Bà Rịa – Vũng Tàu: Thống nhất phương án triển khai đầu tư 3 dự án lớn
Ngày 26/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã họp để xem xét, quyết định có cho triển khai tiếp hay không đối với ba dự án lớn của tỉnh là: Chỉnh trang kiến trúc cầu Cỏ May, Cảng tàu khách Côn Đảo và Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu. Đây là ba dự án đã phải tạm dừng trước đó do có nhiều ý kiến không đồng tình.
Về dự án chỉnh trang kiến trúc cầu Cỏ May, tháng 10/2019, Thường trực Tỉnh ủy đã có công văn yêu cầu UBND tỉnh tạm dừng dự án do có nguy cơ đội vốn lớn. Cụ thể tại thời điểm này, chủ đầu tư là BQL Dự án chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp tỉnh có tờ trình đề xuất nâng giá trị công trình lên 152 tỷ đồng, trong khi vào tháng 10/2017, HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương dự án Chỉnh trang kiến trúc cầu Cỏ May và UBND tỉnh có quyết định đầu tư dự án trên với số tiền 98,3 tỷ đồng.
Trước đó, BQL Dự án chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp tỉnh báo cáo cho biết, việc đội vốn dự án chủ yếu là do phần kết cấu khung thép mới, có cấu tạo đặc thù, chưa được Bộ Xây dựng ban hành định mức nên khi lập dự toán không sát với thực tế, đơn giá dự thầu đều vượt so với dự toán. Ngoài ra, còn có những bổ sung, điều chỉnh các hạng mục khác so với lúc phê duyệt chủ trương đầu tư.
Trên cơ sở các chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh, BQL Dự án chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp tỉnh trình 2 phương án: tiếp tục dự án với mức đội vốn 17% – tức 115 tỷ đồng hoặc là dừng dự án. Tuy nhiên, trước khi tạm dừng, dự án đã giải ngân gần 21 tỷ đồng, trong đó có tạm ứng cho gói thầu xây lắp là 15 tỷ đồng. Nếu dừng dự án thì sẽ thiệt hại phần khối lượng công việc đã thực hiện.
Sau khi nghe báo cáo của các sở, ngành liên quan và ý kiến thống nhất của các Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã đồng ý cho tiếp tục thực hiện dự án “Chỉnh trang kiến trúc cầu Cỏ May” với số tiền 115 tỷ đồng. Tuy nhiên, liên quan đến dự án này, Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo, xem xét làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, đơn vị liên quan trong việc tư vấn, tham mưu, thẩm định mức đầu tư dự án.
Về dự án Cảng tàu khách Côn Đảo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng quyết định cho tiếp tục triển khai dự án sau khi điều chỉnh thiết kế tổng mặt bằng và kiến trúc công trình nhưng vẫn phải giữ nguyên tổng mức đầu tư là hơn 158 tỷ đồng.
Dự án “Cảng tàu khách Côn Đảo” được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 6/2007 với tổng mức ban đầu là gần 57 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 3 lần điều chỉnh vào các năm 2009, 2011, 2013, tổng mức đầu tư đã tăng lên hơn 158 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai thi công xây dựng, công trình đã bộc lộ nhiều vấn đề về công năng, tính chất chưa hợp lý; phần quy hoạch, kiến trúc các cơ sở dịch vụ trên bờ được thiết kế chưa phù hợp. Cụ thể, các hạng mục công trình bố trí chưa phù hợp, che chắn tầm nhìn, ảnh hưởng mỹ quan.
Tại cuộc họp, chủ đầu tư và đơn vị chức năng đã báo cáo tiếp các phần việc, các thủ tục đã triển khai với tổng mức đầu tư không thay đổi. Về tiến độ, sau khi Sở KH-ĐT thẩm định phê duyệt dự án trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh dự án, chủ đầu tư sẽ tiến hành triển khai thiết kế, phê duyệt bản vẽ thi công và tiến hành thi công trong khoảng tháng 5 hoặc tháng 6/2020 và dự kiến tháng 12/2020 hoàn thành.
