Bà Roberta Metsola tái đắc cử Chủ tịch Nghị viện châu Âu
Ngày 16/7, chính trị gia người Malta, bà Roberta Metsola đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) sau khi phiên họp nghị viện khóa mới khai mạc tại thành phố Strasbourg của Pháp.
Bà Roberta Metsola. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, bà Metsola giành được 562 phiếu bầu tại EP gồm 720 ghế, qua đó giành được đa số phiếu cần thiết sau khi các nhóm chính đảng lớn trong EP đã nhất trí ủng hộ chính trị gia này.
Theo đó, bà Metsola, 45 tuổi, thuộc đảng Nhân dân Châu Âu (EPP) trung hữu – nhóm chính trị lớn nhất trong EP với 188 ghế, sẽ giữ chức chủ tịch cơ quan lập pháp này thêm 2 năm rưỡi nữa.
Video đang HOT
Chiến thắng này đưa bà Metsola trở thành nữ chính khách đầu tiên đắc cử vị trí đứng đầu EP nhiệm kỳ thứ hai.
Tiết lộ về cam kết an ninh lâu dài của Liên minh châu Âu với Ukraine
Theo một tài liệu dự thảo, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra các cam kết hỗ trợ an ninh lâu dài cho Ukraine, đảm bảo cung cấp thêm vũ khí cũng như các viện trợ khác cho Kiev và giúp Kiev huấn luyện quân sự trong nhiều năm tới.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu, bà Roberta Metsola trong chuyến thăm Kiev ngày 09/5/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Trong bản tin phát ngày 14/5, hãng tin Reuters cho biết báo Welt am Sonntag của Đức là cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về tài liệu dự thảo này vào cuối tuần qua.
Tài liệu bao gồm những cam kết an ninh của EU đối với Ukraine và các quan chức EU hi vọng sẽ hoàn tất nóvào tháng 6 hoặc tháng 7 tới.
Theo tài liệu, nếu xảy ra "hành động xâm lược trong tương lai", EU và Ukraine sẽ tham vấn lẫn nhau trong vòng 24 giờ về nhu cầu của Kiev và "nhanh chóng xác định" các bước đi tiếp theo phù hợp với các cam kết.
Reuters cho biết thêm tài liệu nêu trên là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của các đối tác của Ukraine nhằm đưa ra những đảm bảo rằng họ sẽ sát cánh cùng Kiev trong thời gian dài, trước mắt là cuộc chiến chống lại Nga chưa có hồi kết và viễn cảnh Ukraine chưa thể trở thành thành viên EU hoặc NATO ngày lập tức.
Theo người phát ngôn đối ngoại của EU, ông Peter Stano, các cam kết sẽ "giúp Ukraine tự vệ lâu dài, ngăn chặn các hành động xâm lược và chống lại các nỗ lực gây bất ổn".
Kế hoạch của EU nhằm mục đích vừa trấn an Ukraine vừa "đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ cho Nga rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ (Ukraine) - bằng bất cứ điều gì cần thiết", ông Stano nói.
Theo Reuters, tài liệu dự thảo dài 10 trang, đề ngày 12/4 và hãng tin này đã được tiếp cận với nó. Tài liệu liệt kê 9 hình thức viện trợ an ninh và quốc phòng mà EU sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine, bao gồm vũ khí, huấn luyện binh lính, hợp tác công nghiệp quốc phòng và hỗ trợ rà phá bom mìn.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết thêm, các đại sứ từ 27 nước thành viên EU đã thảo luận về tài liệu này tại Brussels vào tháng trước và hiện nó là cơ sở để thảo luận với Ukraine.
Bên cạnh tài liệu chung của EU, trong những tháng gần đây đã có 8 đồng minh của Kiev, bao gồm Anh và các thành viên EU như Đức và Pháp, đã ký các thoả thuận an ninh riêng rẽ với Ukraine.
Các quan chức nhấn mạnh những thỏa thuận như vậy không giống với hiệp ước phòng thủ chung giữa các quốc gia NATO. Đúng hơn, họ chỉ cam kết cung cấp cho Ukraine vũ khí và các viện trợ khác để tăng cường an ninh của nước này và ngăn chặn bất kỳ cuộc xâm lược nào trong tương lai.
Tài liệu lưu ý rằng EU đã đồng ý cấp 5 tỷ euro (5,40 tỷ USD) cho quỹ viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm nay, nhưng không nêu cam kết tương tự trong những năm tới.
Còi báo động rền vang khi Tổng thống Ukraine và Chủ tịch Nghị viện châu Âu họp báo Cuộc họp báo giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Roberta Metsola đã bị cắt ngang bởi tiếng còi báo động không kích ở Kiev. Chủ tịch Nghị viện châu Âu, bà Roberta Metsola và Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky sau khi rời khỏi bục họp báo. Ảnh cắt từ clip của Reuters Ngày 9/5, nhân...