Bắc Cực sắp bùng nổ cuộc Chiến tranh Lạnh mới?
Một cuộc đối đầu mới sẽ diễn ra ở Bắc Cực, nơi có nguồn tài nguyên phong phú và các tuyến đường hàng hải mới.
Chiến tranh Lạnh chưa biến mất đi đâu cả – nhà báo Jennifer Harper cảnh báo trong bài viết trên tờ Washington Times. Nếu thực sự như vậy, cuộc chiến đó, ngược lại, còn đang trở nên “ lạnh hơn“, thậm chí là “ đóng băng“.
Hiện nay, Nga đang tích cực triển khai nhiều hoạt động tại Bắc Cực – khu vực có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác khổng lồ, có các tuyến đường thương mại mới chạy qua. Gần đây, Matxcơva còn nối lại hoạt động tuần tra ở Bắc Cực bằng máy bay chiến đấu, củng cố các căn cứ quân sự ở Bắc Cực và thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa siêu thanh “Kinzhal”.
Ngoài ra, Nga cũng lên kế hoạch mua sắm các tàu phá băng mới và mạnh mẽ. Một trong số đó là tàu phá băng hạt nhân đầu tiên thuộc loại này – “Arktika”. Con tàu này đã hoàn thành thành công các thử nghiệm trên biển và dự kiến sẽ sớm được đưa vào hoạt động. Theo tác giả, Điện Kremlin có kế hoạch bổ sung thêm 4 tàu cùng loại tới Bắc Cực.
Tàu phá băng hạt nhân “Arktika” của Nga. (Ảnh: Reuters)
Theo ấn phẩm Maritime Executive, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin “ đang đặt cược vào biến đổi khí hậu và sự tan băng ở Bắc Cực“. Trong khi tình báo Đan Mạch thậm chí còn tin rằng, sắp tới sẽ chứng kiến sự gia tăng căng thẳng tại khu vực này, xoay quanh cuộc đối đầu giữa các cường quốc như Nga, Mỹ và Trung Quốc.
Video đang HOT
Một trong số thượng nghị sĩ Mỹ, thành viên đảng Cộng hòa đại diện cho Alaska, ông Dan Sullivan, cũng là người rất chú ý đến những thay đổi như vậy. Và theo sáng kiến của ông, phiên điều trần về “ Cơ hội, khó khăn và thách thức gia tăng tại Bắc Cực” đã được kêu gọi. Theo lời vị chính trị gia, tại khu vực đang diễn ra “ những thay đổi rất lớn“, do đó điều quan trọng là phải đảm bảo rằng, Washington không bị bỏ lại phía sau so với Matxcơva và Bắc Kinh.
Ông Sullivan đang phát triển một chiến lược để tăng cường vai trò của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ tại Bắc Cực, cũng như các hoạt động chung của đơn vị này với Hải quân. “ Chúng tôi không kêu gọi thành lập một căn cứ lớn của Hải quân hay Lực lượng Bảo vệ Bờ biển. Chúng tôi chỉ đơn giản muốn rằng, các tàu phá băng, tàu tuần tra hay tàu khu trục của Hải quân chúng ta có thể ghé vào cảng biển thuộc quyền sở hữu của Mỹ tại Bắc Cực” – ông Sullivan nói với tờ Washington Times.
Quay trở lại với Nga, một số nhà phân tích nhấn mạnh rằng, đối với Matxcơva, Bắc Cực là tối quan trọng không chỉ vì tài nguyên và các tuyến đường hàng hải. Theo Marya Rozanova Smith, một chuyên gia về Bắc Cực tại Đại học George Washington, “ trong nhiều khía cạnh, đối với Nga, số phận của họ được quyết định bởi yếu tố địa lý; điều quan trọng là phải hiểu rằng, Bắc Cực là một phần không thể tách rời của toàn vẹn lãnh thổ Nga và rằng, Nga coi mình là một quốc gia Bắc Cực“.
