Bà Rịa Vũng Tàu: Một ngày phát hiện hơn 400 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng
Ca nhiễm Covid-19 tại Bà Rịa – Vũng Tàu liên tục tăng cao. Lần đầu tiên, tỉnh này ghi nhận trên 500 ca nhiễm Covid-19, trong đó đến 430 trường hợp ở cộng đồng.
Ngày 21.11, Bà Rịa – Vũng Tàu đã ghi nhận 541 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 430 trường hợp ở cộng đồng.
Một gia đình ở P.Hắc Dịch, TX.Phú Mỹ có người cách ly y tế tại nhà. Ảnh NGUYỄN LONG
TP.Vũng Tàu và TX.Phú Mỹ là 2 địa phương có số ca nhiễm cao nhất. TP.Vũng Tàu ghi nhận 220 ca nhiễm Covid-19, trong đó có đến 202 ca cộng đồng. TX.Phú Mỹ có 129/183 ca nhiễm cộng đồng.
Bản tin Covid-19 ngày 21.11: Cả nước thêm 9.889 ca nhiễm mới | Dịch bệnh vẫn đang rất phức tạp
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ca mắc mới ghi nhận ở cộng đồng tăng nhanh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị các sở, ngành, địa phương cần đề cao cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.
Người dân khai báo y tế khi vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh NGUYỄN LONG
Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại nơi làm việc, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xét nghiệm sàng lọc định kỳ cho nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp.
Điều kiện nơi cách ly, điều trị F0
Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 25.11, Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện cách ly, điều trị F0 tại nhà, nơi làm việc.
Nhà ở riêng lẻ, phải có phòng cách ly riêng mới đáp ứng đủ điều kiện cách ly tại nhà . Ảnh NGUYỄN LONG
Theo đó, điều kiện cách ly tại nhà phải là nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập). Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nếu nhà có nhiều tầng thì sử dụng một tầng riêng biệt để thực hiện cách ly y tế.
Cạnh phòng cách ly y tế phải có một phòng riêng để nhân viên y tế thực hiện việc khám, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi sức khỏe. Phòng cách ly phải đảm bảo khép kín, có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân…
Chủ tịch UBND cấp xã phân công người thực hiện việc giám sát cách ly theo quy định; trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố phân công trạm y tế lưu động theo dõi việc điều trị tại nhà đối với người nhiễm theo quy định.
Doanh nghiệp được thiết lập nơi quản lý, điều trị công nhân, người lao động nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc là khu công nghiệp, nhà máy; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có số lượng người lao động từ 1.000 lao động trở lên, có bộ phận y tế cơ quan, trong đó có ít nhất 1 bác sĩ và 2 y sĩ.
Khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp sử dụng làm nơi cách ly F1 tại nơi làm việc, với điều kiện cơ sở vật chất theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có phòng cấp cứu với 2 giường cấp cứu, có trang thiết bị, thuốc thiết yếu và phương tiện vận chuyển.
Có một phòng riêng để nhân viên y tế thực hiện việc khám, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, theo dõi sức khỏe. Bảo đảm diện tích 300m 2 cho mỗi 100 giường bệnh, với nhiệt độ phòng thích hợp, thoáng mát, không dùng điều hòa trung tâm. Có các công trình phụ bảo đảm 1 phòng tắm, 1 nơi làm việc vệ sinh cho mỗi 10 giường bệnh.
Ngày 17/11: Có 9.849 ca mắc COVID-19, nhiều tỉnh thành tăng số mắc
Bản tin dịch COVID-19 ngày 17/11 của Bộ Y tế cho biết có 9.849 ca mắc COVID-19 tại 56 tỉnh, thành phố; TP HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu và Đắk Lắk tăng số mắc.
