Bắc Âu thắt chặt an ninh hạ tầng năng lượng sau vụ ‘tấn công’ đường ống Nord Stream
Các vụ rò rỉ lớn đã xuất hiện từ 2 đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dưới biển chạy từ Nga đến Đức, với các chuyên gia thông báo rằng những vụ nổ đã làm rung chuyển Biển Baltic trước đó.
Mỏ dầu Ekofisk ngoài khơi Biển Bắc ở Na Uy. Ảnh: AP
Theo trang tin Euronews.com ngày 28/9, Na Uy và Đan Mạch sẽ tăng cường an ninh và giám sát xung quanh các địa điểm cơ sở hạ tầng năng lượng của họ sau vụ việc được cho là “phá hoại” đường ống dẫn khí Nord Stream của Nga ở Biển Baltic.
Bộ trưởng Năng lượng Na Uy cho biết, nước này – một quốc gia giàu dầu mỏ và là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu – sẽ tăng cường an ninh tại các cơ sở năng lượng cả trên đất liền và ngoài khơi.
Cơ quan An toàn Dầu mỏ của quốc gia Bắc Âu này cũng khuyến cáo cảnh giác sau khi máy bay không người lái không xác định được phát hiện gần các giàn khoan dầu khí ngoài khơi của Na Uy.
“Chúng tôi đã nhận được một số cảnh báo/thông báo từ các công ty khai thác trên thềm lục địa Na Uy liên quan đến việc giám sát các máy bay không người lái/máy bay không xác định gần các cơ sở ngoài khơi. Các trường hợp máy bay không người lái xâm phạm vùng an toàn xung quanh các cơ sở năng lượng hiện đang được cảnh sát Na Uy điều tra”, cơ quan trên cho biết trong một tuyên bố.
Về phần mình, Đan Mạch sẽ tăng cường an ninh toàn bộ hệ thống năng lượng của mình sau sự cố đường ống Nord Stream, một phát ngôn viên của nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt Energinet thông báo.
Cơ quan Hàng hải Đan Mạch cũng cho biết đã đã thiết lập vùng cấm trong phạm vi 5 hải lý xung quanh chỗ rò rỉ, cảnh báo các tàu đi lại xung quanh và nguy cơ bốc cháy cả trên mặt nước và trên không từ lượng khí thoát ra.
Trong khi đó, cảnh sát Thụy Điển đã mở cuộc điều tra hình sự về “vụ phá hoại” đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2, và đơn vị quản lý khủng hoảng của Thụy Điển đã được thành lập để theo dõi tình hình.
Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde cũng đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Đan Mạch Jeppe Kofod, đồng thời trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Anniken Huitfeldt. Theo ông Kofod, EU cần có một “tuyên bố rõ ràng về các vụ nổ trong Biển Baltic”.
“Bây giờ hãy tập trung vào việc điều tra chính xác những gì đã xảy ra và tại sao. Bất kỳ sự phá hoại nào đối với cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu sẽ bị đáp trả với một phản ứng mạnh mẽ và có phối hợp”, ông Kofod nhấn mạnh.
Đến nay, các bộ trưởng quốc phòng Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan đều tuyên bố rằng các vụ nổ nhằm vào đường ống chưa gây ra mối đe dọa quân sự.
Trước đó, Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào vào các mạng lưới năng lượng của châu Âu. “Tất cả thông tin hiện có đều cho thấy vụ rò rỉ là kết quả của một hành động có chủ ý”, đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell thay mặt cho 27 thành viên của khối cho biết trong một tuyên bố.
Hai rò rỉ đã được phát hiện ở đường ống Nord Stream 1, mà Moskva đã đóng cửa hồi đầu tháng này để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Một vụ rò rỉ khác được phát hiện tại đường ống Nord Stream 2, vốn đã bị đóng băng sau khi xung đột nổ ra và đến nay chưa thể đi vào hoạt động.
Khả năng đường ống khí đốt Nord Stream bị phá hoại: Ai bị nghi ngờ?
Hiện đang có một số giả thuyết về việc ai có thể đứng sau vụ tấn công những đường ống khí đốt Nord Stream từ Nga đến châu Âu.
Chính phủ Đan Mạch, Thụy Điển và Đức, những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đều tuyên bố họ tin rằng các vụ nổ gây rò rỉ đường ống Nord Stream 1 và 2 mới đây là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ý, nhưng cho đến nay vẫn cẩn thận chưa quy trách nhiệm cho bất kỳ ai, theo báo The Local của Đan Mạch ngày 28.9. Vì vậy, có những giả thuyết đang nổi lên về việc ai có thể đứng sau vụ tấn công đó.
Giả thuyết chiến tranh lai của Nga
Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhaylo Podolyak viết trên Twitter rằng thiệt hại đối với các đường ống Nord Stream 1 và 2 là "một cuộc tấn công khủng bố do Nga lên kế hoạch và là một hành động xâm lược chống lại EU", theo The Local.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng ám chỉ Nga. "Đó có thể là một hành động phá hoại, nên rất có thể đó là một tín hiệu từ Nga...Đây là điều cho thấy những phương tiện và cơ chế mà người Nga có thể sử dụng để gây thêm bất ổn cho châu Âu", ông Morawiecki nhận định.
Ngoài ra, chuyên gia Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao của tổ chức nghiên cứu Bruegel (Bỉ) viết trên Twitter rằng vụ phá hoại cho thấy Nga đang leo thang sử dụng vũ khí năng lượng trong cuộc "chiến tranh hỗn hợp".