Theo các nhà phân tích, Bắc Cực là một niềm tự hào dân tộc đối với người Nga, tuy nhiên, chủ yếu là những thành tựu trong quá khứ. “ Vậy người dân Nga ngày nay đang tự hào về điều gì?” – bà Rozanova Smith nói, đồng thời cho biết thêm rằng, từ góc độ kinh tế, khu vực này cũng có thể trở thành chìa khó cho sự thịnh vượng tương lai của đất nước Nga.
(Nguồn: Washington Times)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Trung Quốc bị "tố" có ý đồ quân sự tại Bắc Cực
Tình báo Đan Mạch nghi ngờ Trung Quốc sử dụng các nghiên cứu khoa học tại Bắc Cực để phục vụ cho mục đích quân sự.
Tàu phá băng của Trung Quốc (Ảnh: USNI)
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu tại Bắc Cực. Tuy nhiên, ông Lars Findsen, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch, ngày 29/11 đã cảnh báo rằng các cuộc thám hiểm nghiên cứu của Trung Quốc ở Bắc Cực không chỉ về khoa học mà còn phục vụ cho "mục đích kép", bao gồm cả mục đích quân sự.
"Chúng tôi đã xem xét các hoạt động nghiên cứu của Trung Quốc ở Bắc Cực và nhận ra rằng, quân đội Trung Quốc cho thấy họ ngày càng quan tâm tới việc tham gia vào các hoạt động đó", ông Findsen cho biết.
Ông Findsen từ chối nêu cụ thể các cuộc thám hiểm nghiên cứu có liên quan tới quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch nói rằng các bằng chứng xuất hiện trong những năm gần đây đã báo hiệu một "diễn biến mới".
"Có thể đây là một phần trong quá trình tích lũy kiến thức của Trung Quốc về Bắc Cực và năng lực hoạt động của Trung Quốc ở Bắc Cực sẽ diễn ra với sự kết hợp của cả yếu tố quân sự và dân sự", báo cáo của cơ quan tình báo Đan Mạch nêu rõ.
Trung Quốc tự nhận là một nước "gần Bắc Cực". Bắc Kinh nuôi tham vọng mở rộng sự tiếp cận lớn hơn đối với nguồn tài nguyên chưa được khai phá cũng như giao thương nhanh hơn thông qua tuyến đường biển phía bắc.
Năm 2017, Trung Quốc đưa các tuyến đường biển ở Bắc Cực vào khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhằm tăng cường mối liên kết của Bắc Kinh với phần còn lại của thế giới thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và nghiên cứu.
Cơ quan tình báo Đan Mạch cũng cảnh báo về sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực.
"Cuộc chơi của các cường quốc đang được định hình giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc, khiến cấp độ căng thẳng tại Bắc Cực gia tăng", báo cáo đánh giá rủi ro thường niên của cơ quan tình báo Đan Mạch cho biết.
Hồi tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng cáo buộc Nga có hành vi gây hấn tại Bắc Cực, đồng thời cho biết các hành động của Trung Quốc tại khu vực này cần phải được theo dõi chặt chẽ.
Sự quan tâm của Mỹ với Bắc Cực trở nên rõ ràng vào tháng 8 khi Tổng thống Donald Trump đề nghị mua đảo Greenland từ Đan Mạch, bất chấp sự phản đối của chính quyền Đan Mạch và Greenland. Greenland là một đảo rộng lớn nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Theo Dân trí
Mỹ thua Nga trong cuộc chạy đua vũ trang ở Bắc Cực Ngày 19/11, tạp chí The National Interest (NI) của Mỹ đã đăng bài viết nhận định, Nga đang thắng Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang ở Bắc Cực. Tàu phá băng hạng nặng mang tên Polar Star. (Nguồn: Wiki) Theo tác giả bài viết, Mỹ hiện đang lạc hậu so với Nga và Trung Quốc, những nước đang đầu tư ngày càng...