Bà Suu Kyi được Hạ viện bầu cố vấn nhà nước, bất chấp quân đội phản đối
Hạ viện Myanmar ngày 5.4 đã thông qua dự luật cho phép bà Aung San Suu Kyi giữ vị trí cố vấn nhà nước, bất chấp việc các nghị sĩ phe quân đội từ chối tham gia cuộc bỏ phiếu.
Các nghị sĩ quân đội phản đối dự luật cho phép bà Aung San Suu Kyi giữ vị trí cố vấn nhà nước – Ảnh: AFP
Theo dự luật, vị trí cố vấn nhà nước sẽ cho phép bà Suu Kyi có quyền hành ở cả cơ quan hành pháp và lập pháp của chính phủ. Dự thảo cho phép bà Suu Kyi, tân Ngoại trưởng kiêm Bộ trưởng văn phòng Tổng thống liên lạc với các bộ, vụ, tổ chức, hội và cá nhân để tham vấn, theo Tân Hoa xã.
“Khái niệm cố vấn nhà nước cũng là tên của dự luật, có nghĩa ông hay bà có thể thực hiện quyền ở cả khâu hành pháp và lập pháp. Điều này bị xem là vi hiến”, nghị sĩ đại diện quân đội, tướng Maung Maung nói, theo Reuters.
Ông này nhắc lại lo ngại được nhiều nghị sĩ quân đội khác đề cập trong cuộc họp hôm qua 4.4 rằng dự luật này là không hợp hiến.”Điều quan trọng phải đảm bảo dự luật phù hợp với hiến pháp”, ông nói tiếp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dự luật này đã được thông qua ở Hạ viện, nơi đảng cầm quyền NLD của bà Suu Kyi chiếm hơn 80% số ghế, bất chấp sự phản đối của quân đội. Dự luật này trước đó đã được Thượng viện Myanmar thông qua.
Reuters cho rằng việc thông qua dự luật này sẽ dẫn đến căng thẳng giữa quân đội và đảng NLD. Các nghị sĩ quân đội đã đồng loạt đứng lên phản đối dự luật được thông qua ở Hạ viện hôm nay.
Tân Ngoại trưởng Myanmar, bà Aung San Suu Kyi tại dinh tổng thống ở thủ đô Naypyidaw ngày 30.3.2016. Bà cũng vừa được Hạ viện biểu quyết thông qua vai trò cố vấn nhà nước ngày 5.4.2016 – Ảnh: AFP
Quân đội Myanmar đã từng ngăn cản bà Suu Kyi và đảng NLD của bà nắm quyền lãnh đạo đất nước dù đã giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổ chức cách đây hơn 15 năm. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử hồi năm 2015 đã mang lại chiến thắng lớn cho NLD, phía quân đội cam kết tạo điều kiện cho NLD điều hành đất nước.
Dự luật sẽ được tân Tổng thống Htin Kyaw, một người thân cận của bà Suu Kyi, ký ban hành thành luật sau khi được quốc hội lưỡng viện phê chuẩn.
Trong một diễn biến khác, trưa 5.4 bà Suu Kyi đã có buổi hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến thăm Myanmar. Đây là cuộc hội đàm đầu tiên của bà Suu Kyi với tư cách Ngoại trưởng Myanmar. Tuy nhiên cả phía Trung Quốc và Myanmar chưa đưa ra thông tin chính thức về cuộc hội đàm này, theo AFP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bà Suu Kyi từ bỏ 2 chức bộ trưởng
Tân Tổng thống Htin Kyaw ngày 4.4 trình quốc hội đề xuất giảm trọng trách cho bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh đảng NLD cầm quyền, theo Tân Hoa xã.
Bà Suu Kyi vẫn giữ chức ngoại trưởng và bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng chính phủ - Ảnh: Reuters
Cụ thể, tổng thống trình danh sách đề nghị bổ nhiệm 2 quan chức khác thay bà Suu Kyi giữ chức bộ trưởng giáo dục và bộ trưởng điện - năng lượng. Đây là 2 trong 4 cơ quan mà bà Suu Kyi được giao phụ trách theo kế hoạch ban đầu của NLD.
Như vậy, theo đề xuất mới, bà Suu Kyi vẫn giữ chức ngoại trưởng và bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ.
Giới quan sát nhận định đây có thể là bước lùi có chủ đích của chính phủ nhằm xoa dịu giới quân sự về dự luật thiết lập vị trí cố vấn nhà nước cho bà Suu Kyi. Dự luật này đã được Thượng viện thông qua, còn Hạ viện dự kiến sẽ bỏ phiếu trong hôm nay 5.4. Các nghị sĩ thuộc quân đội đã lên tiếng phản đối dự luật này vì cho rằng vi hiến và tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Quân đội Myanmar phản đối bà Suu Kyi giữ chức cố vấn nhà nước Thượng viện Myanmar ngày 1.4 thông qua một dự luật bổ nhiệm bà Aung San Suu Kyi làm cố vấn nhà nước, bất chấp sự phản đối gay gắt từ quân đội. Tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo NLD, đến Quốc hội tại thủ đô Naypyitaw ngày 30.3.2016 - Ảnh: Reuters Đảng cầm quyền Liên...