Đối với dự án “Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất tiếp tục đầu tư theo hình thức đầu tư công và sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao cho Bệnh viện Lê Lợi tiếp quản với chủ trương nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu lên thành Bệnh viện loại I.
Video đang HOT
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý đề xuất bổ sung cho Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu thêm 150 giường bệnh nữa để mở rộng các khoa phòng, nhà ở thân nhân và bếp ăn tình thương. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ giao UBND tỉnh chuẩn bị ngay các thủ tục để thúc đẩy đưa khu đất Bệnh viện Lê Lợi (sau khi chuyển về cơ sở mới là Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu) thành một bệnh viện hiện đại theo hình thức xã hội hóa.
Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu với quy mô 350 giường bệnh, được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng với mục đích thay thế Bệnh viện Lê Lợi đã xuống cấp và không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Tuy nhiên, tháng 6/2019, Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu có công văn đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nghiên cứu đề xuất chuyển dự án “Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu” sang mô hình hợp tác – công tư (đầu tư công-vận hành tư và do Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vận hành) với mong muốn nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân với chi phí thấp.
Do đó, dự án đã phải tạm dừng để nghiên cứu làm theo phương án hợp tác công – tư ( Lúc này, Bệnh viện đã hoàn thiện phần xây thô và đang triển khai gói mua sắm thiết bị). Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu mô hình “đầu tư công-vận hành tư” nhưng không tìm được cơ chế cho phép, áp dụng, Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã chấp thuận quay về phương án ban đầu.
Theo Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau khi Tỉnh ủy thống nhất quay lại phương án ban đầu, dự kiến, tháng 2/2021, Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu mới hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Dòng tiền âm, CTCP Bất động sản và đầu tư VRC có thật quyết mua cổ phiếu quỹ?
Phương án mua tối đa 20% cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ được CTCP Bất động sản và đầu tư VRC (mã chứng khoán VRC) xin ý kiến cổ đông thông qua bằng văn bản mới đây khiến nhà đầu tư băn khoăn.
Ảnh Internet
Phương án mua cổ phiếu quỹ của VRC được đưa ra trong bối cảnh cổ phiếu này mất gần 80% giá trị sau 19 phiên giảm sàn liên tiếp, từ vùng giá 25.000 đồng/cổ phiếu về 5.800 đồng/cổ phiếu.
Mua cổ phiếu quỹ là hoạt động khá phổ biến của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán khi giá cổ phiếu giảm mạnh.
Việc này có tác động tức thời là trấn an tâm lý của giới đầu tư, tăng sức cầu để chặn đà giảm giá của cổ phiếu, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp và quyền lợi của cổ đông.
Về lâu dài, khoản cổ phiếu quỹ này như "của để dành" của doanh nghiệp, có thể bán ra thu lời khi cổ phiếu tăng giá. Dẫu vậy, kế hoạch mua cổ phiếu quỹ của VRC có nhiều điều khiến thị trường băn khoăn.
VRC vốn là doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau khi tái cơ cấu, Công ty chuyển sang hoạt động kinh doanh bất động sản, đầu tư và M&A, nhưng doanh thu vẫn chủ yếu đến từ bất động sản.
Năm 2017, mảng bất động sản (bất động sản đầu tư và bán đất nền) đóng góp 94,6% trong tổng doanh thu của Công ty; năm 2018, tỷ trọng này là 77,6% và năm 2019 là 93,4%. Vài năm trở lại đây, mảng kinh doanh cốt lõi của Công ty có dấu hiệu đi xuống.
Thậm chí, năm 2019, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính âm 2,72 tỷ đồng, nhưng Công ty vẫn có lãi nhờ vào hoạt động tài chính (trong năm, Công ty ghi nhận 32,18 tỷ đồng lợi nhuận tài chính, chủ yếu từ chuyển nhượng khoản đầu tư).
Tính tới 31/12/2019, tổng tài sản của VRC là 1.675,1 tỷ đồng; trong đó, chủ yếu là hàng tồn kho, với 1.132,5 tỷ đồng, chiếm 67,6% và 463 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên kết, chiếm 27,6% tổng tài sản.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, hàng tồn kho của VRC chủ yếu nằm ở các dự án bất động sản dở dang như Dự án Khu dân cư Nhơn ức, Phước Lộc - Nhà Bè (869,2 tỷ đồng); Dự án Khu dân cư ADC, Phú Mỹ (250,7 tỷ đồng) và dự án Khu dân cư Long An A (12,5 tỷ đồng).
