Bắc Cực phân tranh : Mỹ không để Trung Quốc biến Bắc Cực thành Biển Đông mới
Bắc Cực đã thành vấn đề nóng địa chính trị thế giới, do yếu tố mới : Bắc Kinh đặt vùng đất này vào đại chiến lược “Vành đai và Con đường”.
Nước Nga phát động cuộc cạnh tranh chiến lược tại Bắc Cực bằng một cử chỉ tượng trưng vào tháng 8/2007, khi tàu lặn cắm cờ Nga xuống đáy biển Bắc Cực, khẳng định chủ quyền 1 triệu km2.
Hơn một chục năm đã trôi qua, các nước liên quan trong Hội đồng Bắc Cực gồm 10 thành viên đã biến những tuyên bố “khoa trương rỗng tuếch” thành hành động. Ngày 8/5, phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lưu ý cử tọa về “tham vọng ngày càng lớn và thái độ hung hăng” của Trung Quốc và Nga tại Bắc Cực, nêu lên một sự liên hệ giữa Bắc Cực với Biển Đông: “Liệu chúng ta có muốn biển Bắc Cực biến thành Biển Đông mới, đầy rẫy quân đội và những tranh chấp đòi hỏi chủ quyền? Liệu chúng ta có muốn môi trường mong manh của Bắc Cực cũng rơi vào tình trạng bị tàn phá giống như những tàu đánh cá Trung Quốc gây ra ở nơi này nơi khác? Tôi nghĩ câu trả lời đã khá rõ ràng”.
Ngoại trưởng Pompeo còn nhấn mạnh: “Mỹ cho rằng chỉ có các quốc gia Bắc Cực hoặc Không Bắc Cực, không có hạng ‘Cận Bắc Cực’ như Trung Quốc tự nhận”.
Trung Quốc tham vọng kết nối BRI để thâm nhập lâu dài vào Bắc Cực.
Như trên, ông Mike Pompeo đề cập đến một khái niệm Trung Quốc nêu trong sách trắng lần đầu tiên được công bố vào ngày 26/1/2018 về chính sách Bắc Cực của Bắc Kinh. Tài liệu ấy khẳng định: “Trung Quốc là một cổ đông quan trọng trong các vấn đề Bắc Cực. Về địa lý, Trung Quốc là một “quốc gia Cận Bắc Cực”".
Mối quan tâm hiện thời của các nước Bắc Cực có liên quan đến Greenland, một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch nằm tại Bắc Cực.
Video đang HOT
Theo một báo cáo được phát hành gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ, Đan Mạch đã bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc quan tâm đến Greenland khi đưa ra đề xuất xây một trạm nghiên cứu, trạm vệ tinh mặt đất, cải tạo sân bay và mở rộng khai khoáng. Báo cáo nhấn mạnh: “Một khi Trung Quốc được cấp phép, đây sẽ là tiền đề cho hiện diện quân sự. Các nghiên cứu dân sự sẽ hỗ trợ củng cố hiện diện quân sự của Trung Quốc ở khu vực Bắc Cực, bao gồm cả việc triển khai tàu ngầm vào khu vực. Bắc Kinh mới có một căn cứ quân sử ở nước ngoài (Djibouti) nhưng sẽ triển khai ở các nước khác khi Trung Quốc đang chứng tỏ mình là một cường quốc toàn cầu”.
Tháng 2 năm 2009, tác giả bài báo này đã đăng trên báo Tổ Quốc bài “Bắc Cực phân tranh”.
Nước Mỹ 2019 dường như cũng không mạnh hơn so với 2009. Tình hình Biển Đông 2019 cũng khác xa Biển Đông 2009. Trung Quốc 2019 đã khác rất nhiều Trung Quốc 2009, ngày nay đang bước vào giai đoạn mới của bành trướng toàn cầu.
Cuộc chạy đua mới ở Bắc Cực
Trong Chiến tranh lạnh, Bắc Cực là khu vực có quỹ đạo vũ khí hạt nhân ngắn nhất giữa Liên Xô và Mỹ, do đó là trung tâm cạnh tranh chiến lược giữa hai siêu cường. Nếu Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân tới Bắc Cực thì sẽ tạo thêm sự uy hiếp lớn đối với lãnh thổ Mỹ.
