Bắc Cực nóng nhất từ trước đến nay, sớm hơn 80 năm so với dự đoán
Thị trấn Verkhoyansk, Siberia nằm ở khu vực vòng Bắc cực, đạt ngưỡng nhiệt độ 38 độ C, cao hơn 18 độ C so với mức trung bình ở thời điểm này trong năm…
… và đây là nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Bắc cực.
Vành đai Bắc cực đang ghi nhận nhiệt độ tăng cao kỷ lục ở nhiều nơi.
Theo Daily Mail, Verkhoyansk, thị trấn với số dân khoảng 1.000 người, được biết đến là nơi lạnh nhất trên Trái đất. Tháng 11 năm ngoái, thị trấn này ghi nhận mức nhiệt âm 50 độ C và mức thấp nhất từng được ghi nhận là âm 63,8 độ C. Nhưng đến mùa hè năm nay, nhiệt độ đã đạt ngưỡng 38 độ C.
Các nhà khoa học từng dự đoán Bắc cực sẽ không đạt đến mức nhiệt độ như vậy cho đến năm 2100, tức là nắng nóng đã vượt xa dự đoán 80 năm.
Video đang HOT
Jeff Beradelli, nhà dự báo thời tiết trên CBS, viết trên mạng xã hội Twitter: “Đây là mức nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Bắc cực”.
Vị trí thị trấn Verkhoyansk ở Siberia, Nga.
Mức nhiệt độ kỷ lục trên không xuất hiện cục bộ mà hầu hết các vùng của Siberia đang nóng lên từng ngày. Mức nắng nóng dự báo còn kéo dài trong nhiều tuần kế tiếp.
Theo đánh giá, mức nhiệt đỉnh điểm được ghi nhận tại các vùng lạnh giá ở Nga có thể bắt nguồn từ những vụ cháy lớn kèm khói trong thời gian gần đây. Đám cháy lớn đến mức nhìn thấy được từ vũ trụ và từ thị trấn Verkhoyansk.
Khung cảnh vốn quen thuộc ở thị trấn Verkhoyansk.
Ở phía tây Siberia, một số địa phương có mức nhiệt cao hơn 18 độ C so với mức thông thường. Ngày 23.5, thị trấn Khatanga thuộc Siberia, cũng chạm mốc 25 độ C. Con số này phá vỡ kỷ lục mức tăng nhiệt độ trước đó là 10 độ C.
Băng biển Bắc Cực có thể biến mất sớm hơn
Băng biển mùa hè có thể biến mất khỏi Bắc Cực sớm hơn chúng ta nghĩ. Một mô hình khí hậu gần đây đã xác định được thời kỳ ấm áp đáng kinh ngạc trong lịch sử Trái đất.
Khí hậu hành tinh chúng ta từng là một bí ẩn từ 6000 đến 8000 năm trước. Một số proxy - những thứ được sử dụng để đo nhiệt độ cổ đại cho thấy nhiệt độ toàn cầu trong khoảng thời gian này có lẽ cao hơn 0,5 C so với mức nhiệt mà mô hình khí hậu dự đoán. Sự khác biệt này được gọi là "câu hỏi nhiệt độ hóc búa của Holocene".
Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học từ Hàn Quốc-Mỹ tin rằng họ có câu trả lời cho vấn đề này - và nó nằm ở Bắc Cực. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng 13 mô hình khí hậu để điều tra nhiệt độ trong thời kỳ ấm áp này và so sánh chúng với các proxy, bao gồm các đồng vị oxy trong lõi băng.
Sự suy giảm nhanh chóng
Kết quả của nghiên cứu là một tin xấu cho những nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu hiện nay. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự nóng lên hiện nay sẽ dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của băng biển Bắc Cực so với hầu hết các mô hình đề xuất. Bởi vì câu hỏi của Holocene được giải thích dễ nhất bằng cách sử dụng các mô hình khí hậu dự đoán sự suy giảm băng biển đặc biệt rõ rệt trong những thập kỷ tới.
Công trình cũng giải thích tại sao sự mất mát nhanh chóng của băng biển Bắc Cực lại được thấy rõ trong những năm gần đây - đặc biệt, năm 2012 chứng kiến băng biển mùa hè giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay - đó là kết quả của những gì mô hình khí hậu dự kiến.
" Hiểu về khí hậu trong quá khứ là vô cùng hữu ích cho việc dự đoán sự thay đổi khí hậu trong tương lai", ông Park Hyo-Seok của Đại học Hanyang, Hàn Quốc, một trong những tác giả nghiên cứu cho biết. Ông cũng tin rằng nghiên cứu chỉ ra cách trả lời cho câu hỏi hóc búa kia, nhưng để "giải quyết hoàn toàn" thì cần thêm nhiều nghiên cứu về vai trò của các vùng nhiệt đới.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/Newscientist
Khám phá bí ẩn của loài linh cẩu thời tiền sử, chúng đã từng sinh sống cả ở Bắc Cực Ngày nay linh cẩu được xem là loài động vật đặc hữu của Châu Phi, nhưng trong quá khứ chúng đã từng phân bố rộng khắp và thậm chí chúng còn sinh sống ở cả Bắc Cực. Linh cẩu là một trong những loài thú ăn thịt mang tính biểu tượng ở Châu Phi ngày nay. Chúng có vẻ ngoài khá xấu xí...