Bà Rịa – Vũng Tàu: Dự kiến xây thành phố giáo dục quốc tế trên 4,45ha
Nằm trong danh mục cơ sở nhà đất bán đấu giá theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa -Vũng Tàu, tuy nhiên khu đất vàng có diện tích khoảng 4,45ha ở trung tâm TP có thể sẽ được triển khai xây dựng thành phố giáo dục quốc tế.
Theo cổng thông tin tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mới đây, UBND tỉnh đã có cuộc họp Thường trực UBND tỉnh để nghe Sở Tài chính báo cáo đề xuất phương án thu hồi, tiếp nhận bàn giao đất gắn liền với tài sản của cơ quan Đảng tại Cụm số 3 (TP Vũng Tàu).
Báo cáo của Sở Tài chính cho biết, kết quả rà soát đất đai, tài sản trên đất tại Cụm 3 cho thấy hầu hết là tài sản của Đảng do Văn phòng Tỉnh ủy quản lý, có diện tích khoảng 4,45ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó gồm các cơ quan như: Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường Chính trị (cũ), Hội trường Tỉnh ủy (hiện nay TP Vũng Tàu đang sử dụng làm hội trường Thành ủy), Trụ sở Đảng ủy khối cơ quan tỉnh (cũ), Trụ sở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp (cũ), Trụ sở Văn phòng Tỉnh ủy (cũ), Khu nhà ở công vụ do Văn phòng Tỉnh ủy quản lý, Trường mầm non 20/10 và 02 hộ dân đã được UBND TP Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chủ trương trước đây của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là tổ chức bán đấu giá các sơ sở này và đã được UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh mục cơ sở nhà đất bán đấu giá.
Tuy nhiên, ngày 6/7/2017, Thường trực Tỉnh ủy ban hành thông báo ủng hộ chủ trương đầu tư dự án thành phố giáo dục quốc tế và giao UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành địa phương thực hiện các thủ tục theo quy định. Các dự án đầu tư giáo dục – đào tạo thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích xã hội hóa đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 23/6/2017.
Mô hình dự án Thành phố giáo dục quốc tế.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 6/2018, Thường trực UBND tỉnh cũng đã có cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư tại Khu đất Cụm 3, TP Vũng Tàu. UBND tỉnh giao Sở Tài chính phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, UBND TP Vũng Tàu và các sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất phương án thu hồi, tiếp nhận bàn giao đất gắn liền với tài sản của cơ quan Đảng tại khu đất nêu trên.
Sau khi nghe Sở Tài chính báo cáo cùng ý kiến của các thành viên tham dự họp, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác, gồm: Sở Tài Chính, Văn phòng Tỉnh ủy, UBND TP Vũng Tàu, Sở Tài nguyên và Môi trường (do Sở Tài chính chủ trì) phối hợp với các đơn vị liên quan xác lập lại toàn bộ đất đai, tài sản và làm rõ đối tượng đang sử dụng đất tại Khu đất Cụm 3, TP Vũng Tàu; trên cơ sở đó xây dựng phương án thu hồi, tiếp nhận bàn giao đất gắn liền với tài sản của cơ quan Đảng tại khu đất này, đồng thời có kế hoạch di dời Trường mầm non 20/10 và các cơ quan khác (nếu có).
Dự án thành phố giáo dục quốc tế trên khu đất vàng khoảng 4,45ha do Tập đoàn Nguyễn Hoàng làm chủ đầu tư. Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, việc đầu tư cơ sở xã hội hóa tại Cụm 3 không đủ điều kiện cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, để đảm bảo chủ trương kêu gọi đầu tư xã hội hóa giáo dục của tỉnh được thực hiện, Sở đã có văn bản xin ý kiến hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai về trường hợp này.
Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh này cũng đề nghị UBND TP Vũng Tàu sớm hoàn chỉnh các thủ tục điều chỉnh quy hoạch TP, báo cáo UBND tỉnh để tỉnh đề xuất Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ.
