Bà Theresa May và một di sản bị Brexit “đánh chìm”
Ngày 7-6 đánh dấu là ngày làm việc cuối cùng của Thủ tướng Theresa May ở vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh. Nhưng bà vẫn giữ chức thủ tướng và điều hành chính phủ cho đến khi nào có người kế nhiệm.
Ngày 7-6, bà Theresa May chính thức thôi vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh. Ảnh: AP
Ngày 7-6, bà Theresa May chính thức thôi vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, mở đường cho thủ tục chọn người kế nhiệm làm tân thủ tướng vào giữa tháng 7.
Theo BBC, vào ngày 10-6, các ứng viên là nghị sĩ Hạ viện của đảng này có thể tự đề cử hoặc được đề cử cho đến hạn chót là 17 giờ cùng ngày. Hiện đã có gần 20 nghị sĩ của đảng Bảo thủ tuyên bố sẽ ra tranh cử. Trong số các ứng viên, nhiều người tuyên bố sẽ tìm cách thay đổi bản thỏa thuận Brexit (Anh rời EU), bất chấp việc EU khẳng định sẽ không tái đàm phán. Theo các chuyên gia, đến ngày 22-7 năm nay, nước Anh sẽ có lãnh đạo mới, và cho đến lúc đó, bà May vẫn giữ chức thủ tướng và điều hành chính phủ.
Cuộc chiến Brexit với Quốc hội
Video đang HOT
Bà May lên nắm quyền với sứ mệnh chống lại “những bất công đang bùng cháy” ở Anh thông qua vai trò lãnh đạo mạnh mẽ và ổn định của mình sau khi người tiền nhiệm từ chức vì Brexit. Nhưng cho đến nay, di sản của bà với tư cách thủ tướng không có gì ngoài sự bế tắc của vấn đề này và chính nó đã buộc bà phải ra đi.
Thời gian nắm quyền của bà May đã bị ngập trong bài toán khó nhằn này và cuối cùng bị đánh chìm bởi trận chiến với Quốc hội về một thỏa thuận ly hôn chính thức. Quốc hội Anh đã 3 lần bác bỏ thỏa thuận “ly hôn” mà Thủ tướng May đã đạt được với các nước EU bất chấp việc nữ lãnh đạo này đã hối thúc các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận Brexit vì đây “cơ hội cuối cùng để đảm bảo cho việc Anh rời khỏi khối này”. Trong khi đó, EU cũng nhất quyết tuyên bố không thể đàm phán lại thỏa thuận “ly hôn” đạt được, mặc dù thỏa thuận không ràng buộc về quan hệ tương lai giữa Anh và EU sau Brexit có thể được điều chỉnh.
Đã khiến bà May “bị chìm”
Bà May là con gái của một cha xứ của Giáo hội Anh, sinh ngày 1-10-1956 tại Eastbourne – một thị trấn ven biển ở miền nam nước Anh. Năm 12 tuổi, bà đã mong muốn trở thành một chính trị gia. Bà đã chọn học ngành địa lý và gặp chồng Philip tại Đại học Oxford trước khi về làm việc cho một ngân hàng. Hai người không có con và bà May cho biết mình đã cống hiến cả đời phục vụ cho người dân và những nỗ lực đó giúp bà trở thành chủ tịch đảng Bảo thủ vào năm 2002.
Và bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của bà là trở thành thủ tướng sau khi cuộc trưng cầu dân ý Brexit 2016 đã “cuốn trôi” người tiền nhiệm David Cameron. Ngay khi lên nhận chức, bà đã cam kết chống lại những bất công trong xã hội Anh, nhưng rồi bà chỉ đạt những bước tiến nhỏ khi toàn bộ nhiệm kỳ thủ tướng bị chi phối bởi “bộ phim” Brexit. Sự chia rẽ trong đảng Bảo thủ đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng sau cuộc bầu cử thảm khốc vào tháng 6-2017 sau khi đảng của bà để mất đa số nghị viện. Bà May buộc phải có thỏa thuận hỗ trợ từ đảng Liên minh Dân chủ ủng hộ Brexit của Bắc Ireland, và kể từ đó đã đấu tranh để giữ vững thế liên minh này.
Tuy nhiên, những nỗ lực của bà như “muối đổ biển”. Sau hàng loạt thất bại của mình, bà May đã không đạt được sự tín nhiệm và phải tuyên bố từ chức.
TRÚC LINH
Theo CADN
Thủ tướng Anh Theresa May từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 7-6 đã chính thức rút lui khỏi vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, qua đó mở đường cho cuộc đua tìm người kế nhiệm thay bà hoàn tất tiến trình đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh Getty Images.
Người phát ngôn của Thủ tướng May đưa ra tuyên bố trên ngày 7-6, ngày bà sẽ chính thức từ chức người đứng đầu đảng Bảo thủ cầm quyền, song vẫn tiếp tục giữ cương vị thủ tướng cho đến khi đảng Bảo thủ bầu chọn được nhà lãnh đạo mới.
Phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn của Thủ tướng May nói: "Trong thời gian tại nhiệm còn lại, Thủ tướng May sẽ xây dựng một chương trình nghị sự đối nội mà bà đặt làm trọng tâm trong nhiệm kỳ của mình."
Theo người phát ngôn trên, Thủ tướng May sẽ trao đổi thư về vấn đề này với chủ tịch Ủy ban 1922 gồm các nghị sỹ đảng Bảo thủ vào chiều cùng ngày.
Bà May trở thành nữ thủ tướng Anh sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 mà trong đó đa số người Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit. Trong suốt 3 năm nắm quyền, bà đã nỗ lực lên kế hoạch để Brexit có thể diễn ra trong thuận lợi, tuy nhiên, lại vấp phải nhiều rào cản lớn từ Quốc hội, khiến Brexit gặp nhiều chông gai.
Ngày 24-5 vừa qua, bà thông báo kế hoạch từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ sau khi không thể thuyết phục các nghị sỹ ủng hộ thỏa thuận Brexit mà bà đạt được với EU hồi cuối năm ngoái.
Hiện nay, có ít nhất hơn 10 ứng viên ông khai ý định tham gia chạy đua vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền, đồng nghĩa với ghế Thủ tướng Anh. Tổng cộng 313 nghị sỹ Bảo thủ tại Hạ viện Anh sẽ lựa chọn lấy 2 ứng cử viên cuối cùng trong danh sách rút gọn.
Duy Tiến
Theo CAND
Đề xuất 'gia hạn linh động' của EC cho phép Anh rời EU vào ngày 1/7 Đề xuất của Chủ tịch EC chấp nhận trì hoãn Brexit tới 1 năm sẽ cho phép Vương quốc Anh rời khối này vào ngày 1/7, nếu tới thời điểm đó Quốc hội Anh phê chuẩn thỏa thuận "ly hôn." (Nguồn: Politico.eu) Reuters đưa tin, một quan chức cấp cao EU ngày 5/4 cho biết đề xuất của Chủ tịch Hội đồng châu...