Còn 463 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên kết chính là khoản đầu tư vào CTCP óng tàu và dịch vụ Cảng Mỹ Xuân, với tỷ lệ sở hữu là 46%.
ây là doanh nghiệp chủ sở hữu dự án cảng tổng hợp container rộng 50,3 ha, có khả năng tiếp nhận tàu hàng tải trọng 50.000 - 80.000 DWT, công suất hàng thông qua khoảng 10 - 12 triệu tấn/năm, hiện đang trong giai đoạn đầu tư.
Xem xét kỹ các dự án tồn kho của VRC, có thể thấy, doanh nghiệp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện Dự án Khu dân cư Nhơn ức.
Năm 2019, VRC đã đầu tư 869,2 tỷ đồng vào dự án này, tăng 315,2 tỷ đồng so với năm 2018; các dự án khác tăng không đáng kể và duy trì trong một thời gian dài bên cạnh đầu tư gián tiếp vào công ty liên kết.
Tổng vốn đã đầu tư vào hai dự án chính là Khu dân cư Nhơn ức và Cảng Mỹ Xuân lên tới 1.332,2 tỷ đồng.
ầu tư lớn, các dự án đang trong giai đoạn xây dựng nên dòng tiền hoạt động kinh doanh của Công ty liên tục âm: năm 2017 âm 81,2 tỷ đồng, năm 2018 âm 322 tỷ đồng và năm 2019 âm tiếp 355,3 tỷ đồng.
Doanh thu từ các hoạt động khác không đủ bù đắp dòng tiền, VRC phải liên tục phát hành tăng vốn bổ sung và tăng vay nợ. Cụ thể, năm 2017, Công ty phát hành tăng vốn thu về 390,3 tỷ đồng, năm 2019 vay ròng tăng thêm 276,8 tỷ đồng để bổ sung dòng tiền kinh doanh.
Quay trở lại câu chuyện VRC dự tính mua cổ phiếu quỹ, với vốn điều lệ hiện tại là 500 tỷ đồng, nếu thực hiện mua tối đa 20% cổ phiếu đang lưu hành, Công ty sẽ mua vào 10 triệu cổ phiếu. Với thị giá hiện tại là quanh vùng 7.000 đồng/cổ phiếu, VRC ước tính phải bỏ ra khoảng 70 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu này.
ây là con số đáng kể, xét trong bối cảnh dòng tiền kinh doanh của Công ty vẫn âm và Công ty đang phải lên kế hoạch thế chấp cổ phiếu của CTCP óng tàu và dịch vụ Cảng Mỹ Xuân để đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu của ADEC - công ty con của VRC (được VRC trình xin ý kiến cổ đông cùng với kế hoạch mua cổ phiếu quỹ).
Trên báo cáo tài chính quý IV/2019 của Công ty, giá trị khoản mục tiền và tương đương tiền chỉ có trên 14,4 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm.
Chưa rõ VRC sẽ huy động dòng tiền từ đâu để mua cổ phiếu quỹ, nhưng có một điều khá rõ ràng, sau khi thông tin mua cổ phiếu quỹ loang ra, thị giá cổ phiếu này đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp.
Phiên giao dịch cuối tuần qua (21/2), dù có sự điều chỉnh nhưng thị giá cổ phiếu VRC đứng ở mức 7.410 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 27% so với phiên 14/2.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Đề xuất đầu tư siêu dự án du lịch gần 500ha tái hiện thương cảng Vân Đồn Liên danh Công ty CP Liên Sơn và Công ty Cổ phần KDI vừa có buổi họp đề xuất với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh ý tưởng đầu tư một BĐS du lịch quy mô gần 500ha tại Vân Đồn. Liên danh nhà đầu tư trình bày ý tưởng quy hoạch dự án, ảnh: Báo Quảng Ninh Theo thông tin từ báo Quảng...