Bà Rịa-Vũng Tàu chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng, bất động sản có lên cơn sốt?
Thông tin về việc chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng sẽ kéo nhiều nhà đầu tư bất động sản đến với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đẩy giá nhà đất ở đây lên từng ngày.
Ngày 13/4, ông Lê Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đã ký văn bản số 3477/UBND-VP về chấp thuận vị trí, mốc ranh giới khu đất tại Gò Đăng, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu để nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng sân bay mới. Quyết định này được ký theo đề nghị của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại văn bản số 584/SXD-QHKT.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận vị trí, phạm vi ranh giới làm cơ sở để nghiên cứu dự án sân bay Gò Găng với phía Đông Bắc giáp đường Vũng Tàu-Gò Găng-Long Sơn, phía Tây Nam giáp vịnh Gành Rái, phía Đông Nam giáp đường quy hoạch, phía Tây Bắc giáp sông Chà Và. Tổng diện tích của khu đất để nghiên cứu dự án sân bay Gò Găng rộng gần 250ha.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu.
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải liên hệ với các sở ngành và UBND TP Vũng Tàu tổ chức khảo sát, nghiên cứu dự án.
Dự án sân bay Gò Găng được quy hoạch xây dựng để phục vụ kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu tại phường 9, TP Vũng Tàu. Theo quy hoạch, cảng hàng không Vũng Tàu là cảng nội địa phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi nội vùng. Quy mô cảng đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II. Công suất cảng 100.000 hành khách và 500 tấn hàng hóa mỗi năm. Kinh phí xây sân bay mới khoảng 1 tỷ USD.
Hai phương án đầu tư được đưa ra là bán đất sân bay cũ để lấy kinh phí. Phương án thứ hai là đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư, nhà nước và tư nhân cùng làm) hoặc BOT (xây dựng kinh doanh chuyển giao). Với phương án thứ hai, nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện sân bay tại Gò Găng sau đó được khai thác, sử dụng quỹ đất sân bay hiện hữu để hoàn vốn hoặc được quyền khai thác sân bay trong một thời gian nhất định.
Liên quan đến việc xây dựng sân bay này, đầu tháng 10/2019, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc xem xét đề nghị của liên danh Tổng công ty Đầu tư Văn Phú-Invest và Công ty Cổ phần Đầu tư VCI, xin nghiên cứu lập quy hoạch và đầu tư sân bay Gò Găng. Nghiên cứu, lập quy hoạch và đề xuất dự án đầu tư tại khu đất sân bay cũ thuộc thành phố Vũng Tàu.
Video đang HOT
Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND TP Vũng Tàu và các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét để liên danh này được tiếp cận thông tin, nghiên cứu, lập quy hoạch, đề xuất ý tưởng đầu tư và tham mưu trình UBND tỉnh.
Trước đó, vào tháng 9/2018, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã làm việc với Công ty TNHH dự án Hồ Tràm (xã Lộc An, huyện Xuyên Mộc) về dự án xây dựng sân bay chuyên dùng, phục vụ các chuyến bay thuê chuyến chở khách đến Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm.
Như vậy, thời gian tới, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể sẽ đầu tư 2 sân bay là Hồ Tràm và Gò Găng, khoảng cách giữa 2 sân bay chưa tới 30km. Chưa kể, tỉnh này đã có sân bay Côn Đảo, bên cạnh đó còn có sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với khoảng khách chỉ 40km.
Theo các chuyên gia, thông tin về việc chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng sẽ kéo nhiều nhà đầu tư bất động sản đến với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp lớn mạnh tay rót vốn đầu tư các dự án nghỉ dưỡng khu vực ven biển cũng khiến giá nhà, đất ở đây nhích lên từng ngày.
Duy Quang
Bất động sản thời COVID-19: Cất tiền vào két chờ 'đáy'?
Nhiều nhà đầu tư bất động sản (BĐS) đang chờ "đáy" vì đoán dịch bệnh chỉ ngắn hạn, "đáy" sẽ xuất hiện, tuy nhiên, chuyên gia cho rằng nhu cầu BĐS thực sự vẫn rất lớn...
Sai lầm "dò đáy"
Anh Triệu Quang Phi từng trúng lớn khi "bắt đáy" thị trường BĐS 7 năm trước, cho rằng, đầu tư (BĐS) thời điểm sau dịch là một quyết định sáng suốt. Cũng từ kinh nghiệm trong quá khứ, anh Phi tin dịch Covid-19 sẽ khiến giá BĐS giảm mạnh, nhà đầu tư như anh chỉ cần kiên nhẫn ngồi chờ.
Đại diện một sàn BĐS tại Hà Nội cho biết, tâm lý "dò đáy" này của một số nhà đầu tư là có thật. "Họ đã chuẩn bị một lượng tiền lớn rút ra từ các kênh đầu tư khác, song vẫn rập rình chờ đáy xuống nữa vì tin rằng dịch bệnh còn dài", vị này nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, những nhà đầu tư như anh Phi có thể đang phạm sai lầm khi xác định sai bản chất 2 thời điểm. Cuộc khủng hoảng các năm 1997 - 1998 hay 2008 - 2009 thực chất bắt nguồn từ chính sách tiền tệ dễ dãi, cung tiền thiếu kiểm soát làm bong bóng đầu cơ BĐS phình to quá nhanh.
