình chờ thi hành án trên cả nước. Trong số này có có Nguyễn Đức Nghĩa.
Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự nêu rõ, trong thời hạn 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Nếu bị bác đơn, thông thường sau 4-6 tháng, bản án tử hình sẽ được thực thi.
Theo Người Lao Động
"Kháng cáo để làm rõ việc Luyện có đồng phạm hay không"
Bản án dành cho Lê Văn Luyện và các đối tượng liên quan đã được xác định. Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn với nhiều tình tiết bật ra từ phiên xử. Dân trí đã có cuộc trao đổi với 2 luật sư bảo vệ phía gia đình bị hại về việc này.
Theo quan điểm các luật sư trình bày tại tòa, vụ án vẫn còn nhiều tình tiết chưa được làm sáng tỏ?
Luật sư Trần Chí Thanh (Văn phòng luật sư Tâm Đức - Đoàn luật sư TP Hà Nội): Nghi vấn lớn nhất của tôi trong vụ án là việc Luyện có đồng phạm gây án hay không?
Theo lời khai của cháu Bích, nhân chứng duy nhất của vụ án, việc cháu thấy hai thanh niên trong nhà, đêm cả gia đình bị thảm sát là hoàn toàn có thể tin cậy. Cháu Bích và Lê Văn Luyện đều là người đang ở tuổi vị thành niên nhưng tại sao bản cáo trạng chỉ ghi nhận lời khai của Luyện mà không căn cứ vào lời khai cháu Bích. Cháu Bích khai đã nhìn thấy có 2 người tham gia đột nhập và gây án, thậm chí còn khai nhìn rõ 2 đối tượng đó "đầu xanh đầu đỏ".
ghi vấn lớn nhất của tôi trong vụ án là việc Luyện có đồng phạm gây án hay không?".
Theo như lời khai của Luyện, khi xuống tầng 1 thấy có camera nên đã ngắt cầu dao điện nhưng sau đó lại kéo aptomat khiến còi báo động kêu mới hoảng sợ dập lại aptomat. Điều này mâu thuẫn bởi khi Luyện đã dập cầu dao, chỉ có trường hợp đồng phạm không biết mới kéo aptomat khiến chuông kêu. Luyện khai xuống tầng 1 căn nhà, Luyện lấy đèn pin soi ở quanh tủ trưng bày vàng nhưng thấy bị khóa. Vậy tại sao hệ thống camera lại không có hình của Luyện?
Luật sư Phạm Văn Huỳnh (Văn phòng luật sư Tâm Đức - Đoàn luật sư TP Hà Nội): Luyện khai không hề dùng dao nhọn đâm chị Chín trong khi thi thể chị Chín có nhiều vết thương tích từ dao nhọn. Bản cáo trạng dẫn lời khai của Luyện là nghe thấy chị Chín hét lên: "Anh đâm nhầm em rồi" để kết luận anh Ngọc đã đâm nhầm chị Chín liệu có chính xác? Tôi đặt câu hỏi, khi bị Luyện đâm liên tiếp rồi đạp ngã, liệu anh Ngọc còn sức bật dậy đâm nhầm chị Chín hay không?
Tại phiên tòa, luật sư cũng cho rằng có nhiều điểm đáng ngờ, phi logic trong diễn biến tâm lý sau khi phạm tội của Lê Văn Luyện?
Luật sư Trần Chí Thanh: Việc Lê Văn Luyện đột nhập, sát hại các nạn nhân, cướp vàng, thoát ra và xử lý vết thương... rất thành thục và bình tĩnh, khác với tâm lý tội phạm thông thường. Việc Hồng chở Luyện về trạm y tế xã Thanh Lâm băng bó vết thương, gặp cả mẹ Luyện và mẹ Hồng ở đó liệu có thực sự là vô tình?
Nội dung Bị cáo Hồng nhận điện thoại có hẹn trước và hẹn khi nào xong thì gọi ra đón Luyện cũng "lập lờ", không minh bạch. Vì vậy, hoàn toàn có thể đặt vấn đề Luyện gây án với sự hậu thuẫn về tâm lý từ trước.
Mức án 18 năm tù dành cho Lê Văn Luyện là theo quy định pháp luật.
Việc CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang chọn một người có vóc dáng giống Luyện thực hiện thực nghiệm hiện trường có hợp lý, đúng quy định không, thưa luật sư?
Luật sư Trần Chí Thanh: Theo Điều 153 - BLTTHS, việc thực nghiệm bắt buộc phải có sự tham gia chứng kiến của bị can, người bị hại, người làm chứng. Nhưng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng và mang tính chất thời sự nóng bỏng, luật sư phía bị hại thì lại không được thông tin, chứng kiến là điều thiệt thòi cho thân chủ của chúng tôi.
Trong lần thực nghiệm đột nhập tiệm vàng, CQĐT cử một phó công an phường có vóc dáng giống Luyện để diễn lại việc trèo vào và thoát ra khỏi tiệm vàng cũng "chưa khách quan". Giả sử người "đóng thế" trèo cây giỏi nên dễ dàng leo được lên ban công tầng 3 của tiệm vàng rồi cạy cửa đột nhập, còn Luyện phải sử dụng sự trợ giúp của đồng bọn hoặc các phương tiện khác thì kết quả phương án thực nghiệm này sẽ không thể kiểm chứng được tính chính xác lời khai của Luyện về hành vi phạm tội của mình.
Về bản án 18 năm tù dành cho bị cáo, các luật sư có ý kiến gì?
Luật sư Phạm Văn Huỳnh: Pháp luật đã quy định đối tượng phạm tội khi chưa đủ tuổi thành niên thì mức phạt "kịch khung" chỉ là 18 năm tù. Vì vậy, việc Lê Văn Luyện bị tuyên phạt 18 năm tù là đúng quy định của pháp luật.
Nhận định mức án áp dụng là đúng quy định pháp luật, thân chủ của ông vẫn kháng cáo bản án TAND tỉnh Bắc Giang với mục đích gì?
Gia đình bị hại sẽ tiếp tục kháng cáo.
Luật sư Phạm Văn Huỳnh: Việc kháng cáo bản án của toàn án tỉnh lên TAND tối cao là để đề nghị làm rõ việc Lê Văn Luyện có đồng phạm gây án hay không. Nhiều tình tiết của vụ án cũng cần phải được làm sáng tỏ như vết thương hình móng ngựa hay vết dao nhọn trên thi thể nạn nhân Đinh Thị Chín, túi xách đựng tiền, vàng của vợ chồng chủ tiệm vàng biến mất theo thông tin từ phía gia đình nạn nhân...
Vì thế, trong vòng 15 ngày sau khi bản án được tuyên, gia đình nạn nhân chắc chắn sẽ thực hiện việc kháng cáo.
Xin cảm ơn 2 luật sư!
Theo Dân Trí
Phiên tòa xử Luyện và bí ẩn trang giấy của ông nội cháu Bích Suốt phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện, ông Trịnh Văn Tín lặng lẽ ngồi, cặm cụi ghi chép, lâu lâu lại gạt nước mắt. PV đã "rọi" ống kính vào bản ghi chép đó. Là bố đẻ của anh Ngọc - nạn nhân trong vụ thảm sát cướp vàng ngày 24/8 vừa qua, ông Trịnh Văn Tín (SN 1933) cũng như bao...