Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp chuyển và nhận hàng tỷ USD như thế nào?
Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp phối hợp với các lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng SCB lập hợp đồng khống để vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD, đương đương hơn 106.000 tỷ đồng.
Sáng nay (26/9), phiên xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi đối với nhóm tội danh “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Bị cáo Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula) khai, được bị cáo Trương Mỹ Lan giao cho quản lý 3 công ty để chuyển tiền ra nước ngoài.
Để hợp thức hóa, bị cáo đã lập hợp đồng khống cho 3 công ty này, nhận về 35 triệu USD tương đương hơn 800 tỷ đồng, chuyển đi nước ngoài hơn 1.000 tỷ. Từ tháng 7-10/2020, các công ty do bị cáo phụ trách đã chuyển ra nước ngoài 1,8 tỷ USD, nhận về từ nước ngoài 1,4 tỷ USD.
Bị cáo thừa nhận, toàn bộ các giao dịch chuyển nhận tiền không phát sinh các giao dịch thực tế với công ty nước ngoài, tất cả chỉ là hợp đồng khống.
Theo đó, sau khi hoàn thiện các hợp đồng, công ty của bị cáo sẽ chuyển cho các chi nhánh của Ngân hàng SCB để làm thủ tục giải ngân.
Về nguồn tiền chuyển đi nước ngoài, Phương Anh khai là tiền do bị cáo vay từ ngân hàng khác.
Video đang HOT
Bị cáo Tô Thị Anh Đào (cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) khai, bà Lan trực tiếp chỉ đạo bị cáo lập hồ sơ khống để chuyển và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam.
Bị cáo cho rằng, thời điểm đó mình không biết những hợp đồng đó là khống, chỉ nghĩ đơn thuần là hợp đồng vay vốn, chuyển nhượng cổ phần.
Trước tòa, Bùi Anh Dũng (cựu thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Theo bị cáo, từ ngày 22/1-10/10/2020, đã ký duyệt 6 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài với tổng số tiền hơn 30 triệu USD tương đương hơn 712 tỷ đồng thông qua các hợp đồng khống.
Còn bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) xác nhận, thời điểm đó Khối quản lý quốc tế trình hồ sơ của các công ty thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát cho bị cáo phê duyệt. Do thấy hồ sơ và khách hàng này đủ điều kiện nên Hoàng đã phê duyệt chuyển tiền.
Trên thực tế các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam thiếu trường thông tin về mục đích chuyển tiền, bị hệ thống tự động khóa. Tuy nhiên, Hoàng vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hạch toán vào tài khoản của khách hàng, nhận gần 2 tỷ USD, tương đương hơn 47.000 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, khi cần chuyển tiền ra nước ngoài để trả nợ hoặc nhận tiền vay từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, bị cáo Trương Mỹ Lan giao cho Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư, được Lan giao quản lý các công ty nước ngoài) phối hợp cùng các thuộc cấp, lập các hợp đồng “khống” về việc: Mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các công ty ma thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Thông qua các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB .
Đa số hồ sơ chuyển tiền ra nước ngoài không đủ điều kiện như thiếu: Văn bản xác nhận của công ty tại Việt Nam về việc công ty nước ngoài sở hữu cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng; thiếu chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của người đại diện công ty nước ngoài đứng ra ký hợp đồng chuyển nhượng…Tuy nhiên, lãnh đạo của Ngân hàng SCB vẫn duyệt cho chuyển tiền trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.
Từ năm 2012 đến 2022, các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 công ty (trong đó có 12 công ty thành lập, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và 11 công ty, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam) để thực hiện việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.
Tổng số tiền Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là hơn 4,5 tỷ USD, đương đương hơn 106.000 tỷ đồng.
Xét xử đại án Vạn Thịnh Phát: Các bị cáo có đầy đủ năng lực và khả năng nhận thức hành vi
Ngày 20/3, phiên tòa xét xử "đại án Vạn Thịnh Phát" tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư và phần tự bào chữa của các bị cáo.
