Ba thách thức đón chờ Tổng thống đắc cử Iran
Ngày 19/6, thẩm phán theo đường lối bảo thủ Ebrahim Raisi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran với 64,2% phiếu bầu. Với một tổng thống mới lên cầm quyền, người dân Iran đang rất kỳ vọng sau một thời gian dài chìm trong khủng hoảng kinh tế và đại dịch COVID-19.
Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn nhận định của giới quan sát, hãng thông tấn Tân Hoa đã chỉ ra 3 thách thức lớn mà tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi sắp phải đối mặt khi chính thức nhậm chức vào tháng 8 tới.
Khủng hoảng kinh tế
Trong các cuộc tranh luận trên truyền hình trước ngày bỏ phiếu chính thức, tất cả các ứng cử viên đều đồng loạt chỉ rõ nguyên nhân đẩy nền kinh tế Iran sát bờ vực sụp đổ là do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đại dịch COVID-19.
Sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) vào năm 2015 kéo theo các lệnh trừng phạt từ phương Tây được dỡ bỏ, các quan chức chính phủ Iran cam kết tỷ lệ lạm phát sẽ được kiểm soát và tăng trưởng kinh tế được khôi phục. Tuy nhiên, hy vọng đó bắt đầu tan biến sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định đơn phương rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm 2018 và tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Một số nhà phân tích cho rằng Iran đã bỏ lỡ cơ hội thực hiện cải cách tiền tệ và ngân sách, thu hút đầu tư nước ngoài, khôi phục sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian duy trì thỏa thuận.
Theo nhật báo Financial Tribune số ra ngày 16/6, tỷ lệ thâm hụt ngân sách của nước này đạt mức 50%. Điều này có nghĩa là chi tiêu của Iran sẽ sớm vượt quá doanh thu ngân sách và sẽ làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ trong tương lai nếu như tình hình không được cải thiện.
Video đang HOT
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tỷ lệ lạm phát ở Iran sẽ tăng từ 36% năm ngoái lên 39% vào năm 2021 và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 10,8% lên 11,2%.
Chính trị bấp bênh
Khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận JCPOA 2015, Mỹ gần như thách thức tất cả các bên tham gia thỏa thuận, song Iran là bên hứng chịu hậu quả nặng nề nhất từ quyết định này.
Hiện các cuộc đàm phán giữa đại diện Iran và các nước P4 1 bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga vẫn đang diễn ra tại Vienna (Áo) với mục đích đưa các bên liên quan trở lại cam kết và thành lập một cơ chế giúp dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ lên quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này.
Mặc dù các bên khẳng định đàm phán đạt tiến triển song các cuộc đàm phán vẫn gặp phải những trở ngại có thể khiến quá trình khôi phục thỏa thuận ngay lập tức trở nên xa vời.
Trong khi đó, chính phủ mới có thể làm gián đoạn quá trình khôi phục mối quan hệ chiến lược với một số nước láng giềng của Iran.
Gần đây, Iran và Saudi Arab đã tham gia vào các cuộc đàm phán do Iraq làm trung gian nhằm xoa dịu căng thẳng và giải quyết các tranh chấp về ảnh hưởng chính trị ở Syria, Yemen và Iraq.
Đại dịch COVID-19 khó kiểm soát
Nhân viên y tế Iran phun thuốc khử khuẩn trên đường phố Tehran ngày 18/3/2020. Ảnh: New York Times
Nền kinh tế vốn đã thảm thương do lệnh trừng phạt của Mỹ giờ đây lại càng kiệt quệ do đại dịch COVID-19 hoành hành.
COVID-19 gây ra nhiều thiệt hại cho ngành y tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các gia đình. Quan trọng nhất là đại dịch còn tác động rất lớn đến xã hội và tâm lý của người dân.
Theo số liệu chính thức được công bố, Iran ghi nhận trên 3 triệu người mắc COVID-19, trong đó có ít nhất 82.000 trường hợp tử vong. Tính đến ngày 19/6, mới chỉ có 906.546 người hoàn thành 2 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia có gần 83 triệu dân.
Các nhà chức trách Iran cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ và sự chậm trễ trong việc vận chuyển các lô hàng vaccine là rào cản đối với chiến dịch tiêm chủng nước này.
