Bà Rịa-Vũng Tàu: Sẽ chi 6,6 tỷ đồng để di dời lồng bè ngoài vùng quy hoạch trên sông Dinh
Trước mắt vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1/2022 lãnh đạo TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ cho cưỡng chế, di dời 21 lồng bè trên sông Dinh thuộc phường Rạch Dừa để trả lại mặt sông thông thoáng.
Ngày 15/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu cho biết địa phương vừa làm việc với các phòng chuyên môn về việc rà soát, tổ chức cưỡng chế nuôi trồng thủy sản nằm ngoài quy hoạch trên sông Dinh thuộc phường Rạch Dừa (TP.Vũng Tàu).
Lực lượng chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã liên tục đến từng bè cá vận động các hộ dân di dời. Ảnh: Mạnh Khá
Theo báo cáo từ Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu, hiện nay trên địa bàn thành phố có 121 hộ nuôi trồng thủy hải sản nằm ngoài vùng quy hoạch đang thuộc diện di dời vào đúng khu vực quy hoạch để trả lại mặt sông, giúp tàu thuyền lưu thông qua lại dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Trong đó, các khu vực có lồng bè nằm ngoài vùng quy hoạch hiện đang tập trung nhiều ở sông Dinh đoạn phường Rạch Dừa và phường 12; xã Long Sơn; khu vực sông Rạng thuộc xã Long Sơn.
Trong năm nay, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã phê duyệt hỗ trợ hơn 6,6 tỷ đồng để thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các bè nuôi trồng thủy sản nằm ngoài vùng quy hoạch trên địa bàn TP Vũng Tàu.
Sắp tới, nhiều bè cá tại TP.Vũng Tàu thuộc diện phải cưỡng chế, di dời. Ảnh: Mạnh Khá
Cũng theo ông Thảnh, theo kế hoạch, dự kiến từ 27/12 này đến 4/1/2022, TP.Vũng Tàu sẽ cưỡng chế các trường hợp cố tình không di dời tại phường Rạch Dừa. Bởi mặc dù đã có nhiều cán bộ đến vận động di dời nhưng đến nay vẫn chỉ có 13 hộ tự nguyện cam kết sẽ thực hiện.
Có 5 trường hợp khác lại mới làm lồng bè trên sông và đã bị UBND phường Rạch Dừa lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
“Tới thời điểm này, phường Rạch Dừa vẫn còn 20 hộ với 21 lồng bè không tự giác di dời, không chấp hành quyết định cưỡng chế của UBND TP nên địa phương sẽ quyết định cưỡng chế, di dời số lồng bè nói trên.
Chúng tôi đã giao cho Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu thông báo đến từng hộ dân về việc cưỡng chế đồng thời yêu cầu trước thời điểm cưỡng chế phải di dời tài sản, vật nuôi và chịu hoàn toàn các chi phí. Trường hợp hộ dân tự nguyện di dời trước ngày 27/12 sẽ được hỗ trợ tháo dỡ, di dời”, ông Thảnh nói.
Bà Nguyễn Thị Ân, người thuộc diện phải di dời lồng bè cá nói rằng bà đã nhận được thông báo từ cơ quan chức năng về việc yêu cầu di dời để trả lại mặt sông. Bà Ân cho biết sẽ chấp nhận quyết định di dời nhưng mong muốn cơ quan chức năng cho thư thả để chuẩn bị kế hoạch và tự nguyện di dời sau Tết Nguyên đán.
Quảng Ngãi: Xử lý nước biển ven bờ có màu bất thường tại khu vực xã Bình Thạnh
Ngày 26/10, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền đã ký văn bản hỏa tốc đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan xử lý nước biển ven bờ tại khu vực xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn có màu bất thường.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn khẩn trương rà soát, thống kê tình hình quy hoạch, nuôi trồng thủy hải sản hiện nay tại khu vực; tình hình xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ven biển và dọc sông Trà Bồng.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn, các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan tiếp tục theo dõi diễn biến của vụ việc nước biển ven bờ tại khu vực xã Bình Thạnh có màu bất thường nêu trên, theo dõi giám sát tình hình xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của các cảng biển tại khu vực; báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý kịp thời.
Theo phản ánh của người dân địa phương, khoảng từ ngày 18/10, bà con phát hiện nước ở vùng biển xã Bình Thạnh, đột ngột đổi màu đen kịt, nổi lên trên từng đợt sóng là bọt nước màu vàng sẫm. Nước biển ở đây xuất hiện tình trạng này, nhưng không gây ngứa, không có hiện tượng cá chết. Trước đó, vào tháng 12/2019, biển Khe Hai cũng bị hiện tượng đổi màu này và kéo dài đến hai tuần mới hết.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn, nhận định ban đầu bằng mắt thường hiện trường nước biển khu vực này đổi màu, có thể do các loài tảo biển phân hủy bị sóng đánh trôi dạt vào bờ; do bùn, chất thải nuôi trồng thủy sản tích tụ từ sông Trà Bồng, khi biển động bị sóng đánh nổi lên mặt nước trôi dạt vào bờ.
Mưa lũ ở Nghệ An gây thiệt hại lớn, một người mất tích Trong 3 ngày qua, tại Nghệ An có mưa to. Mực nước các sông suối, hồ đập dâng cao, lũ thượng nguồn đổ về cộng với một số nhà máy thủy điện, thủy lợi xả lũ đã làm cho nhiều khu vực dân cư, đồng ruộng bị ngập sâu. Mưa lớn khiến nhiều diện tích nuôi trồng thủy hải sản của người dân...