Bà trùm ‘vàng đỏ’ Afghanistan
Shafiqeh Attai sở hữu doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất nhụy hoa nghệ tây, loại gia vị đắt tiền được ví như “vàng đỏ” của Afghanistan.
Attai khởi nghiệp năm 2007, mở công ty hoa nghệ tây phụ nữ Pashton Zarghon, chuyên sản xuất chế biến, đóng gói và xuất khẩu loại gia vị đắt nhất thế giới, sử dụng lực lượng lao động chính là phụ nữ.
Công ty có hơn 1.000 lao động nữ, chuyên thu hái nhụy hoa nghệ tây trên cánh đồng rộng 25 hecta ở huyện Pashton Zarghon, tỉnh Herat, giáp biên giới Iran. Attai cho hay mình thuê lao động nữ để giúp họ thành trụ cột gia đình, giúp họ có thu nhập đưa con đi học, mua quần áo và vật dụng cần thiết.
Shafiqeh Attaim, chủ doanh nghiệp sản xuất và chế biến nhụy hoa nghệ tây ở Herat, trong văn phòng hôm 21/9. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, các nữ lao động của Attai rơi vào tình cảnh bấp bênh kể từ khi Taliban lên nắm quyền. Lực lượng này từng áp dụng luật Hồi giáo hà khắc trong giai đoạn cầm quyền năm 1996 – 2001, cấm phụ nữ đi học, đi làm và hạn chế nhiều quyền của họ.
Dù đã cam kết đảm bảo quyền của phụ nữ, chính phủ mới của Taliban hoàn toàn không có sự xuất hiện của nữ giới. Attai không chỉ lo lắng cho công việc, mà còn lo cho phụ nữ khắp Afghanistan đang sống trong tình trạng chênh vênh, bất định về công việc, giáo dục, cũng như vị trí trong chính quyền.
“Bây giờ chính phủ Tiểu vương quốc Hồi giáo đang điều hành đất nước, chúng tôi rất lo lắng họ sẽ ngăn chặn chúng tôi làm việc”, bà nói hôm 21/9. “Họ không cho phép nữ sinh đi học, cũng không cho phụ nữ làm việc trong cơ quan chính quyền. Tôi rất lo lắng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo”.
Bà cho hay một số nhân viên trong công ty là trụ cột duy nhất trong gia đình, lo ngại 20 năm làm việc chăm chỉ của họ sẽ thành công cốc dưới chế độ mới của Taliban.
“Chúng tôi sẽ lên tiếng để mong muốn của mình đến được tai họ”, Attai, người được mệnh danh là bà trùm hoa nghệ tây của Afghanistan, nói. “Bất kể điều gì xảy ra, chúng tôi sẽ không chỉ ngồi nhà, bởi chúng tôi đã và đang lao động rất chăm chỉ”.
Chính quyền Afghanistan cũ khuyến khích nông dân trồng hoa nghệ tây lấy nhụy trong nỗ lực triệt phá ngành công nghiệp thuốc phiện khổng lồ và nâng cao thu nhập cho người dân. Tỉnh Herat là nơi cung cấp phần lớn sản lượng nhụy hoa nghệ tây của Afghanistan.
Một phụ nữ thu hái hoa nghệ tây trên cánh đồng ở tỉnh Herat hôm 12/12/2018. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Mỗi kg nhụy hoa có giá hơn 5.000 USD, khiến loại gia vị đắt nhất thế giới này được gọi là “vàng đỏ”. Công ty của Attai sản xuất 200-300 kg nhụy hoa nghệ tây mỗi năm. Nhụy hoa nghệ tây được sử dụng khắp thế giới trong nhiều thế kỷ để nấu nướng, sản xuất nước hoa, dược phẩm, trà…
Loài hoa này phát triển tốt nhất ở nơi có khí hậu nắng nóng gay gắt, được thu hoạch vào tháng 10 và tháng 11 hàng năm. Đa số người làm nghề thu hái là phụ nữ trong độ tuổi 50-60. Họ là việc từ lúc trời còn mờ sáng, tới lúc mặt trời lên cao trước khi hoa héo. Sau đó, họ tỉ mẩn tách nhụy khỏi cánh hoa mỏng manh, công việc đòi hỏi kỹ năng và sự tập trung.
Trong 20 năm từ khi Mỹ can thiệp quân sự vào Afghanistan năm 2001, nhiều phụ nữ đã trở thành lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt tại các thành phố như Herat, một trung tâm mậu dịch quan trọng gần biên giới Iran và Turkmenistan. Tuy nhiên, nhiều nữ doanh nhân gần đây rời bỏ thành phố, khi Taliban lên nắm quyền.
Younes Qazizadeh, người đứng đầu phòng thương mại Herat, mong muốn Taliban đưa ra thông báo chính thức để xác nhận phụ nữ có thể quay lại và tiếp tục hoạt động kinh doanh. “Chúng tôi hy vọng công việc kinh doanh của phụ nữ tại Afghanistan có thể bắt đầu lại”, Qazizadeh nói.
Số phận của những doanh nghiệp như của Attai đang như mành treo chuông, nhưng bà cho biết vẫn bám trụ quê hương vì hy vọng có thể tiếp tục công việc.