"Những lần trước nguyên nhân gây ra khủng hoảng đều do hệ thống ngân hàng phát triển quá nóng dẫn đến buông lỏng về quản lý rủi ro tín dụng, vay nợ để đầu tư BĐS quá dễ dàng khiến giá leo thang rất cao. Khi xảy ra khủng hoảng, bong bóng BĐS xì hơi, giá nhà đất rơi tự do", TS. Vũ Đình Ánh phân tích.
Cũng theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác, lịch sử những cuộc khủng hoảng trước sẽ không lặp lại. Thị trường tạm trầm lắng không phải do dòng tài chính quá dễ dàng dẫn đến vay nợ để đầu tư, cũng không phải do người mua thiếu phương tiện thanh toán hay niềm tin tiêu dùng sụt giảm như những gì từng xảy ra trong quá khứ. Lần này do sự chia cắt thị trường, dịch bệnh khiến nhiều người phải co lại với các nhu cầu thiết yếu, tạm thời gác lại nhu cầu mua nhà, dù để ở hay đầu tư.
"Vì thế việc nhiều người hy vọng BĐS xuống giá tương tự như trong các cuộc khủng hoảng trước đây là không có căn cứ", TS. Vũ Đình Ánh nói.
Đồng quan điểm, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng sẽ không có cái gọi là "đáy" BĐS. "Cung hiện nay còn đang thiếu hụt trong khi cầu vẫn rất lớn, chẳng có chủ đầu tư nào giảm giá cả, do đó không thể có đáy như nhiều người kỳ vọng", nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường phân tích.
Cho tiền vào đâu?
Từ những khác biệt căn bản về bối cảnh, các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư không nên tiếp tục "dò đáy" bởi giá BĐS hiện nay đã là giá trị thực, thị trường cơ bản lành mạnh. Nếu nhà đầu tư không hành động ngay bây giờ, sẽ không còn cơ hội nào tốt hơn.
Thị trường bất động sản đang xuống đáy?
Thậm chí, các chuyên gia đều nhận định, cú chững lần này chỉ là ngắn hạn và thị trường BĐS sẽ bật trở lại nhanh; nhất là sau khi doanh nghiệp BĐS được bổ sung vào danh sách các đối tượng được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ theo đề xuất của Bộ Tài chính.
"Thị trường chứng khoán đang hồi phục rất nhanh sau chuỗi ngày đỏ sàn vì dịch bệnh là một minh chứng rõ ràng", chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực dẫn chứng. "Không giống như các cuộc khủng hoảng lần trước, lần này chỉ cần dịch bệnh chấm dứt, mọi lĩnh vực có thể ngay lập tức trở lại guồng quay cũ."
Các chuyên gia cũng nêu thêm một lý do cho thấy hiện tại, thời cơ đang chín muồi mà nếu nhà đầu tư chậm chân, cơ hội vàng sẽ vụt mất - đó là tình trạng khan hiếm nguồn cung. Theo GS. Đặng Hùng Võ, năm 2019 ghi nhận sự sụt giảm lớn về nguồn cung BĐS khi tổng số dự án được phê duyệt chỉ bằng 20% so với năm 2018. Nguyên nhân chính do việc rà soát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước đối với các dự án.
Tình trạng cung không đủ cầu dự kiến sẽ còn kéo dài ít nhất sang năm 2021. Trong khi đó, để hoàn tất các thủ tục và triển khai một dự án thường doanh nghiệp phải mất tới 2 năm.
Bên cạnh đó, việc siết chặt tín dụng với BĐS theo Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung thêm gay gắt do doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn để phát triển dự án. Điều này sẽ đẩy giá BĐS lên cao trong thời gian tới.
"Với việc được nhận gói hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp BĐS cũng không có áp lực phải xả hàng để thu hồi vốn. Ngay cả trên thị trường thứ cấp cũng sẽ khó có tình trạng nhà đầu tư bán tháo để cắt lỗ như nhiều người hy vọng bởi tình thế hiện nay không có gì buộc họ phải làm thế", GS. Võ nhận định.
Chung quan điểm về thị trường thứ cấp, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, trái ngược với tình trạng phụ thuộc lớn vào vốn vay ngân hàng như trong quá khứ, nhà đầu tư sau nhiều lần mất tiền, giờ đã thận trọng hơn rất nhiều.
"Bây giờ người ta đầu tư chủ yếu bằng tiền tích lũy cá nhân, đồng nghĩa khả năng chịu đựng của họ cũng tốt hơn, lâu hơn khi thị trường biến động. Vì thế, đừng nên trông chờ vào nguồn hàng bán cắt lỗ", TS. Cấn Văn Lực nói.
Duy Bách
Quảng Bình tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư bất động sản Nhiều nhà đầu tư bất động sản đã kiến nghị lên giới chức tỉnh Quảng Bình nhằm tìm cách tháo gỡ vướng mắc. Trước tình hình này, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Xuân Quang đã có buổi đối thoại và đưa ra nhiều kết luận. Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo kết luận của...