Trong ngày có 3.873 ca khỏi và 67 trường hợp tử vong.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam:
- Tính từ 16h ngày 16/11 đến 16h ngày 17/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.849 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 9.839 ca ghi nhận trong nước (tăng 198 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 4.956 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.337), Đồng Nai (664), Bình Dương (601), An Giang (527), Tiền Giang (526), Bình Thuận (489), Đồng Tháp (489), Bà Rịa - Vũng Tàu (428), Kiên Giang (396), Tây Ninh (376), Sóc Trăng (364), Bạc Liêu (323), Vĩnh Long (290), Cà Mau (233), Hà Nội (218), Bình Phước (217), Đắk Lắk (188), Bến Tre (180), Long An (153), Trà Vinh (152), Cần Thơ (145), Khánh Hòa (144), Hà Giang (134), Bắc Ninh (107), Thừa Thiên Huế (96), Hậu Giang (94), Bình Định (87), Hải Dương (81), Bắc Giang (79), Quảng Ninh (79), Nghệ An (77), Quảng Nam (70), Thái Bình (60), Nam Định (51), Đà Nẵng (37), Quảng Ngãi (36), Ninh Thuận (34), Đắk Nông (32), Quảng Bình (29), Thanh Hóa (29), Tuyên Quang (25), Ninh Bình (19), Hà Nam (18), Phú Thọ (17), Cao Bằng (16), Quảng Trị (15), Hà Tĩnh (14), Phú Yên (13), Hưng Yên (12), Vĩnh Phúc (11), Hải Phòng (7), Kon Tum (7), Hòa Bình (6), Thái Nguyên (3), Điện Biên (3), Lào Cai (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-307), Tiền Giang (-145), Cà Mau (-107).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh ( 154), Bà Rịa - Vũng Tàu ( 128), Đắk Lắk ( 100).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.831 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến tối ngày 17/11
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.055.246 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.709 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.050.185 ca, trong đó có 872.053 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (451.113), Bình Dương (245.321), Đồng Nai (79.926), Long An (36.925), Tiền Giang (21.951).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 3.873
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 874.870
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.338 ca, trong đó:
- Thở oxy qua mặt nạ: 2.960
- Thở oxy dòng cao HFNC: 847
- Thở máy không xâm lấn: 126
- Thở máy xâm lấn: 394
- ECMO: 11
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 16/11 đến 17h30 ngày 17/11 ghi nhận 67 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (26), Bình Dương (12), An Giang (7), Tây Ninh (4), Long An (4), Cần Thơ (3), Sóc Trăng (3), Bình Thuận (2), Bạc Liêu (2), Hà Nội (1), Vĩnh Long (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Tháp (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 82 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.337 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 113.507 xét nghiệm cho 280.186 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.466.573 mẫu cho 64.994.812 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 16/11 có 1.097.539 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 102.030.576 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 65.222.953 liều, tiêm mũi 2 là 36.807.623 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới:
- Cả thế giới có 255.253.045 ca nhiễm, trong đó 230.741.427 khỏi bệnh; 5.133.226 tử vong và 19.378.392 đang điều trị (78.222 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 180.790 ca, tử vong tăng 3.558 ca.
- Châu Âu tăng 156.429 ca; Bắc Mỹ tăng 891 ca; Nam Mỹ tăng 998 ca; châu Á tăng 20.675 ca; châu Phi tăng 15 ca; châu Đại Dương tăng 1.782 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 8.838 ca, trong đó: Thái Lan tăng 6.524 ca, Philippines tăng 1.190 ca, Campuchia tăng 51 ca, Lào tăng 1.073 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về kiểm điểm tiến độ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19.
- Bộ Y tế tổ chức họp hoàn thiện "Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện phong tỏa vung có dịch COVID-19".
- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
- Tỉnh Lâm Đồng: Kể từ 0 giờ ngày 18/11/2021, tỉnh Lâm Đồng sẽ áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà đối với những trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân COVID-19.
- Tỉnh Quảng Ninh: Nhằm giảm áp lực cho y tế tuyến tỉnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong quá trình di chuyển bệnh nhân, tỉnh Quảng Ninh đã kích hoạt hệ thống trạm y tế lưu động, phân tầng cách ly điều trị cho hệ thống bệnh viện tuyến dưới.
Dịch bùng phát trong KCN, Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu lập tổ y tế tại chỗ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các địa phương cùng với chủ đầu tư các KCN, cụm CN phải thành lập tổ y tế tại chỗ để xử trí ban đầu khi xảy ra ca nhiễm, nghi nhiễm COVID-19. Sau khi có nghị quyết mới của Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19, người dân đổ về Bà Rịa - Vũng...