“Tôi đã có thể rời đi nhưng tôi không đi vì không muốn mọi nỗ lực mà chúng tôi làm việc chăm chỉ mới đạt được sẽ bị phớt lờ”, bà nói, nhắc đến chính quyền Taliban. “Tôi cho rằng họ sẽ không ngăn cản công việc của chúng tôi”.
“Chúng tôi là một công ty hoàn toàn do phụ nữ vận hành. Không một người đàn ông nào đủ can đảm để ngăn chặn điều này. Không thể phớt lờ một phụ nữ chăm chỉ ngày đêm trên đồng ruộng”, bà trùm “vàng đỏ” Afghanistan nhấn mạnh.
Cuộc sống tại Afghanistan ra sao sau khi Taliban trở lại nắm quyền?
Các tay súng canh gác khắp nơi, phụ nữ biểu tình trên đường phố là những hình ảnh thường thấy tại Afghanistan những ngày đầu sau khi Taliban trở lại nắm quyền.
Ngày 15/8, Taliban kiểm soát thủ đô Kabul, chính thức giành lại quyền kiểm soát Afghanistan 20 năm sau khi bị phương Tây lật đổ. Trong ảnh: Một tay súng Taliban cầm vũ khí trên đường phố Herat hôm 10/9.
Rất nhiều cam kết đã được Taliban đưa ra, rằng họ sẽ thay đổi, sẽ là một phiên bản khác với Taliban áp dụng luật Hồi giáo hà khắc 20 năm trước. Ảnh: Các nam giới vui chơi trên hồ trong công viên tại Herat.
Những cam kết lớn nhất của Taliban bao gồm việc họ sẽ lập ra một chính phủ toàn diện, có sự góp mặt của nhiều thành phần trong đất nước, không quản lý Afghanistan bằng luật lệ quá cực đoan và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hai thập niên trước, nhiều người dân Afghanistan từng sống trong sợ hãi dưới sự quản lý của Taliban. Trong ảnh: Đàn ông Afghanistan cầu nguyện trong một thánh đường ở Herat.
Tuy nhiên, những gì xảy ra trong những ngày qua dường như cho thấy Taliban vẫn chưa thực sự thay đổi. Họ gây thất vọng cho cộng đồng quốc tế khi lập ra một chính quyền chỉ toàn thành viên Taliban và toàn nam giới. Taliban sau đó đã lên tiếng trấn an rằng đây là chính phủ lâm thời. Trong ảnh: Hàng dài người đứng xếp hàng chờ rút tiền ở Kabul hôm 1/9.
Một vấn đề khác cũng thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới là quyền lợi của phụ nữ. Taliban đã có sự tiến bộ so với 20 năm trước khi cho phép phụ nữ được đi học. Tuy nhiên, họ vẫn đang đặt ra những điều kiện có tính phân biệt, ví dụ như không cho phép lớp học có cả nam lẫn nữ mà phụ nữ sẽ bị tách riêng ra một chỗ. Taliban cũng nói rằng phụ nữ không nên làm bộ trưởng, mà chỉ cần ở nhà sinh con. Phụ nữ đi học cũng sẽ phải quấn khăn choàng kín mít, che gần hết khuôn mặt.
Các động thái của Taliban khiến giới quan sát quan ngại rằng họ có thể sẽ không giữ lời hứa trước đó và những viễn cảnh áp dụng luật lệ hà khắc có thể tái diễn.
Người ủng hộ Taliban đứng cầu nguyện trong một công viên ở Herat.
Tay súng Taliban đứng canh gác ở sân bay Kabul.
Người dân ở Kabul, Afghanistan đã quen với hình ảnh các tay súng Taliban cầm súng canh gác trên đường phố.
Tay súng Taliban điều tiết giao thông trên đường phố Kabul ngày 4/9.
Theo Sky News, một điểm tích cực hiện tại ở Afghanistan sau khi Taliban lên nắm quyền là đường phố tại quốc gia này dường như có vẻ an toàn hơn thời điểm chính quyền tiền nhiệm quản lý. Taliban lập ra các điểm kiểm soát và tuần tra an ninh thường xuyên.
Tuy nhiên, các bên hiện tại vẫn cảm thấy mơ hồ về những lời hứa của Afghanistan. Trong ảnh: Các nhà hoạt động Afghanistan kêu gọi quyền lợi cho phụ nữ, cho phép nội các có sự xuất hiện của phụ nữ, trong một hoạt động trước dinh tổng thống ở Kabul ngày 3/9.
Giới quan sát cho biết, Taliban hiện tại rất mong muốn nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng quốc tế và thách thức của họ hiện tại là phải chứng minh được họ đã thực sự thay đổi. Trong ảnh: Một người đàn ông treo cờ Taliban đạp xe tại Kabul ngày 2/9.
Người ủng hộ Taliban chụp ảnh với các tay súng tại Kabul ngày 1/9.
Trên đường phố Kabul, hình ảnh của một tay súng "tử vì đạo" của Taliban được treo lên.
Phụ nữ Afghanistan biểu tình đòi ghế trong chính quyền Taliban Hàng chục phụ nữ ở khu vực miền tây đất nước hôm 2/9 xuống đường biểu tình đòi quyền lợi, trong đó có việc gia nhập chính phủ mới. Nhóm người biểu tình tập trung trước văn phòng thống đốc Herat, thành phố đông dân nhất miền tây Afghanistan, liên tục hô hào các khẩu hiệu như "Không có chính phủ nào ổn...