Bà Rịa – Vũng Tàu dự thảo tiêu chí chọn nhà đầu tư khu nghỉ dưỡng Safari 628 ha
Vũng Tàu dự thảo tiêu chí chọn nhà đầu tư khu nghỉ dưỡng Safari 628 ha
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa chủ trì cuộc họp nghe Sở Du lịch báo cáo dự thảo tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng – Safari, huyện Xuyên Mộc. Dự án có diện tích 627,6 ha tại xã Bưng Riềng và xã Bình Châu.
Theo dự thảo, các tổ chức tham gia tuyển chọn thực hiện dự án phải đáp ứng nhiều điều kiện. Nhà đầu tư phải đảm bảo 100% nguồn vốn đầu tư dự án và ký quỹ để thực hiện dự án theo quy định; chứng minh năng lực tài chính của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư dự án; phải chứng minh năng lực và uy tín trong lĩnh vực phát triển dự án, có uy tín trên thị trường; có năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh liên quan đến động vật hoang dã…
Cũng theo dự thảo, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phải tuân thủ theo quy định của các luật Đấu thầu, Đầu tư, Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và cạnh tranh bình đẳng.
Theo kế hoạch, Safari được thực hiện đầu tư trong khoảng 7 năm kể từ ngày ký hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Tiến độ của các hạng mục thuộc dự án do nhà đầu tư đề xuất phù hợp với tổng tiến độ theo quy định. Thời gian hoạt động 50 năm, kể từ ngày nhà đầu tư được cấp thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện dự án.
Video đang HOT
Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng, vườn thú hoang dã Safari với các công trình như vườn thú hoang dã, khách sạn 5 sao, biệt thự du lịch cao cấp, công viên chuyên đề, quảng trường trung tâm, khu vui chơi giải trí tập trung, không gian sinh hoạt cộng đồng…
Sau khi nghe ý kiến của các thành viên tham dự họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Quốc cơ bản thống nhất với các tiêu chí nêu trên. Tuy nhiên, ông Quốc đề nghị Sở Du lịch tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo nêu trên, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Theo thông tin quy hoạch ban đầu, dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2005, đến năm 2009 có giấy chứng nhận đầu tư lần đầu. Với mục tiêu thiết kế, phát triển, quản lý vườn thú đẳng cấp quốc tế và đầu tư khu du du lịch tích hợp mang tầm quốc tế, dự án có diện tích khoảng 530 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Tuy nhiên, chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Vườn thú hoang dã Safari và Khu Du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu – Việt Nam (liên doanh Việt Nam – Hong Kong) đã không triển khai dự án theo cam kết. Do vậy, UBND tỉnh đã có văn bản chấm dứt hoạt động đồng thời đưa dự án này vào danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Vào cuối năm 2018, Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh cho biết có 4 đơn vị trong, ngoài nước gửi văn bản đề nghị được đầu tư.
Giữa năm 2019, liên doanh Tập đoàn Novaland và Công ty TNHH du lịch thương mại Á Đông Vidotour có nêu phương án đầu tư dự án và được Thường trực UBND tỉnh ủng hộ. Tại thời điểm đó, đại diện Novaland cho biết Safari Hồ Tràm dự kiến là một trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Hồ Tràm mà tập đoàn triển khai.
Mua bán khách sạn 5 sao hơn 350 triệu USD ở Việt Nam
Khối lượng giao dịch khách sạn của Việt Nam trong năm 2019 chiếm 17% khu vực Đông Nam Á, đạt 358 triệu USD.
Theo báo cáo về thị trường khách sạn của JLL, giao dịch chuyển nhượng khách sạn trong năm 2019 đạt 358 triệu USD (trên 8.200 tỷ đồng), chiếm 17% tổng giao dịch thị trường Đông Nam Á (SEA).
Đáng chú ý là 3 thương vụ mua bán khách sạn 5 sao là khách sạn Sheraton với quy mô 280 phòng tại Nha Trang, InterContinental Hanoi Westlake (318 phòng) và khu căn hộ dịch vụ Somerset Westlake Hanoi (90 phòng).
Thị trường khách sạn hạng sang Việt Nam được đánh giá vẫn tiềm năng với các nhà đầu tư quốc tế. TP.HCM là một trong những thị trường được tìm kiếm nhiều nhất ở Việt Nam nhưng không có nhiều cơ hội chuyển nhượng các dự án.