Nhân viên an ninh đi bộ bên cạnh cơ sở trên bộ thuộc đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nằm dưới biển Baltic, tại khu Lubmin (Đức) ngày 19.9.2022. Ảnh REUTERS
Chuẩn tướng Carsten Rasmussen, từng là tùy viên quốc phòng Đan Mạch tại Moscow cho đến tháng 6.2022, cũng đã đưa ra lập luận về lý do tại sao Nga có thể muốn cho nổ tung đường ống của chính mình trong một loạt tweet bằng tiếng Đan Mạch. Ông Rasmussen lập luận vụ phá hoại "tạo ra nỗi sợ hãi" về việc liệu châu Âu có thể có được khí đốt trong mùa đông này hay không, và cả về nguy cơ dễ bị tấn công của các cơ sở hạ tầng khác ở châu Âu.
Cũng theo ông Rasmussen, vụ phá hoại này khiến thị trường phản ứng, đẩy giá khí đốt lên 12%. Ông nói rằng cuộc tấn công sẽ "đe dọa sự thống nhất của phương Tây" và là nhằm khiến dư luận ít chú ý đến các cuộc trưng cầu dân ý ở 4 vùng của Ukraine về việc sáp nhập Nga.
"Ai có thể quan tâm đến việc kích động 4 hiệu ứng đã được đề cập?" ông Rasmussen hỏi, ám chỉ Nga, theo The Local. "Chưa có gì được chứng minh - và có lẽ sẽ không bao giờ. Các hành động phá hoại ở biển Baltic trông giống như một hành động lai, không nhắm vào Đan Mạch, mà nhắm vào sự đoàn kết và sẵn sàng hỗ trợ Ukraine của phương Tây", ông Rasmussen nhận định.
Tình báo Mỹ từng cảnh báo Đức về nguy cơ đường ống Nord Stream bị tấn công
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov xem những nỗ lực nhằm đổ lỗi cho Nga như trên là "khá dễ đoán và ngớ ngẩn". Ông Peskov khẳng định: "Đây là một vấn đề lớn đối với chúng tôi. Bởi vì thứ nhất, Nord Stream 2 chứa đầy khí đốt, toàn bộ hệ thống đã sẵn sàng để bơm khí và khí rất đắt... Bây giờ thì số khí đốt đáng giá đó đang bay lên trời".
Ngoài ra, Đại sứ quán Nga tại Đan Mạch cũng đã tuyên bố bất kỳ vụ phá hoại nào đối với đường ống Nord Stream là một cuộc tấn công vào an ninh năng lượng của cả Nga và châu Âu, theo Reuters.
Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) đang điều tra vụ các đường ống Nord Stream bị hư hại theo hướng một vụ khủng bố quốc tế, theo Hãng tin Interfax dẫn thông báo từ văn phòng tổng công tố Nga hôm 28.9.
Cuộc tấn công chiến lược của Mỹ?
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng quốc phòng Ba Lan Radosław Sikorski đã đăng một dòng tweet cảm ơn Mỹ sau vụ các đường ống Nord Stream bị rò rỉ. Trong các tweet tiếp theo, ông Sikorski giải thích rằng mục đích chính của Nord Stream đối với Nga là cho phép nước này có thể tiếp tục cung cấp khí đốt cho các khách hàng ở Tây Âu trong khi vẫn có thể tiếp tục cưỡng ép Đông Âu bằng những lời đe dọa cắt khí đốt.
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Ba Lan Radosław Sikorski đã đăng một dòng tweet cảm ơn Mỹ sau vụ các đường ống Nord Stream bị rò rỉ
"Lôgic duy nhất của Nord Stream là (ông) Putin có thể tống tiền hoặc gây chiến với Đông Âu mà không bị trừng phạt... Tất cả các quốc gia biển Baltic và Ukraine đã phản đối việc xây dựng Nord Stream trong 20 năm. Hiện 20 tỉ USD kim loại trở thành phế liệu nằm dưới đáy biển, một cái giá khác đối với Nga về quyết định [tiến hành chiến dịch quân sự ở] Ukraine", ông Sikorski viết.
Hậu thuẫn cho lập luận trên là một đoạn clip từ cuộc họp báo mà Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức với Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào tháng 2, vài ngày trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, theo The Local. "Nếu Nga xâm lược... thì sẽ không còn Nord Stream 2 nữa. Chúng tôi sẽ kết thúc nó", Tổng thống Biden nói.
Tuyên bố đó của Tổng thống Biden đã được tweet hàng nghìn lần trong ngày 28.9, nhưng một số người xem đó là một hoạt động tuyên truyền của Nga. Thay vì đe dọa phá hoại đường ống Nord Stream 2, ông Biden rất có thể đã đề cập khả năng Đức có thể chặn và từ chối sử dụng đường ống đó. Cuối cùng, Đức đã đi đến quyết định đó, chặn đường ống Nord Stream 2 mới được hoàn thành, chỉ vài ngày trước khi Nga điều quân sang Ukraine, theo The Local.
Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ ngày 28.9 khẳng định Mỹ không có liên quan đến vụ các đường ống Nord Stream bị vỡ, theo Reuters. Vị quan chức còn nói rằng dù các đồng minh lo ngại việc đường ống Nord Stream bị vỡ là hành động cố ý, Mỹ tin rằng còn quá sớm để kết luận có sự phá hoại.
Áp lực khí đốt của Nga với EU đang giảm? Giá khí đốt đang giảm mặc dù tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã đóng cửa đường ống Nord Stream trong tuần này. Tuy nhiên, những lo lắng về mùa Đông vẫn tồn tại. Một trạm nén do Gazprom vận hành của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream. Ảnh: Tass Nga đã đóng cửa đường ống khí đốt Nord...