Được biết, Dự án thành phố giáo dục quốc tế Vũng Tàu là một tổ hợp giáo dục từ Mầm non đến sau Đại học, với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Dự án có tổng diện tích khoảng 4,5ha, trong đó diện tích dành cho giáo dục là hơn 1,462ha, diện tích cây xanh và không gian mở là hơn 2,856ha.
Theo Reatimes
Hiệp hội BĐS hiến kế làm nhà giá bán 200 triệu đồng
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị tập trung phát triển chủ yếu là loại căn hộ nhà ở xã hội diện tích khoảng 30m2, với giá bán khoảng 200 triệu đồng. Và, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải có trách nhiệm đầu tư các khu nhà lưu trú cho công nhân, lao động.
Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP HCM đã có văn bản đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố.
HoREA dẫn chứng kinh nghiệm và bài học rút ra từ mô hình phát triển khu nhà ở an sinh xã hội với căn hộ diện tích 30m2, giá bán từ 100 - 200 triệu đồng/căn của tỉnh Bình Dương.
Ảnh minh họa.
HoREA cho biết quỹ đất của việc xây dựng nhà ở xã hội có thể có được thông qua việc điều chỉnh quy hoạch tại một số khu vực như tại Khu chế xuất Linh Trung I,II,III (326 ha), Khu công nghệ cao (913 ha, nhất là trong quy hoạch phát triển giai đoạn 2), Công viên phần mềm Quang Trung (43 ha), Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (647 ha; trong đó có khoảng 2/3 diện tích thuộc Bình Dương)...
Hiệp Hội cho rằng, thành phố có thể làm được khoảng 10.000 căn hộ nhà ở xã hội 30m2 có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn, nhưng sẽ chỉ có khoảng 10.000 người mua được loại nhà này chiếm khoảng 1% người có nhu cầu.
TP.HCM vẫn có thể làm khoảng 10.000 căn hộ nhà ở xã hội 30m2 (gồm 20m2 sàn và 10m2 gác lửng), có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn tại một số khu vực có điều kiện tương đồng như tỉnh Bình Dương.
Từ đó, Hiệp hội đề nghị tập trung phát triển chủ yếu là loại căn hộ nhà ở xã hội 1-2 phòng ngủ, diện tích khoảng 25-77m2, có giá bán khoảng 250-700 triệu đồng/căn.
Nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong cơ chế quản lí để phát triển loại hình nhà ở xã hội này, HoREA cho biết, theo báo cáo của Bộ Xây dựng thì lượng vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2018-2020 chỉ đáp ứng khoảng 13% so với yêu cầu.
HoREA kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi một số cơ chế, chính sách đang cản trở sự phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, căn hộ cho thuê giá rẻ. Hiệp hội đề nghị bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020.
Đồng thời, cơ quan này kiến nghị Chính phủ cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay ưu đãi theo quy định được vay tại 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước chỉ định. HoREA kiến nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn về cơ chế thu ngân sách, quản lý, sử dụng nguồn lực này để phát triển nhà ở xã hội của địa phương.
Để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, căn hộ cho thuê giá rẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, HoREA đề xuất cần tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.
Trước hết là sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất công của thành phố gồm đất nông trường (khoảng 6.000 ha); đất đang làm nhà xưởng sản xuất ô nhiễm tại các quận, huyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp; đất công được tạo lập trong quá trình quy hoạch các khu đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất...
Theo đó, HoREA đề nghị thành phố làm việc với các tỉnh thuộc vùng đô thị TP HCM để phối hợp phát triển các huyện giáp ranh như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An), Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai)... và chuyển các ngành sản xuất thâm dụng lao động (dệt may, da giày) về các tỉnh để cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại dân cư. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải có trách nhiệm đầu tư các khu nhà lưu trú cho công nhân, lao động.
Theo Danviet
Những bất ổn trên thị trường địa ốc Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa lên tiếng cảnh báo về thực trạng giảm tốc ở nhiều phân khúc nhà ở trong nửa đầu năm 2018. Dấu hiệu giảm tốc Cụ thể, trong hai quý đầu năm 2018, tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở của các dự án trên địa bàn TP HCM giảm đến 44,5%. Trong đó, phân...