Ứng viên đường lối bảo thủ Seyyed Raisi được bầu làm Tổng thống Iran
Ngày 19/6, ứng cử viên Seyyed Ebrahim Raisi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran.
Ứng cử viên Tổng thống Iran, ông Seyyed Ebrahim Raisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn nhà nước Iran đưa tin Chính phủ Iran đã tuyên bố ứng cử viên Seyyed Ebrahim Raisi là người chiến thắng và trở thành tổng thống tiếp theo của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Văn phòng Tổng thống Iran đã gửi lời chúc mừng tới ông Ebrahim Raisi. Ngoại trưởng Javad Zarif phát biểu trước báo giới nói rằng ông Ebrahim Raisi sẽ điều hành tốt chính phủ sau khi nhậm chức.
Truyền hình quốc gia Iran cũng đưa tin ông Raisi đã giành chiến thắng. Ứng cử viên Tổng thống theo đường lối cải cách ôn hòa của nước này Abdolnasser Hemmati cùng ngày đã gửi lời chúc mừng tới ông Ebrahim Raisi.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Jamal Orf cho biết có 28,6 triệu cử tri đi bầu. Với 90% số phiếu được kiểm, ông Ebrahim Raisi giành được 17,8 triệu phiếu bầu, bỏ xa người đứng thứ 2 là ông Mohsen Rezaei - người giành được 3,3 triệu phiếu bầu. Kết quả này là không thể đảo ngược và ông Ebrahim Raisi đã cầm chắc chiến thắng.
Thẩm phán có quan điểm bảo thủ Ebrahim Raisi, năm nay 60 tuổi và là một cố vấn thân cận của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, dự kiến tuyên thệ nhậm chức và kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani vào tháng 8 tới.
Giáo sĩ Hồi giáo Seyyed Ebrahim Raisi tranh cử tổng thống năm nay với khẩu hiệu "Chính quyền của dân, Iran hùng mạnh", đồng thời cam kết giải quyết vấn nạn tham nhũng trong chính phủ nước này. Êkíp tranh cử của ông Raisi cũng kêu gọi triển khai những biện pháp nhằm giải quyết tình trang đói nghèo, tạo công ăn việc làm và kiềm chế lạm phát.
Là một đồng minh thân cận của Giáo chủ Ali Khamenei, Tổng thống đắc cử Seyyed Raisi có thể khiến mối quan hệ vốn đang xấu đi giữa Tehran và Washington thêm phần phức tạp trong nhiệm kỳ 4 năm tới.
Tuy nhiên, ông là người có quan điểm ủng hộ việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký với các cường quốc thế giới hồi năm 2015 (tên đầy đủ là Kế hoạch hành động chung toàn diện - JCPOA), trong bối cảnh các cuộc đàm phán khôi phục thỏa thuận này đã diễn ra ở Vienne sau hơn 2 năm đổ vỡ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các cuộc đàm phán diễn ra tại Vienna của Ủy ban chung giám sát JCPOA, khởi động từ tháng 4 vừa qua, với sự tham gia của Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và EU, nhằm làm cầu nối giữa Tehran và Washington để đưa cả hai nước trở lại tuân thủ thỏa thuận.
Cuộc bầu cử Tổng thống Iran diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái nghiêm trọng trong những năm qua do sức tàn phá của các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt đối với Tehran.
Kinh tế Iran đã liên tiếp sụt giảm khi ghi nhận các mức giảm 6,8% trong năm 2018-2019 và giảm 6% năm 2020. Lạm phát đã tăng vọt và luôn đứng ở mức trên 45%, trong khi đồng nội tệ rial suy yếu mạnh so với đồng USD. Tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 11,2%. Sản lượng khai thác dầu thô và xuất khẩu dầu thô của Iran cũng giảm mạnh.
Bên cạnh các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn và thách thức, cuộc bầu cử Tổng thống Iran năm 2021 được kỳ vọng sẽ mang lại luồng sinh khí mới, giúp vực dậy nền kinh tế vốn đã điêu đứng do các lệnh trừng phạt quốc tế.
Doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi, lạc quan về tăng trưởng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) vừa có báo cáo kết quả khảo sát động thái DN vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong quý I/2021. Báo cáo nhận được sự tham gia của đông đảo DN trong vùng thuộc nhiều loại hình khác nhau và được lựa chọn ngẫu nhiên, không phân...