Năm quốc gia Bắc Cực bao gồm Canada, Đan Mạch, Iceland, Na Uy và Mỹ đều là thành viên của NATO. Hệ thống phòng thủ tập thể của NATO đang hoạt động ở Bắc Cực và bất kỳ thay đổi lớn nào môi trường an ninh ở đây sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm và kế hoạch phòng thủ của NATO. Thế nhưng, NATO thiếu một chiến lược cụ thể cho Bắc Cực, vẫn quyết định không hiện diện ở Bắc Cực, tuy đã tăng cường khả năng phòng thủ ở phía Bắc: thành lập Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên hợp Bắc Đại Tây Dương để cải thiện khả năng răn đe, tăng cường kỹ năng chiến tranh trên biển, trên bộ và bảo vệ các tuyến thông tin liên lạc trên biển, tăng cường khả năng giám sát, cảnh báo sớm và phòng thủ tên lửa đạn đạo. Na Uy tăng chi tiêu quốc phòng thêm 25% kể từ năm 2015, mua 52 máy bay chiến đấu F-35 được trang bị tên lửa tấn công với tầm bắn 550 kilômét, mua 4 tàu ngầm Type 212 của Đức, mua 5 máy bay tuần tra hàng hải Poseidon P-8. Iceland mở lại căn cứ không quân Keavik cho chiến đầu cơ của Mỹ, hỗ trợ tăng cường khả năng giám sát và điều hành các trạm quan trắc của NATO. Mỹ tái lập Hạm đội thứ hai của Hải quân Mỹ để bao quát Bắc Đại Tây Dương; Thủy quân lục chiến Mỹ đã bổ sung thiết bị quân sự cho 4.500 lính ở Na Uy và sẽ tiếp tục mở rộng căn cứ quân sự này trong tương lai. Năm 2018, NATO tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của NATO, bao gồm 50.000 người tham gia, 250 máy bay, 65 tàu và hơn 10.000 phương tiện.
Đầu tư cũng chỉ ngang ngửa với Trung Quốc mà thôi: Từ năm 2012 – 2017, Bắc Kinh đã chi 90 tỉ USD vào Bắc Cực để phát triển hạ tầng cơ sở, giúp tăng cường hiện diện lâu dài và thường xuyên của các công ty Trung Quốc; đồng thời đang dự tính triển khai tàu ngầm có khả năng răn đe hạt nhân.
Lần đầu tiên sau gần 30 năm, một tàu sân bay Mỹ đã tiến vào Vòng Cực Bắc của Đại Tây Dương, hòng truyền tải một thông điệp địa-chính trị mạnh. Tuy vậy, Trung Quốc và Nga cũng đẩy mạnh hành động, phối hợp hoặc riêng rẽ, để tham gia chia “miếng bánh” Bắc Cực.
Với việc tàu phá băng Trung Quốc cho người đổ bộ xuống Bắc Cực, cuộc phân tranh ở vùng Địa cầu này mới chỉ bắt đầu, có khi diễn ra hàng thế kỷ./.
TS Nguyễn Ngọc Trường
Theo toquoc
Con sông đắt đỏ nhất TG, đáy sông chứa đầy vàng lấp lánh
Cơn sốt vàng Klondike khiến cho hàng ngàn người băng rừng, vượt núi, bất chấp thời tiết khắc nghiệt để đến được con sông này. Một số người may mắn trở nên giàu có, số khác tay trắng trở về quê nhà.
Sông Klondike nổi tiếng trong giới khai thác vàng, nằm ở vùng Yukon, Canada. Đây không phải là một con sông bình thường mà là nơi đổi đời của biết bao người. Trước đây, rất nhiều người đã bỏ công sức và thời gian để đến được nơi này, nhưng bây giờ dường như ai cũng đã lãng quên nó và chuyển hướng đến một mỏ vàng mới, kết thúc một thời hoàng kim của sông Klondike.
Sông Klondike chỉ có một dòng chảy, là một phần của con sông lớn Yukon bắt nguồn từ Bắc Cực. Khác với những dòng sông có nguồn gốc từ Bắc Cực rất lạnh, nước sông Klondike quanh năm mát mẻ, cảnh vật 2 bên bờ như mùa xuân.
Dưới đáy sông Klondike chứa rất nhiều vàng bụi, vàng thỏi, vàng cục. Sau khi phát hiện ra kho báu này, người dân kéo tới đây rất đông và xây dựng thành một thị trấn nhỏ gần Bonanza. Những người ở đây sống bằng nghề đào vàng và có rất nhiều triệu phú liên tục xuất hiện. Nhưng bây giờ mọi chuyện đã thay đổi.
Khi cơn sốt vàng đi qua, số lượng vàng bị khai thác cạn kiệt nên nhiều người đã bỏ nơi này để đi tìm một mỏ vàng khác. Thị trấn gần đó trở nên thưa thớt người nhưng vẫn còn rất nhiều người trụ lại để kiếm thêm. Mặc dù nhiều người đã bỏ đi nhưng số lượng vàng ở đáy sông không hẳn đã bị khai thác hoàn toàn, một số người phát hiện ngoài vàng thì nơi này còn có một lượng lớn khoáng sản khác. Tin tức này lan truyền rất nhanh và ngay lập tức chính phủ đã ban hành lệnh cấm.
Việc tìm vàng ở đây vẫn được chấp nhận nhưng không được khai thác và lấy đi toàn bộ khoáng sản. Điều này có nghĩa là người dân vẫn được phép tiếp tục lùng sục vàng dưới lòng sông. Kể từ đó, nơi đây phát triển thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Đến đây, du khách có thể tự do đi tìm vàng trong điều kiện giới hạn.
Theo Danviet
Vì sao căng thẳng Mỹ-Trung chưa hồi kết? Khi đàm phán thương mại Trung-Mỹ đang đi vào hồi kết, những tiết lộ mới nhất đã dấy lên những lo ngại căng thẳng giữa hai cường quốc Đông-Tây sẽ khó hạ nhiệt. Trong một báo cáo công bố ngày 2-5, Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo về các hoạt động ngày càng sâu rộng của Trung Quốc (TQ) ở khu vực Bắc...