Trước đó, ngày 19/3, Trương Mỹ Lan và các bị cáo đã bị đại diện VKS đề nghị các mức án khác nhau. Bị cáo Trương Mỹ lan bị đề nghị mức án tử hình.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 20/3.
Các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Trương Mỹ Lan cho rằng cần xem xét bị cáo tham gia tái cơ cấu SCB trong thời điểm cần phải hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém, khi tham gia bị cáo có vai trò là cố vấn ban hợp nhất. Quá trình hợp nhất suốt 10 năm trải qua nhiều giai đoạn đạt được một số kết quả nhất định, có những khoản vay là để trả nợ cũ và dòng tiền không ra khỏi ngân hàng, theo luật sư thì không thể bóc tách các khoản vay nào là cho vay mới trả nợ cũ hay khoản vay mới hoàn toàn...
Bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo tại tòa.
Các luật sư của bà Lan nêu quan điểm và đề nghị VKS làm rõ và xem xét một số cơ sở pháp lý trong đó có việc sử dụng kết quả thẩm định giá của Hoàng Quân, đồng thời xem xét lại tội danh "Tham ô tài sản" của bị cáo Trương Mỹ Lan...
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng việc tách hành vi của bị cáo Lan ra làm 2 giai đoạn truy tố thành 2 tội danh khác nhau là không phù hợp dấu hiệu đặc trưng trong cấu thành tội phạm và không đúng nguyên tắc có lợi cho bị cáo. Theo luật sư Thiệp, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan ở cả hai giai đoạn đều là hành vi chỉ đạo lập khống hồ sơ vay vốn nhưng lại bị truy tố ở 2 tội danh là "Nhận hối lộ" và "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng". Luật sư Thiệp đề nghị HĐXX xem xét lại
Về tội "Tham ô tài sản" luật sư của bà Lan, luật sư Thiệp cho rằng "Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ". Trong khi đó, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và cáo trạng cũng xác định "bị cáo Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ trong Ngân hàng SCB". Vì vậy, theo luật sư Thiệp, bị cáo Trương Mỹ Lan không phải là người quản lý, điều hành SCB.
Vì vậy, tài sản của SCB bị cáo Trương Mỹ Lan hoàn toàn không có trách nhiệm quản lý. Nếu có căn cứ để xác định bị cáo Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt tiền của SCB cũng không thể coi đó là dấu hiệu trong cấu thành tội "Tham ô tài sản". Về tội danh "Đưa hối lộ", luật sư Thiệp cho rằng lời khai của bị cáo Trương Mỹ Lan, Võ Tấn Hoàng Văn và Đỗ Thị Nhàn mâu thuẫn nhau.
Bà Đỗ Thi Nhàn, bị đề nghị án chung thân về tội "nhận hối lộ".
Tuy nhiên trong quá trình xét hỏi, các bị cáo là những người có vị trí quan trong, là những lãnh đạo như Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc ... Ngân hàng SCB đều khai nhận làm việc dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.
Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ thống công ty trên cũng như việc liên tục đầu tư, mua các dự án bất động sản, Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của SCB trong đó có hoạt động cho vay.
Cáo trạng cũng nêu, từ trước thời điểm hợp nhất, Trương Mỹ Lan đã sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng Đệ nhất, Tín Nghĩa và SCB (cũ). Sau khi hợp nhất thành Ngân hàng SCB, bà Lan tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91,5%.
Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần, chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân
Trương Mỹ Lan khai từng thế chấp khách sạn của gia tộc vay ông Trần Bắc Hà 15.000 tỉ đồng Quá trình hợp nhất ngân hàng SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan khai từng thế chấp khách sạn Windsor của gia tộc để vay 15.000 tỉ đồng từ ông Trần Bắc Hà. Ngày 12-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác xảy ra tại Tập đoàn...