Bà Thảo mất hơn 3 nghìn tỷ, ông Quyết ngậm ngùi nhìn ROS xuống dưới mệnh giá
Thị trường chứng khoán giảm điểm rất mạnh trong hai phiên giao dịch đầu tiên của năm Canh Tý 2020 khi các nhà đầu tư bán tháo do lo ngại trước những diễn biến tiêu cực của dịch Corona tại Trung Quốc, Việt Nam cũng như các nước khác.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 22,96 điểm (-2,39%) xuống 936,62 điểm. Bên bán đã hoàn toàn áp đảo bên mua trong phiên hôm nay khiến một loạt các cổ phiếu thuộc nhóm trụ cột chìm trong sắc đỏ như VNM (-6,9%), GAS (-6%), VJC (-7%), BID (-2,3%), TCB (-5,7%), SAB (-2,8%), HPG (-4,7%), VRE (-2,9%), VCB (-0,2%), VIC (-0,1%)… đã khiến thị trường giảm mạnh.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dược phẩm và y tế tiếp tục thu hút được dòng tiền và đồng loạt tăng trần như AMV ( 10%), DVN ( 14,4%), IMP ( 6,8%), DBD ( 4,5%), DHT ( 9,9%), JVC ( 6,8%)…
Sau hai phiên giao dịch đầu tiên kể từ sau kỳ nghỉ kéo dài, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là người “đen đủi” nhất khi vừa trải qua hai phiên kinh hoàng.
Cụ thể, sau hai phiên giao dịch, giá cổ phiếu HDB của HDBank giảm 6,89% và VJC của Vietjet Air giảm 11,12%. Đỉnh điểm là phiên cuối tuần, VJC giảm sàn và đóng cửa ở mức giá 130.200 đồng/cp.
Mức giá trên khiến tài sản của nữ CEO hãng hàng không Vietjet giảm mạnh 3.367 tỷ đồng chỉ sau hai ngày sau kỳ nghỉ Tết. Hiện tổng tài sản của madame Thảo còn 27.298 tỷ đồng.
Trong khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo mất hơn 3 nghìn tỷ đồng, ông Trịnh Văn Quyết ngậm ngùi nhìn cổ phiếu về dưới mệnh giá.
Video đang HOT
Mức giảm lớn thứ hai trong số các tỷ phú chứng khoán Việt là ông vua thép Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Sau hai phiên lần lượt giảm 1,7% và 3,4%, cổ phiếu HPG lùi về mức giá 65.500 đồng/cp.
Mức giảm này khiến tài sản của ông Trần Đình Long giảm theo 1.540 tỷ đồng, còn 16.870 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, “đau đầu” nhất có lẽ phải kể đến tỷ phú Trịnh Văn Quyết FLC. Trong khi còn đang bị bủa vây bởi những chỉ trích từ giới đầu tư về việc FLC mãi không về mệnh giá, phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1 chứng kiến cổ phiếu ROS lần đầu tiên xuống dưới mệnh giá, mức thấp nhất kể từ ngày ROS chào sàn.
Cụ thể, ROS đã giảm sàn trong ngày 31/1 và chính thức mất mốc mệnh giá, đóng cửa còn 9.330 đồng/cp. Trước đó, ROS “khai xuân” bằng một phiên giảm giá 2,9%.
Trong khi đó, cổ phiếu FLC cũng vừa trải qua hai phiên giảm giá liên tiếp lần lượt 5,9% và 4,1%, chỉ còn 3.980 đồng/cp và càng ngày càng xa mệnh giá.
Tính chung, hai phiên giao dịch vừa qua đã lấy đi của ông Quyết 367 tỷ đồng. Đến nay tài sản của ông chủ hãng bay Bamboo chỉ còn lại 3.500 tỷ đồng.
Cùng chịu chung cảnh cổ phiếu lao dốc, bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang cũng mất lần lượt 918 và 856 tỷ đồng chỉ sau hai phiên, chủ yếu do cổ phiếu MSN của Masan giảm giá 6,2% trong phiên khai xuân.
Hiện tại tài sản của Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh còn lại 13.238 tỷ đồng, tài sản của Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang còn 12.837 tỷ đồng.
Trong khi đó, người giàu nhất Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng mất tới 191 tỷ đồng dù cho cổ phiếu VIC của Vingroup chỉ giảm nhẹ 100 đồng (0,09%). Hiện tài sản của ông Vượng trị giá 220.000 tỷ đồng.
Hiền Anh
Theo Infornet.vn
Cổ phiếu giảm, hàng bán dưới giá vốn, FLC vẫn lãi 'khủng'
Lợi nhuận sau thuế quý IV/2019 của FLC đạt 590 tỷ đồng, tăng 108% so cùng kỳ năm trước dù doanh nghiệp kinh doanh dưới giá vốn.
Báo cáo tài chính quý IV/2019 hợp nhất của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC cho thấy doanh nghiệp của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đạt doanh thu thuần hơn 5.008 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh lên 5.376,4 tỷ đồng khiến FLC lỗ gộp 368,2 tỷ đồng.
FLC giảm sở hữu tại Bamboo Airways xuống 51%. (Ảnh: FLC)
Doanh thu tài chính trong kỳ của doanh nghiệp tăng lên gần 1.482 tỷ đồng do lãi tiền gửi và cho vay, lãi từ bán các khoản đầu tư.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của FLC tăng đáng kể so với cùng kỳ 2018, lần lượt là 190,7 tỷ đồng và 225,6 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dù kinh doanh dưới giá vốn nhưng FLC vẫn báo lãi trước và sau thuế đạt gần 505,9 tỷ đồng và 591 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm, FLC báo lãi sau thuế hơn 780 tỷ đồng, tăng 16%.
Theo giải trình của FLC, nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế gần gấp đôi so cùng kỳ do doanh thu hoạt động tài chính đột biến.
Thêm điểm lưu ý trên báo cáo là FLC ghi nhận góp vốn vào Bamboo Airways với tỷ lệ 51,11%, giảm mạnh so quý III.
Trên thị trường, mã FLC giao dịch mức 4.190 đồng/cổ phiếu, giảm 4,9% so phiên lền trước, tương đương mỗi cổ phiếu mất 220 đồng. Tính chung cả năm 2019 (1/1-31/12/2019), cổ phiếu FLC giảm 10,5%.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Nhóm người giàu nhất Việt Nam xuất hiện thêm nữ tỷ phú mới, tài sản hơn 3 nghìn tỷ Ngay sau khi chi ra hơn 2,2 nghìn tỷ đồng tiền mặt, bà Cao Thị Ngọc Sương chính thức góp mặt trong nhóm 20 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Bà Cao Thị Ngọc Sương, vợ ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc No Va (mã chứng khoán NVL) vừa thông báo đã mua xong hơn 39,51 triệu cổ...