Ba việc phải làm vào buổi sáng tốt cho sức khỏe, hai việc không làm buổi tối tổn thọ
Những thói quen buổi sáng dưới đây tốt cho quá trình kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể đào thảo cặn bã ra ngoài, sống trường thọ.
Ba thói quen tốt vào buổi sáng
Uống một cốc nước ấm:Khi bạn ngủ dậy sau một giấc ngủ dài các hoạt động thể chất sẽ dừng lại, nhưng các cơ quan trong cơ thể vẫn không ngừng hoạt động, các chất dinh dưỡng và nước trong cơ thể giúp kích thích đào thải chất cặn bã ra ngoài tốt cho hệ tiêu hóa của con người. Ngoài ra, khi bạn thức dậy vàobuổi sáng, sau một đêm chuyển động, nước tiểu và mồ hôi sẽ làm mất nước, các cơ quan vẫn ở trạng thái chưa tỉnh táo. Vì vậy, khi uống một cốc nước sẽ giúp cho bạn tỉnh táo hơn.
Ăn sáng đầy đủ:Thói quen của khá nhiều bạn trẻ không có thói quen ăn sáng do muốn giảm cân, hoặc do không có thời gian vì ngủ dậy muộn.Nhưng bữa sáng là bữa vô cung quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi bạn dùng bữa sáng là quan trọng nhất trong 3 bữa ăn trong ngày, mục đích của việc ăn sáng là để dạ dày và ruột hoạt động, bổ sung năng lượng cho cơ thể giúp bạn làm việc học tập hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa
Kiên trì tập thể dục:Khi bạn thường xuyên tập thể dục và buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân tốt hơn. Ngoài ra, việc tập thể dục buổi sáng còn có thể ý nghĩa của việc kích thích tinh thần cho một ngày mới khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng có thể cải thiện nhu động của ruột, chống táo bón và thúc đẩy chức năng của dạ dày.
Hai thói quen gây hại vào buổi tối
Ăn quá nhiều:Người xưa thường nói ăn sáng là ăn cho mình, ăn trưa là ăn cho bạn mình, còn ăn tối là ăn cho kẻ thù. Chính vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ không tốt cho sức khỏe, cũng dễ gây béo phì tăng cân, cao huyết áp, tim mạch…
Chính vì vậy, vào buổi tối bạn không nên ăn nhiều nhé, hãy ăn vừa đủ và uống thật nhiều nước trước bữa ăn sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Video đang HOT
Thức khuya:Khi bạn có thói quen thức khuya sẽ cực kỳ gây hại cho cơ thể. Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, thúc đẩy rối loạn nội tiết và suy giảm chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, việc này còn khiến cho chức năng trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị suy yếu, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thức khuya trong thời gian dài làm giảm khả năng miễn dịch và còn tăng nguy cơ ung thư cho con người.
Những người không nên ăn dưa muối, thèm đến mấy cũng chớ đụng vào
Dưa hành, dưa cải muối và cà muối tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt một số người không nên ăn những món này.
Dưa hành và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Bởi vậy, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...
Ngoài ra, dưa hành, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, E, betacroten, selen, kẽm... có lợi sức khỏe, enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Tuy nhiên, dưa hành và dưa cải muối cũng tiềm ẩn nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt một số đối tượng không nên ăn.
Những người không nên ăn dưa muối
Người mắc các bệnh về thận
Khi thận yếu, chức năng đào thải độc tố trong cơ thể cũng bị suy giảm. Nếu tiêu thụ nhiều muối người bệnh sẽ bị tăng huyết áp, tích nước gây hiện tượng phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng tới các thuốc điều trị. Do đó, người bệnh thận không nên ăn đồ mặn nói chung và các loại dưa, cà muối nói riêng.
Người bị bệnh về đường tiêu hóa
Những người bụng dạ kém khi ăn các món muối chua, lên men dễ gặp phải các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tả... Người đau dạ dày cũng cần cân nhắc khi tiêu thụ món ăn này khi gặp phải tình trạng kích thích tại vùng thượng vị. Bởi nồng độ axit cao trong các món muối chua có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm- loét dạ dày.
Người bị cao huyết áp
Đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Khi đi vào cơ thể muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây tăng nước trong tế bào, co mạch dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho người bệnh.
Người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể
Theo y học cổ truyền, cà pháo có tính hàn vì vậy không nên dùng đối với người thể hàn, thận trọng khi kết hợp với các thức ăn hàn, nên dùng kèm với các gia vị có tính ôn (tỏi, ớt, sả... ). Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối.
Phụ nữ có thai
Nitrit có trong dưa, cà muối kết hợp với các gốc amin trong cá, tôm, thịt... tạo thành Nitrosamin - một trong những chất gây ung thư. Phụ nữ có thai ăn nhiều đồ muối chua có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi. Do vậy các bà bầu không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại muối xổi, dưa và cà vẫn còn xanh.
Một số lưu ý khi ăn dưa, cà muối:
- Không nên ăn nhiều và liên tục, đặc biệt không ăn khi bụng rỗng. Một tuần một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g.
- Không ăn đồ muối khi còn hăng, cay, có vị khác lạ, bị khú, bị ủng hoặc quá chua, đổi màu, dưa cà đã nổi váng trắng (vàng) hoặc nấm đen...
- Trước khi ăn nên rửa qua nước đun sôi nhiều lần để giảm hàm lượng muối và độ chua.
- Khi muối dưa, cà phải đảm bảo nguyên liệu và các dụng cụ được vệ sinh thật kỹ. Không muối vào thùng nhựa đã qua sử dụng vì hóa chất độc hại còn sót ở thùng có thể bị ngấm vào thực phẩm. Nên muối vào bình thủy tinh, bình gốm sứ.
- Không nên ăn các loại dưa muối xổi (vừa muối xong đã ăn), chỉ nên ăn sau khi muối khoảng 2-3 ngày.
- Bản chất của dưa hành muối rất mặn, vì vậy trước khi ăn nên rửa qua với nước đun sôi để nguội và vắt bớt nước để giảm bớt lượng axit, muối trong dưa.
- Nên ăn dưa tự muối hơn là mua ngoài hàng. Tự muối dưa giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, dụng cụ muối sạch.
- Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong đó; dùng muỗng, đũa sạch để gắp dưa; đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Riêng với cà muối không nên ăn khi còn xanh vì có chứa chất độc solanin, có thể gây ngộ độc khi ăn.
Ba thói quen vào buổi sáng gây hại cho gan Gan là cơ quan hoạt động rất thầm lặng, nhưng khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải độc và trao đổi chất của cả cơ thể. Ngoài việc uống rượu bia, một số thói quen xấu vào buổi sáng có thể gây hại cho gan, cần thay đổi càng sớm càng tốt. Không ăn sáng Bỏ bữa sáng, sức...