Tương tự, Hà Nội là một trong những thị trường đầu tư khách sạn tiềm năng trong năm 2019 và là một điểm đầu tư khách sạn hấp dẫn ở Việt Nam nhờ triển vọng về kinh tế và sự tăng trưởng ổn định của ngành du lịch.
Khách sạn 5 sao rao bán triệu đô
JLL cho hay, doanh thu ngành khách sạn tại Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ cao so với khu vực. Tại TP.HCM, công suất phòng giảm 3,2% so với cùng kỳ, doanh thu phòng bình quân vẫn tăng trưởng 0,7% nhờ vào mức tăng của giá phòng 5,4%.
Doanh thu phòng bình quân tại Hà Nội cũng ở mức khá cao, toàn thị trường ghi nhận mức tăng 7,4% hàng năm trong 5 năm vừa qua giai đoạn 2014-2019.
Đối với thị trường khách sạn TP.HCM, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc bộ phận Khách sạn Savills châu Á - Thái Bình Dương, cho hay, các khách sạn phụ thuộc vào khách du lịch nước ngoài đang gặp khó khăn, điều đáng mừng là doanh thu dịch vụ ăn uống đã phục hồi trở lại. Khách nội địa đang mang lại lợi ích lớn đối với thị trường nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, nguồn cung giảm mạnh. Toàn thị trường hiện có 84 dự án cung cấp khoảng 12.400 phòng, giảm 23% theo quý và theo năm đến từ việc đóng cửa tạm thời ở tất cả các phân khúc. Nhằm giảm thiểu chi phí vận hành, InterContinental Asiana Saigon và Norfork đã giảm nguồn cung và một số dịch vụ. Các chuỗi như Alagon, Silverland, A&Em và Liberty đã đóng một số chi nhánh và hướng khách hàng đến các dự án tiêu biểu.
Việc thị trường khách sạn tại Hà Nội và TP.HCM có phục hồi sớm được hay không phụ thuộc rất lớn vào khách du lịch nước ngoài. Theo dữ liệu của Cục Hàng không Việt Nam, để khắc phục tình trạng thiếu vắng khách du lịch lưu trú, từ tháng 6/2020, cơ quan này đã cho phép Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo tăng cường các chuyến bay nội địa. Đây sẽ là nguồn khách chủ yếu của các khách sạn tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh khác. Tuy nhiên, dịch Covid-16 tái bùng phát trong cộng đồng khiến lượng khách đi lại sẽ sụt giảm.
Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savills Hà Nội cho biết, trong nửa cuối năm 2020, hai khách sạn 5 sao, một khách sạn 4 sao và một khách sạn 3 sao cung cấp hơn 800 phòng sẽ đi vào hoạt động.
Từ năm 2021 đến năm 2022, tám dự án mới sẽ đóng góp thêm 1.550 phòng. Từ năm 2022 trở đi, 47 dự án cung cấp 8.500 phòng được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động. Phân khúc 5 sao sẽ chiếm ưu thế nguồn cung tương lai với 27 dự án với hơn 7.200 phòng, hầu hết nằm ở khu vực nội thành.
JLL cảnh báo, các nhà đầu tư cần đánh giá cẩn trọng về định vị và phân khúc kinh doanh của khách sạn trong bối cảnh nguồn cung phòng hiện hữu và tương lai. Tính toán điểm hòa vốn của công suất phòng và các yếu tố tăng trưởng có tính đến tiềm năng "bong bóng du lịch".
Dự báo sẽ có các giao dịch từ các chủ sở hữu nhiều loại hình bất động sản muốn thoái vốn khỏi khách sạn sau khi đã đánh giá các giải pháp tài chính ngắn hạn và giải pháp dòng tiền cho đến khi du cầu du lịch, khách sạn và doanh thu phục hồi.
Khách sạn Sheraton Đà Nẵng thua lỗ kỷ lục, âm vốn chủ sở hữu Dịch Covid-19 khiến khách sạn 5 sao Sheraton Đà Nẵng phải đóng cửa phần lớn thời gian trong quý II, đẩy doanh thu của doanh nghiệp chạm đáy, lỗ ròng tăng mạnh. Công ty Cổ phần Biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương là chủ sở hữu và trực tiếp vận hành khách sạn Sheraton Grand Danang Resort - một trong những...